3 Thời sự - Thứ Năm 8-5-2025 thoisu@phapluattp.vn Đ.MINH - N.THẢO Văn phòng Trung ương Đảng đã có kết luận phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 3-5 về tình hình, tiến độ thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp Theo nội dung kết luận, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp và các quy định pháp luật có liên quan để triển khai hiệu quả mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Thực hiện nghiêm kết luận của Bộ Chính trị về việc triệt để phân cấp, phân quyền từ Trung ương, bộ, ngành đến cấp tỉnh, cấp xã… Các cơ quan này cũng cần tăng cường phối hợp, thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương hoàn thành mục tiêu tăng trưởng, không để cản trở, ách tắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ủy Chính phủ cũng được giao lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng ủy Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, bố trí kinh phí, kịp thời chi trả chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định. Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Bộ Chính trị thông báo danh sách các cán bộ chủ trì theo Kết luận 150, làm cơ sở để các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư được phân công chỉ đạo triển khai, tham mưu Thường trực Ban Bí thư chủ trì làm việc với thường trực các Tỉnh ủy, Thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương. Bố trí, sắp xếp cán bộ theo đúng quy định Các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư theo phân công tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương thuộc diện hợp nhất triển khai thực hiện việc sáp nhập; thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu để bố trí, sắp xếp, sử dụng cán Chủ trương của Bộ Chính trị về dự kiến nhân sự chủ chốt ở địa phương Ban Tổ chức Trung ương được giao tham mưu để Thường trực Ban Bí thư chủ trì làm việc với thường trực các Tỉnh ủy, Thành ủy thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương. thực hiện 2 cấp Hiến pháp sửa đổi sẽ không quy định chi tiết tên gọi của từng loại đơn vị hành chính ở mỗi cấp như hiện nay. nội dung quan trọng nhằm thể chế hóa các định hướng lớn của Đảng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết việc sửa đổi nhằm đảm bảo phân định rõ thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, tinh gọn tổ chức bộ máy, đồng thời bảo đảm sự thống nhất, thông suốt và hiệu quả trong hoạt động hành chính từ Trung ương đến cơ sở. Dự thảo luật sửa đổi gồm 7 chương, 54 điều, trong đó kế thừa cơ bản nguyên tắc tổ chức và phân định thẩm quyền của luật hiện hành, đồng thời sửa đổi và bổ sung các quy định nhằm thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Bốn nhóm nội dung lớn được tập trung sửa đổi bao gồm: Thứ nhất, phân định ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Cấp tỉnh gồm tỉnh và TP trực thuộc Trung ương. Cấp xã gồm xã, phường và đặc khu (ở hải đảo). Đối với ĐVHC - kinh tế đặc biệt tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành do QH quyết định thành lập. Chính quyền cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND để đảm bảo tính thống nhất trong bộ máy hành chính. Thứ hai, về phân quyền, phân cấp, ủy quyền và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp: Cấp tỉnh được tăng cường thẩm quyền trong ban hành cơ chế, chính sách, quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư… Cấp xã được mở rộng quyền hạn, trong đó có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền. Chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho cấp xã, đặc biệt là tại các phường trong lĩnh vực quản lý, phát triển đô thị và tại các đặc khu nhằm tăng cường tính tự chủ. Thứ ba, về tổ chức chính quyền địa phương, đối với cấp tỉnh, giữ cơ cấu tổ chức như hiện hành, chỉ điều chỉnh tăng số lượng đại biểu HĐND cho phù hợp với việc sáp nhập các ĐVHC. Đối với cấp xã: HĐND cấp xã gồm hai ban (Pháp chế và Kinh tế - xã hội). UBND cấp xã có thể tổ chức các cơ quan chuyên môn hoặc bố trí các chức danh công chức chuyên trách để thực hiện quản lý ngành, lĩnh vực trên địa bàn. Thứ tư, về hiệu lực và tổ chức thực hiện: Dự kiến luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025. Vấn đề thứ tư “cực kỳ quan trọng”, theo bà Trà là giải quyết