099-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 8-5-2025 phapluat@phapluattp.vn Việc phân định rạch ròi giữa trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính… là một bước tiến quan trọng trong luật pháp Việt Nam, giúp tránh tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Dù quy định này được ban hành tương đối muộn so với quốc tế nhưng nó phù hợp với thực tiễn, góp phần thu hút đầu tư và nâng cao niềm tin vào công lý. Nguyên tắc suy đoán vô tội là chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt. Trước đây, thực tế cho thấy không ít người bị coi là có tội ngay từ khi bị khởi tố, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân và hoạt động kinh doanh. Việc khẳng định nguyên tắc này sẽ tạo nên một môi trường pháp lý công bằng hơn, đồng thời tăng cường bảo vệ quyền con người. Đối với vấn đề tài sản, quy định phân biệt rõ tài sản hợp pháp và tài sản từ hành vi vi phạm mà có là hết sức cần thiết. Tài sản hợp pháp không nên bị xử lý tùy tiện ngay cả khi chủ sở hữu có vi phạm một phần. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho DN, nhà đầu tư. Nghị quyết 68-NQ/TW đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cách tiếp cận của Đảng đối với xử lý hình sự trong lĩnh vực kinh tế. Tinh thần cốt lõi của Nghị quyết 68 thể hiện sự cân bằng giữa yêu cầu bảo vệ pháp luật và thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tạo điều kiện cho DN phát triển bền vững ở nước ta. Trước hết, nghị quyết đã khẳng định rõ nguyên tắc phân định trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm. Đây là điểm đột phá khi Đảng đã định hướng ưu tiên áp dụng các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính trước khi cân nhắc đến xử lý hình sự. Đặc biệt, quy định “trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự” thể hiện rõ tinh thần không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Nguyên tắc này càng được củng cố khi nghị quyết đã nhấn mạnh việc không hồi tố các quy định của pháp luật để xử lý bất lợi cho DN, tạo sự an tâm cho các chủ thể kinh doanh trong hoạt động đầu tư, phát triển là hoàn toàn chính xác và tạo động lực mạnh mẽ cho các DN. Bên cạnh đó, Nghị quyết 68 còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN, doanh nhân trong quá trình tố tụng. Các quy định về việc niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ án phải tuân thủ nghiêm ngặt về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi để đảm bảo việc không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (đặc biệt là các doanh nhân, DN). Nguyên tắc suy đoán vô tội trong nghị quyết cũng được nhấn mạnh phải áp dụng trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án, đồng thời nghị quyết đưa ra yêu cầu sớm có kết luận đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hoạt động bình thường của DN là những điểm sáng, tạo tâm thế tự tin cho các doanh nhân, DN trong hoạt động kinh doanh của họ. Dưới những tư tưởng sáng suốt của Đảng trong kỷ nguyên mới, Nghị quyết 68 còn thể hiện sự tiến bộ vượt bậc khi phân biệt rõ trách nhiệm giữa pháp nhân và cá nhân trong DN. Việc phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản có được từ hành vi vi phạm pháp luật, cũng như phân định rõ tài sản, quyền, nghĩa vụ của DN với tài sản của cá nhân những người quản lý trong DN giúp tránh tình trạng xử lý vơ đũa cả nắm. Điều này tạo ra sự công bằng, minh bạch trong quá trình xử lý vi phạm, bảo vệ những giá trị hợp pháp mà DN đã tạo dựng, đồng thời không bỏ lọt hành vi vi phạm của cá nhân dưới danh nghĩa DN. Đối với thực tiễn phát triển kinh tế, nghị quyết mang lại những tác động tích cực khi tạo môi trường pháp lý ổn định, giảm thiểu rủi ro cho DN. DN và doanh nhân được tạo điều kiện chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại trước khi áp dụng biện pháp xử lý hình sự. Đồng thời, việc cho phép sử dụng hợp lý các biện pháp bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án nhưng giảm thiểu tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thể hiện cách tiếp cận cân bằng giữa yêu cầu điều tra và bảo vệ hoạt động kinh tế. Cuối cùng, nghị quyết đã thể hiện tinh thần cải cách mạnh mẽ trong cân bằng giữa xử lý vi phạm và bảo vệ môi trường kinh doanh. Khi buộc phải xử lý hình sự, Nghị quyết 68 ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước, coi đó là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp tiếp theo. Điều này không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo, mà còn hướng đến mục tiêu khắc phục thiệt hại, phục hồi trật tự kinh tế thay vì chỉ tập trung vào yếu tố trừng phạt. Nghị quyết yêu cầu đẩy nhanh việc kết luận đối với các vụ việc thiếu chứng cứ cũng góp phần giảm thiểu thời gian DN phải chịu áp lực tố tụng, sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo tôi, qua theo dõi các hoạt động chính trị, kinh tế, pháp luật nhiều năm, có thể thấy rằng Nghị quyết 68-NQ/TW thể hiện một bước tiến quan trọng trong tư duy pháp lý về xử lý hình sự trong lĩnh vực kinh tế, hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN, đồng thời đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Những giá trị tiến bộ này không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. dứt hình sự hóa Tiêu điểm Cắt bỏ phiền hà, tăng cường bảo vệ Thông điệp và tinh thần của Nghị quyết 68 là cắt bỏ phiền hà, cắt bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, triệt để tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân và DN. Các chính sách thể chế hóa nghị quyết sẽ hướng đến việc DN không phải hỏi cơ quan quản lý nhà nước là “tôi được phép làm việc này không?” mà chỉ phải hỏi hoặc soi xem “việc tôi làm có bị cấm không?”