2 Thời sự - Thứ Bảy 10-5-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Sáng 9-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Theo nghị trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi vào ngày 13-6 tới. Tại phiên thảo luận, các đại biểu dành nhiều sự quan tâm tới việc đánh thuế TTĐB đối với một số mặt hàng như nước giải khát có đường, xăng dầu và điều hòa nhiệt độ. Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã dành thời gian giải trình, làm rõ những nội dung mà đại biểu quan tâm. Rất khó đối với cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra Về việc đánh thuế TTĐB đối với một số mặt hàng như nước giải khát có đường, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay quá trình xây dựng dự thảo luật, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính nhận được rất nhiều ý kiến. Trong đó có những ý kiến đặt vấn đề đã cần thiết phải đánh thuế lúc này chưa? Ý kiến khác lại yêu cầu “phải đánh thuế càng nhanh càng tốt và càng nhiều càng tốt”. “Rất khó đối với cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói. Giải trình thêm sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói có “Từ thực tiễn thế giới và thực trạng của Việt Nam, cá nhân tôi nghĩ rằng đáng nhẽ phải đánh thuế sớm hơn... Không thể để thế hệ con em của chúng ta đến lúc béo phì, đến lúc bệnh rồi mới bàn” - theo ông Nguyễn Văn Thắng. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu các ý kiến về mức thuế và thời gian theo hướng giãn thời hạn áp và giảm tỉ lệ ở mức năm 2027 là 8%, năm 2028 là 10%. Góp ý vào dự luật, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) cho rằng phương án lùi thời gian đánh thuế suất với nước giải khát có đường tiêu chuẩn Việt Nam 5 g/100 ml mức 8%-10% đến 2027-2028 là quá chậm và quá thấp. “Hơn 21 triệu người Việt Nam trưởng thành mắc bệnh tim mạch, tương đương 1/4 dân số, trong đó 200.000 người chết mỗi năm vì bệnh không lây nhiễm. Hơn 5 triệu béo phì” - ông Hoàng Anh nói và cho rằng đồ uống có đường vốn không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường còn dẫn tới gia tăng khả năng ung thư, hiện chưa có thuốc đặc trị. “Nếu hôm nay không hành động, ngày mai chúng ta sẽ trả giá bằng ngân sách y tế, bằng năng suất lao động và bằng chính sinh mệnh của người dân” - ông Hoàng Anh nói và nhấn mạnh việc áp thuế đủ mạnh là một phần của cam kết phát triển bền vững mà Việt Nam đã tuyên bố với thế giới. Đại biểu Hoàng Anh kiến nghị không giảm thuế suất xuống 8% mà giữ mức 10% từ năm 2026 và 20% từ năm 2030, đồng thời bổ sung thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường như mô hình mà Thái Lan đang áp dụng. Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) thì đề nghị cân nhắc kỹ và có lộ trình hợp lý hơn khi áp thuế với nước ngọt. Theo ông, nước ngọt gây béo phì thì chưa chắc, bởi gây béo phì cho trẻ em hiện nay có nhiều loại sản phẩm khác chứ không phải nước ngọt. “Hiện giới trẻ rất mê trà sữa. Hàng quán bán tràn lan các thực phẩm ngọt, có đường chứ không chỉ riêng mấy loại nước giải khát” - ông Hòa nói. Cân nhắc điều hòa công suất từ 24.000 BTU trở lên mới phải chịu thuế TTĐB Liên quan đến đánh thuế đối với điều hòa nhiệt độ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay một số nước đã đánh thuế TTĐB đối với điều hòa nhiệt độ với hai lý do. Thứ nhất, liên quan đến tiết kiệm năng lượng; thứ hai, liên quan đến chất làm lạnh gây hại tới môi trường, gây hại đến tầng ozon. Theo ông Thắng, Việt Nam đã đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng này từ trước và hiện vẫn đang đánh thuế. Tuy nhiên, lần này sửa đổi, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã đưa vào dự thảo đề xuất đánh thuế đối với những mặt hàng điều hòa từ trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU. Các đại biểu tại phiên thảo luận sáng 9-5 về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Ảnh: PHẠM THẮNG Chiều 9-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm liên quan đến các quy định về tài sản số. Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết có ý kiến cho rằng cần xây dựng một khung pháp lý tài sản số quy định chi tiết các vấn đề cốt lõi, xác định ngay các nội dung phải thực hiện (quyền tài sản, quyền sở hữu, giao dịch, bảo mật, trách nhiệm, giải quyết tranh chấp, quản lý rủi ro)... Việc này vừa đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế, đồng thời thiết lập cơ chế quản lý, giám sát, phòng ngừa rủi ro. Ý kiến này cũng đề nghị làm rõ tài sản số có thể sử dụng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư hay không; làm rõ về nội hàm, tiêu chí phân loại tài sản số. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo luật đã quy định cụ thể hơn một số nội dung cốt lõi trong quản lý nhà nước về tài sản số. Những nội dung này bao gồm việc tạo lập, phát hành, lưu trữ, lưu ký, chuyển giao, xác lập quyền sở hữu tài sản số; quyền, nghĩa vụ của các bên đối với hoạt động có liên quan đến tài sản số. Ngoài ra, còn có các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; phòng, chống rửa tiền, khủng bố; thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tài sản số; điều kiện kinh doanh đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa; phát hành tài sản mã hóa... Nêu ý kiến góp ý, đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội, đánh giá quy định về tài sản số (Điều 49 dự thảo luật) là điểm mới, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra lâu nay. Quy định này phân loại tài sản số làm ba nhóm là tài sản ảo, tài sản mã hóa và các tài sản số khác. Về tiêu chí phân loại, khoản 1 Điều 50 dự thảo luật quy định tài sản số được phân loại theo một hoặc một số tiêu chí những căn cứ “rất rõ ràng” để cân nhắc việc đánh thuế đối với nước giải khát có đường theo hàm lượng là 5 g/100 ml như dự thảo luật. Cụ thể, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có báo cáo rất chi tiết, đối với các quốc gia; trong đó có khuyến cáo Việt Nam đang là một trong những quốc gia tiêu thụ nước đường ngày càng lớn và dẫn đến nguy cơ béo phì. “Theo thống kê hiện nay, lượng đường chúng ta tiêu thụ đã lên 46,5% đường tự do/ngày và phần lớn đến từ nước giải khát có đường, đây chính là nguyên nhân dẫn đến béo phì và thừa cân” - ông Thắng nói và cho biết WHO khuyến nghị tất cả các nước, trong đó có Việt Nam phải áp dụng thuế TTĐB tối thiểu là 20%. Ông Thắng thông tin thêm hiện có 107 quốc gia đã đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng này; còn tại ASEAN, có 7/11 quốc gia... người Việt đang sống chung với tiểu đường, 40% trẻ em thành thị mắc bệnh thừa cân, “Cá nhân tôi nghĩ rằng đáng nhẽ phải đánh thuế sớm hơn... Không thể để thế hệ con em của chúng ta đến lúc béo phì, đến lúc bệnh rồi mới bàn.” Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: QH Theo quy định hiện hành, xăng là loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Dự thảo luật sửa đổi lần này tiếp tục duy trì đối tượng chịu thuế này. Cho ý kiến, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) đề nghị bỏ xăng ra khỏi danh mục các loại hàng hóa chịu thuế TTĐB. Theo ông Giang, bản chất của thuế TTĐB là đánh vào mặt hàng xa xỉ nhằm điều tiết sản xuất, tiêu dùng. Tuy nhiên, xăng là mặt hàng thiết yếu cho đời sống người dân, là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, hiện đã chịu thuế bảo vệ môi trường. Việc áp thuế TTĐB với xăng vì cho rằng sẽ bảo vệ môi trường là chưa thuyết phục. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thông tin chúng ta đã đánh thuế với mặt hàng này từ năm 1998. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại COOP 26 về việc chúng ta phải giảm khí phát thải về 0 vào năm 2050. “Đây là một cam kết rất khó khăn đối với Việt Nam” - ông Thắng cho biết. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đánh giá ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, với những phương tiện giao thông như hiện nay, nếu tiếp tục không đánh thuế với xăng sẽ rất khó khăn để thay đổi hành vi. “Chúng ta mong muốn phải sử dụng xe điện, sử dụng hệ thống metro… thì chúng ta cần có nhiều giải pháp, trong đó có vấn đề liên quan đến xăng” - ông Thắng nói thêm. Xăng là mặt hàng thiết yếu thoisu@phapluattp.vn Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Vì Cần xây dựng khung pháp lý tài sản số quy định các vấn đề cốt lõi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng đến giờ mới xem xét đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường là đã muộn...
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==