6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Bảy 10-5-2025 kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, DN và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chứ c đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Đặc biệt, các quyền nêu trên được Nhà nước “công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết” (Điều 14). Ngoài ra, từ Điều 19 đến Điều 23 đã thể chế hóa một cơ chế tư pháp và tố tụng bảo đảm cho công dân nói chung và DN, doanh nhân tư nhân nói riêng có một không gian và hành lang pháp lý an toàn khi thực thi và hưởng thụ các quyền kinh tế và dân sự hiến định của mình, trong đó cốt lõi là nguyên tắc suy đoán vô tội (đã được cụ thể hóa trong hai BLHS và BLTTHS hiện hành). Nghị quyết 68 được DN và doanh nhân khu vực KTTN hoan nghênh trước hết là do đã khẳng định lại các đường lối, quan điểm đối với KTTN đã được hiến định. . Chủ trương, đường lối của Đảng đã được thể chế hóa bằng Hiến pháp, các luật. Vậy vì sao Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết 68? + Như đã nêu trên, ở Nghị quyết 68, những đường lối, quan điểm của Đảng đối với KTTN chẳng những được khẳng định lại mà còn được phát triển và nâng cao hơn, tạo ra một chuyển biến đột phá trong sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với KTTN. Nghị quyết 68 ra đời hết sức kịp thời và đúng lúc trước tình hình thế giới đã chuyển sang kỷ nguyên số của nhân loại, trong đó vai trò của KTTN cực kỳ quan trọng và không thể thay thế, thậm chí còn vượt lên các định chế nhà nước về sự năng nổ, sáng tạo, đột phá và tiên phong như đang diễn ra ở nhiều quốc gia như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi ở ASEAN. Kịp thời và đúng lúc còn là vì vừa qua, các quy định của Hiến pháp 2013 về KTTN chưa đi vào cuộc sống một cách triệt để như tinh thần của nghị quyết Đảng, cả trong nhận thức, trong thể chế hóa và trong thực thi. Chẳng hạn, Hiến pháp 2013 và Luật Đầu tư quy định người dân và DN được kinh doanh những ngành nghề luật không cấm. Thế nhưng mỗi khi DN bị thanh tra, kiểm tra, điều tra… câu hỏi thường trực họ nhận được là “Anh có được phép làm cái này không?”. Để làm được một dự án, đầu tư vào một lĩnh vực mới… cần rất nhiều loại giấy phép. Như vậy, dù không bị cấm đầu tư, kinh doanh nhưng DN, người dân lại bị các loại giấy phép con hạn chế quyền tự do kinh doanh. Ở Luật Đầu tư, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện dù đã được lược bỏ một số lần nhưng vẫn còn quá rộng. Tuy nhiên, điều đó cũng không quan trọng bằng phương thức quản lý hành chính, quan liêu khi thực hiện các thủ tục liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã làm chậm trễ các dự án, các ý tưởng đổi mới sáng tạo. Nức lòng cộng đồng doanh nhân . Theo ông, Nghị quyết 68 có thể giải quyết được những vấn đề ông vừa đề cập không? + Khi xác định KTTN là “một động lực quan trọng nhất”, Nghị quyết 68 đã mở ra nhiều cơ hội cải cách. Các nguyên tắc, phương châm, giải pháp để thực hiện được vai trò của KTTN đối với nền kinh tế quốc gia trong Nghị quyết 68 được thể hiện khác biệt so với một số nghị quyết khác. Ở Nghị quyết 68, ngay cả quan điểm chỉ đạo cũng rất rõ ràng, cụ thể, dứt khoát, ví dụ: “KTTN là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong…; cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, KTTN giữ CHÂN LUẬN Nhiều năm làm đại biểu Quốc hội (ĐBQH), kiến nghị nhiều giải pháp thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về kinh tế, luật sư Trương Trọng Nghĩa, từ thực tiễn của mình cho rằng: “Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành mới đây không chỉ đề cập đúng, trúng vấn đề mà còn giải tỏa những bức xúc bấy lâu nay của các doanh nghiệp (DN) và doanh nhân kinh tế tư nhân (KTTN)”. Kịp thời và đúng lúc . Phóng viên: Thưa ông, một nhận xét tổng quát, ông thấy Nghị quyết 68 về thúc đẩy KTTN ra đời có ý nghĩa gì? + ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (ảnh): Có thể nói Nghị quyết 68 là sự tiếp tục đường lối, quan điểm của Đảng về KTTN đã được hình thành và quyết định cách đây nhiều nhiệm kỳ. Nhưng ở Nghị quyết 68, những chủ trương, đường lối, quan điểm đã được mở rộng, phát triển và nâng cao hơn. Vì sao là tiếp tục? Vì một số quan điểm quan trọng nêu trong Nghị quyết 68 đã từng được nêu trong các nghị quyết trước đây của Đảng và đã được thể chế hóa ở đạo luật cao nhất của Việt Nam là Hiến pháp 2013. Ví dụ, tại Hiến pháp 2013, Điều 32 quy định: 1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong DN hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Điều 33: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều 51: Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần Nghị quyết 68 tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng các nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài ở Việt Nam và ngoài nước. Ảnh minh họa: THUẬN VĂN vai trò nòng cốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường… đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, vươn lên phát triển thịnh vượng”. Hay “tôn trọng DN, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế; bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, được tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm” và “Nhất quán nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và nhân dân về vị trí, vai trò của KTTN”. Đặc biệt, về nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết 68 còn cụ thể hơn nữa. Ví dụ: “Nhà nước kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ KTTN phát triển nhanh, bền vững, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trái với nguyên tắc thị trường; xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với DN cởi mở, thân thiện, đồng hành, liêm chính phục vụ, kiến tạo phát triển”. Nghị quyết yêu cầu chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm; sửa đổi Luật Phá sản, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục pháp lý, mở rộng phạm vi áp dụng chế tài phá sản rút gọn… Nghị quyết 68 ra đời hết sức kịp thời và đúng lúc trước tình hình thế giới đã chuyển sang kỷ nguyên số của nhân loại, trong đó vai trò của kinh tế tư nhân cực kỳ quan trọng và không thể thay thế. phapluat@phapluattp.vn Nghị quyết 68: Giải tỏa bức cho doanh nghiệp Cho đến nay, liên minh chính trị của Việt Nam cơ bản là công - nông - trí. Lực lượng doanh nhân có vai trò chưa đậm nét trong liên minh chính trị. Với Nghị quyết 68, tôi nghĩ vai trò của doanh nhân trước hết là trong MTTQ phải được nâng lên. Những doanh nhân đủ tâm - tầm - trí phải được tạo điều kiện tham gia quản lý nhà nước. Một chủ tịch tập đoàn có kinh nghiệm quản trị thành công trong 20 năm liệu có thể được bổ nhiệm làm thứ trưởng, bộ trưởng không? Việc này các nước trong ASEAN như Singapore, Thái Lan… đã thực hiện được. Dĩ nhiên, khi từ một doanh nhân chuyển sang làm chính khách đòi hỏi có sự hy sinh. Luật pháp sẽ có những quy định để bảo đảm tránh xung đột lợi ích, tránh lạm dụng quyền lực. Nếu có những định hướng như vậy, tôi tin rằng những chính khách kinh qua thời gian làm doanh nhân chắc chắn sẽ hiểu doanh nhân sâu hơn và sẽ đóng góp hiệu quả hơn cho quản trị kinh tế quốc gia. Điều này cũng phù hợp với tinh thần mà Nghị quyết 68 xác định doanh nhân là chiến sĩ, là tiên phong. Ngay tại Quốc hội của chúng ta hiện nay, cũng có nhiều đại diện của cộng đồng doanh nhân, có những đóng góp nhất định vào công tác lập pháp đối với các luật, nghị quyết mà các vị ấy có thực tiễn. ĐBQH TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA Doanh nhân cần được tham gia quản trị quốc gia sâu hơn Nghị quyết 68 không chỉ đề cập đúng, trúng vấn đề mà còn giải tỏa những bức xúc bấy lâu nay của các doanh nghiệp và doanh nhân kinh tế tư nhân.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==