được tất cả vấn đề đang tồn tại của chính quyền địa phương ba cấp để chuyển giao cho chính quyền địa phương hai cấp. Bà Trà đánh giá rất nhiều vấn đề tồn tại thuộc về quy định của pháp luật hiện hành, nhất là các luật chuyên ngành, trong đó liên quan đến phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… bộ, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh quản lý theo đúng quy định và chỉ đạo của Bộ Chính trị. Cùng với đó, bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức, viên chức tại các sở, ban ngành; bảo đảm thực hiện tốt chế độ, chính sách; tạo sự đoàn kết, thống nhất, hạn chế phát sinh khiếu kiện, tâm tư trong cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy, các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và các Tỉnh ủy, Thành ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng và chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu theo Chỉ thị 45-CT-TW của Bộ Chính trị. Trong đó, lưu ý làm tốt việc xây dựng văn kiện và nhân sự ở những nơi sáp nhập, hợp nhất. Song song đó là làm tốt công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận 148/2025 của Bộ Chính trị về kết quả kiểm tra một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ gồm sắp xếp tổ chức; tổ chức Đại hội Đảng các cấp; phát triển kinh tế; đột phá phát triển khoa học công nghệ; chăm lo đời sống nhân dân theo tinh thần không để chậm trễ bất cứ công việc nào... Tại kết luận này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đồng ý chủ trương tiếp tục tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở y tế và giáo viên tại các trường phổ thông, mầm non trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao. “Bộ Nội vụ chủ động rà soát tổng thể nhu cầu sử dụng viên chức ngành giáo dục, y tế ở các địa phương; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tuyển dụng bảo đảm đúng quy định và đúng phạm vi số lượng biên chế được giao ngay từ năm học 2025-2026” - kết luận nêu.• Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 3-5 về tình hình, tiến độ thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Ảnh: TTXVN đó, mặc dù vẫn có khả năng lao động nhưng vẫn phải rời khỏi công vụ” - ông Đồng nói và kiến nghị bổ sung chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi rời khỏi bộ máy công vụ do tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải đánh giá vai trò kinh tế tư nhân trong tạo việc làm chưa được nhấn mạnh tương xứng; luật chưa nêu rõ khu vực tư nhân là động lực chính của tăng trưởng việc làm. Ông Khải đề xuất bổ sung nội dung “ưu tiên hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân là động lực chính trong tạo việc làm bền vững” tại khoản 1 Điều 4 dự thảo, nhằm nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân trong tạo việc làm bền vững và khẳng định cam kết của Nhà nước về môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. NHÓM PHÓNG VIÊN Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh). Ảnh: PHẠM THẮNG Tiêu điểm Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm hai điều. Điều 1 gồm tám khoản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về MTTQ VN và các tổ chức chính trị - xã hội, về ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương. Điều 2 gồm ba khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp. “Từ ngày 1-7, khi kết thúc hoạt động của cấp huyện, luật này có hiệu lực sẽ phải giải quyết tất cả vấn đề phát sinh đó. Cách thức là thực hiện phương thức ủy quyền lập pháp để giải quyết tất cả điểm nghẽn, khó khăn hiện nay đang nằm ở hơn 300 luật chuyên ngành” - vẫn lời bà Trà. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng QH ủy quyền cho Chính phủ để Chính phủ ban hành các nghị định triển khai thực hiện việc này thì mới kịp được nhưng sau hai năm phải sửa đổi toàn diện tất cả luật có liên quan. “Đây là một cuộc cách mạng, một tư duy đột phá của QH trong việc ủy quyền lập pháp. Đây cũng là thông lệ quốc tế, nhiều nước xử lý các vấn đề như thế này để tháo gỡ những điểm nghẽn, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia” - bà Trà nói thêm. Bà Trà đề nghị QH xem xét, cho ý kiến và thông qua dự án luật theo quy trình tại một kỳ họp, áp dụng thủ tục rút gọn.•
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==