6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 8-5-2025 phapluat@phapluattp.vn CHÂN LUẬN Là một luật sư (LS) tham gia bào chữa trong nhiều đại án, chứng kiến thực tiễn áp dụng pháp luật trong nhiều vụ án kinh tế, LS Trương Thanh Đức, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), trao đổi với Pháp Luật TP.HCM rằng: “Tình trạng hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính không phải là vấn đề mới, mà đã phát sinh đến mức khá phổ biến hơn 20 năm nay”. Phát huy tối đa nguồn lực của xã hội . Phóng viên: Thưa ông, trước Nghị quyết 68, chúng ta thấy việc áp dụng pháp luật theo hướng xử lý các hành vi vi phạm về dân sự, kinh tế trong một số trường hợp có vẻ nghiêng về biện pháp hình sự. + LS Trương Thanh Đức: Đúng thế, vì đó là cách nhanh nhất và dễ nhất để Nhà nước trừng trị, răn đe người vi phạm nhưng mặt trái của nó để lại không tốt và kéo dài. Đòi hỏi thực tế từ người dân cho đến các doanh nhân, doanh nghiệp (DN) là cần giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng hình sự hóa các vi phạm dân sự, kinh tế và hành chính. Việc này không những để tránh tình trạng oan sai không đáng có, mà quan trọng hơn là phát huy tối đa nguồn lực của xã hội, mọi khả năng của con người để đóng góp vào quá trình tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng và thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế - xã hội; mang lại hiệu quả, lợi ích cao nhất phục vụ con người song hành với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này cũng phù hợp với trường, hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh và bền vững”. Cơ sở chính trị - pháp lý cho vấn đề không hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực kinh tế, dân sự, tôi cho rằng rất mạnh mẽ và đầy đủ. Cần xem xét những quy định chưa hợp lý . Theo ông, từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử lý các hành vi vi phạm dân sự, kinh tế, hành chính hiện nay đặt ra những vấn đề gì cần xem xét sửa đổi? + Ranh giới giữa vi phạm dân sự, kinh tế, hành chính với vi phạm hình sự ngày càng phức tạp, đan xen, chồng lấn, khó phân biệt tách bạch và khó xử lý, nhất là trong bối cảnh đòi hỏi phải giữ vững kỷ cương pháp luật, xử lý kịp thời, nghiêm khắc hành vi vi phạm pháp luật. Tôi cho rằng có sự nhầm lẫn giữa dấu hiệu vi phạm dân sự, kinh tế, hành chính với dấu hiệu vi phạm hình sự. Thật khó phân biệt giữa lừa đảo trong thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng nhầm lẫn này. . Nếu nói về nhầm lẫn như vậy thì chắc hẳn chuyện các luật chồng chéo, nhiều cách hiểu khác nhau cũng là một nguyên nhân? + Luật pháp hiện nay chưa tạo ra được chuẩn mực rõ ràng và cách hiểu thống nhất, đúng đắn, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cách áp dụng không thống nhất, chưa có lợi hoàn toàn cho người vi phạm và dễ bị hình sự hóa. BLHS có nhiều quy định bất cập, trong đó có các quy định về tội lập quỹ trái phép, tội đầu cơ, tội làm hàng giả, tội lừa dối khách hàng, tội cho vay lãi nặng, tội về hoạt động ngân hàng… Hành vi sản xuất không đủ số lượng, chất lượng chịu tội sản xuất, buôn bán làm hàng giả cũng cần xem xét thấu đáo. Về áp dụng pháp luật cũng có nhiều điều phải suy nghĩ. Chẳng hạn, hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa thường bị xử phạt về tội sản xuất hàng giả có hợp lý không? Ngân hàng còn nguy cơ bị hình sự hóa cao hơn DN khác. Trong khi nền kinh tế có mức độ rủi ro cao, DN phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng thì việc cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh rủi ro đương nhiên phải chấp nhận rủi ro cao. Việc mất vốn của ngân hàng chủ yếu là do người vay vốn chiếm đoạt hoặc thua lỗ, thất thoát, không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhân viên ngân hàng lại phải chịu trách nhiêm hình sự về những sơ suất, sai Nghị quyết 68: Mở ra cơ hội chấm quan hệ kinh tế, dân sự phương châm ứng xử xưa nay là dụng nhân như dụng mộc hay đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. . Chúng tôi có tìm hiểu và nhận thấy yêu cầu không hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế đã được nhắc đến rất nhiều trong các nghị quyết. + Năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49 về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó đã yêu cầu “khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm”. Trong một số phát biểu của các lãnh đạo cũng đã yêu cầu “không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế”. Năm 2024, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết 41 về “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”. Rồi sau đó, Chính phủ cũng đã ban hành chương trình hành động của mình để thực hiện nghị quyết này. Mới đây nhất, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị cho thấy những tư tưởng, định hướng, chủ trương dứt khoát hơn về vấn đề này. Các nghị quyết đều nhấn mạnh “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng xử lý những người làm sai, vi phạm pháp luật để bảo vệ người làm đúng, tạo môi pháp luật hình sự với lừa dối trong pháp luật dân sự. Chẳng hạn, Điều 127 BLDS 2015 quy định rằng “khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. BLDS còn quy định rõ thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm. Thế nhưng suốt mấy chục năm qua, chỉ cần lừa dối từ 2 triệu đồng trở lên (thậm chí ít hơn nếu đã bị xử phạt hành chính hay đã có tiền án…) là đã đủ dấu hiệu định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Một doanh nhân lừa dối, lừa đảo 2 triệu đồng (thậm chí chỉ là việc tranh chấp hợp đồng chưa ngã ngũ) thì có đáng bị xem là tội phạm không? Nhiều tội phạm khác về kinh tế còn nguy cơ mù mờ hơn, vì đã lấy định lượng để quyết định thay vì định tính, tức dùng hình thức áp đặt bản chất. Nếu tuân thủ triệt để theo tinh thần của Nghị quyết 68 Bộ Chính trị, cùng với việc đang gấp rút sửa đổi BLHS Theo luật sư Trương Thanh Đức, Nghị quyết 68 khi được nhanh chóng thể chế hóa và thực thi nghiêm túc, kinh tế tư nhân sẽ bứt phá, trở thành động lực quan trọng giúp đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình. LTS: Thời gian qua, nhiều chuyên gia đã bàn về việc xây dựng một cơ chế, chính sách nhằm chống hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế; tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của doanh nghiệp và môi trường đầu tư. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 68/2025-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời với nguyên Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng xử lý những người làm sai, vi phạm pháp luật để bảo vệ người làm đúng, tạo môi trường, hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh và bền vững. Luật sư Trương Thanh Đức.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==