10 kinhtedothi@phapluattp.vn Kinh tế - Thứ Bảy 10-5-2025 Sau gần 40 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ còn khiêm tốn, đến nay khu vực này đã vươn lên mạnh mẽ, với hơn 940.000 doanh nghiệp (DN) và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng tới 82% tổng số lao động xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kinh tế tư nhân vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn. Trước yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 68-NQ/ TW (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân, do Tổng Bí thư Tô Lâm ký. Đặc biệt, Nghị quyết 68 kỳ vọng sẽ có ít nhất 20 DN tư nhân đủ năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Pháp Luật TP.HCM đã có buổi trao đổi với ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (ảnh), về vấn đề này. Đột phá vô cùng lớn . Phóng viên: Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Ông đánh giá như thế nào về nghị quyết này? + Ông PhạmTấnCông: Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành có thể coi là sự đột phá vô cùng lớn và đây là điều mà cộng đồng DN trông đợi và kỳ vọng bấy lâu nay. Nghị quyết 68 cũng là một cú hích, truyền cảm hứng cho doanh nhân, DN và cho toàn xã hội để tất cả cùng đồng lòng huy Các doanh nghiệp tham gia Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025. Ảnh: QH Nghị quyết 68 đã có những cơ chế để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Ảnh: QUANG HUY động toàn bộ nguồn lực vào sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đổi mới tư duy, Nghị quyết 68 cũng đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Từ đó tạo thuận lợi để người dân và DN tích cực đưa dòng vốn, nguồn lực của mình vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự tăng tốc phát triển kinh tế hai con số của Việt Nam trong những năm tới. DN luôn có khát vọng phát triển nhưng thời gian vừa qua, chúng ta thấy đâu đó có sự chững lại kể cả dòng vốn đầu tư của các DN, cũng như vốn đầu tư từ người dân. Chưa bao giờ chúng ta thấy tiền gửi tiết kiệm cao như vậy, người dân cũng mua vàng, mua đô la, mua bất động sản nhiều như vậy… Và chính Nghị quyết 68 sẽ là chính sách, cơ chế gỡ những nút thắt này. Trước đây, sức dân đi vào nền kinh tế đã mạnh mẽ rồi nhưng sau khi Nghị quyết 68 được ban hành, tôi tin sức dân sẽ thực sự đi vào nền kinh tế một cách mạnh mẽ hơn nữa. . Theo ông, đâu là điểm đáng chú ý, đột phá nhất tại Nghị quyết 68 vừa ban hành? + Điểm lớn và đáng chú ý nhất của Nghị quyết 68 được Bộ Chính trị ban hành là chúng ta đã chính thức công nhận và đặt vị thế vai trò của kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Đây là sự thừa nhận và truyền cảm hứng cho DN tư nhân. Cộng với đó, nghị quyết đã có những cơ chế để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với những cải cách mạnh mẽ từ môi trường kinh doanh, cơ chế tạo nguồn vốn, huy động nguồn lực, phát triển nguồn nhân lực cho DN. Đặc biệt, trước đó Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về phát huy phát triển doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn mới, đã đặt ra yêu cầu đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn cho doanh nhân, DN phát triển, không hình sự hóa các hoạt động kinh tế bình thường. Thực ra, chúng ta không hình sự hóa, chỉ có điều là luật pháp, khuôn khổ pháp lý mà chúng ta xây dựng khá khắt khe, có thể vi phạm chỉ 10 triệu đồng hay 50 triệu đồng cũng đã là vi phạm luật hình sự và sẽ bị xử lý hình sự. Nhưng giờ, với chủ trương mới của Nghị quyết 68, không hình sự hóa các hoạt động kinh tế bình thường, chính là một điểm đột phá. Đây là một động thái cho thấy chúng ta đã cụ thể hóa các quan điểm của Đảng là ưu tiên xử lý các giao dịch kinh tế, các giao dịch dân sự bằng các biện pháp dân sự. Và nghị quyết cũng đề cập rất sâu vào vấn đề này để làm sao giúp doanh nhân, DN hào hứng, cảm thấy an tâm, an toàn cho bản thân và cho DN. Cùng với đó, những giải pháp đưa ra trong Nghị quyết 68 rất tổng thể và toàn diện. Vì vậy, tôi tin rằng Nghị quyết 68 sẽ là một “cú hích rất lớn”, truyền cảm hứng và khơi thông dòng chảy nguồn lực từ nhân dân, từ xã hội. Từ đó giúp nền kinh tế nước ta tăng tốc phát triển trong giai đoạn sắp tới. Nhận thức của từng cán bộ cũng phải thay đổi . Với những mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết 68 đã đề ra như phấn đấu có 20 DN tư nhân lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, theo ông, cần làm gì để đạt được mục tiêu này? + Đảng và Chính phủ đã đặt kinh tế tư nhân vào vị trí trung tâm, động lực quan trọng nhất, đấy là kỳ vọng của Nhà nước. Do đó, trách nhiệm của kinh tế tư nhân Lắng nghe ý kiến của doanh Nghị quyết 68 thành công Để đạt mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết 68 đã đề ra, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng doanh nghiệp tư nhân không nên chỉ dừng ở phát triển kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận mà còn cần xây dựng bản sắc riêng để khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế. MINH TRÚC Tôi cho rằng định hướng hiện nay của Đảng là tập trung tháo gỡ vướng mắc và cách tiếp cận hiện tại, thời gian tới thì thể chế sẽ không phải là cản trở nữa. Mà thể chế sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, đây rõ ràng là cách tiếp cận rất tham vọng và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bởi suy cho cùng thì các quy định pháp luật cũng là do chúng ta đặt ra, cho nên các quy định pháp luật phải theo hướng không tạo ra rào cản để đi tháo gỡ, mà phải xây dựng những quy định pháp luật bền vững, là bệ đỡ, tạo thuận lợi cho DN trong việc cạnh tranh với các nước trong khu vực. Có thể thấy những chính sách đã được ban hành như Nghị quyết 57, Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 đều theo hướng chính sách mang tính chất hỗ trợ. Chẳng hạn như hỗ trợ DN để phát triển khoa học công nghệ, hỗ trợ DN để tiếp cận vốn… Nghĩa là cách tiếp cận hiện nay là rất chủ động, rõ ràng là chúng ta đang chuyển đổi tư thế theo hướng chỉ lấy những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn để đi tháo gỡ sang việc thiết lập những khung khổ pháp lý tốt, thuận lợi, ưu việt, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam. Và theo tôi, hiện nay, khoảng cách từ nghị quyết đến chính sách cụ thể diễn ra rất nhanh. Cho nên để phát triển DN cần phản ứng chính sách thật nhanh, đây cũng là điều khác biệt trong việc thực hiện chính sách so với giai đoạn trước. Ông ĐẬU ANH TUẤN, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Thể chế sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==