. Điều này dẫn đến hệ quả tốt là cơ quan nhà nước phải tư vấn cho DN tuân thủ tốt hơn quy trình thủ tục nếu có, xóa đi “vùng xám” trong luật pháp về đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, trong định hướng không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế thì chủ trương bảo đảm quyền tài sản của Nghị quyết 68 nếu được thể chế hóa, thực thi nghiêm thì sẽ giải tỏa được lo lắng cho DN trong quá trình đầu tư, kinh doanh nhỡ khi có sai sót, sai lầm. Từ trước đến nay, DN lo lắng nhất về rủi ro thể chế dẫn đến họ không dám làm, sợ có sai sót, sợ có sai lầm thì không có cơ hội làm lại. Nghị quyết 68 xác định phải tăng cường bảo vệ DN khi phân định rõ trách nhiệm hình sự với trách nhiệm dân sự, hành chính của các chủ thể trong DN, tách bạch quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân DN trong xử lý các vi phạm. Vì nhiều khi vi phạm của cá nhân không đại diện cho DN. Trong xử lý vi phạm cá nhân của DN thì điều đáng lo nhất là ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của cả DN đó. Một chủ tịch HĐQT, một tổng giám đốc vi phạm thì đó là vi phạm của cá nhân, vậy có lý do gì mà khi xử lý lại để cả DN đó phải bị ảnh hưởng, phải dừng hoạt động? Quan điểm trong Nghị quyết 68 là “trách nhiệm đến đâu thì xử lý đến đó, không thể có chuyện sai phạm rất nhỏ mà kê biên tất cả tài sản”. Sửa đổi luật pháp về DN sau đây có thể tăng cường luôn cơ chế chủ động sàng lọc. Chẳng hạn như quản trị công ty ở nước ngoài, khi HĐQT nhận thấy một thành viên có hành vi không đúng luật như tham nhũng, đưa hối lộ… thì có thể chủ động sa thải thành viên đó. Đại biểu Quốc hội PHAN ĐỨC HIẾU, Ủy ban Kinh tế - Tài chính phạm nhỏ, thứ yếu, không phải là yếu tố quyết định dẫn đến việc thất thoát. Việc xác định có hay không có tội đối với những sai sót của nhân viên nhiều khi là rất mơ hồ, không rõ ràng. Kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ bứt phá . Theo ông, cần làm gì để hạn chế và tiến tới triệt tiêu tình trạng hình sự hóa? + Nghị quyết 68 đã chỉ ra rất nhiều giải pháp cần thiết, cả về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Yêu cầu đầu tiên vẫn phải là sửa đổi các luật triệt để theo các định hướng của nghị quyết. Thực tế là từ năm 2021 đến nay, Chính phủ đã trình Quốc hội sửa nhiều luật, ban hành, sửa đổi nhiều nghị định. Cả nội dung và phương thức, cách thức sửa đổi các luật đều rất quan trọng trong việc hoàn thiện. Nếu luật pháp còn nhiều kẽ hở, lỗ hổng hay quá chặt chẽ, cứng nhắc, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu sự đồng bộ, thống nhất thì cũng đều dễ dẫn đến tình trạng vi phạm tràn lan. Và dù bất cập theo chiều hướng nào thì cũng đều tiếp tục dẫn tới nguy cơ hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính. Do đó, điều quan trọng nhất trong Nghị quyết 68 là luật pháp phải thông thoáng để thúc đẩy đầu tư, kinh doanh nhưng phải bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án. Nguyên tắc này nếu được thực thi nghiêm túc thì đương nhiên sẽ giảm thiểu việc hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế. Người dân và DN chỉ có thể an tâm đầu tư, kinh doanh khi không bất ngờ trở thành tội phạm nếu họ không cố tình phạm tội. . Luật pháp chỉ được thực thi nghiêm khi hệ thống luật, pháp luật được sửa đổi theo hướng minh bạch, chỉ có một cách hiểu? + Đúng vậy, phải bảo đảm nhận thức và áp dụng đúng pháp luật, mang lại công lý và sự công bằng đối với việc thực hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên thực tế. Cùng với đó, phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Nghiêm minh không đồng nghĩa với cứ phải xử lý hình sự. Nếu xử lý vi phạm không tâm phục, khẩu phục, không hướng tới mục tiêu lớn, không có tác dụng phòng ngừa, răn đe vi phạm thì thậm chí còn gián tiếp khuyến khích vi phạm. Trước đây, tôi luôn nghĩ đối với những vi phạm mang tính chất kinh tế thì cần phải ưu tiên cho việc xử lý, khắc phục hậu quả kinh tế, hạn chế xử lý hình sự. Kể cả khi buộc phải xử lý hình sự thì cũng ưu tiên việc phạt tiền và giảm nhiều hình phạt tù. Và điều rất mừng, Nghị quyết 68 đã rất dứt khoát, tắc “khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước”, sẽ là điểm tựa quan trọng để chấm dứt điều này. mạnh mẽ khẳng định những nguyên lý này. Rất có cơ sở để tin tưởng nhắc lại tinh thần của 67 năm trước trong một chỉ đạo của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng: “Người đáng bắt thì bắt, người bắt cũng được, không bắt cũng được thì không bắt”. Tôi muốn nói thêm một lần nữa: Khi Nghị quyết 68 được nhanh chóng thể chế hóa và thực thi nghiêm túc thì chắc chắn kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ bứt phá, trở thành động lực quan trọng nhất giúp đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình. . Xin cảm ơn ông.• Ý kiến TS NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia kinh tế: Bước tiến quan trọng ThS NGUYỄN ĐỨC HIẾU, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM): Đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==