101-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Bảy 10-5-2025 Đây là những điểm rất quan trọng. Bởi ngay như chế định phá sản, Việt Nam đã có luật phá sản hai thập niên nay nhưng thủ tục rất lâu và hiếm có những trường hợp nào được phá sản nhanh chóng. Trong khi đó, chế định phá sản đã được thực hiện ở nhiều quốc gia tiến bộ để DN hoặc cá nhân “làm lại cuộc đời mới” sau khi được giải thoát mọi công nợ. . Một điểm trong nghị quyết được DN hoan nghênh, chờ đợi và hy vọng là việc nghị quyết đưa ra định hướng chấm dứt tình trạng “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế - dân sự. + Đây chính là điểm giải tỏa được những bức xúc, áp lực bấy lâu nay đối với DN, doanh nhân nói chung và KTTN nói riêng. Việc ưu tiên sử dụng các biện pháp kinh tế, trường hợp có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự, không hồi tố các quy định bất lợi cho DN; các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng phải sớm có kết luận, tránh ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của DN, doanh nhân; bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án… đều là những câu chữ làm nức lòng cộng đồng DN, doanh nhân. Bởi thực tiễn, nhiều khi sau một quá trình điều tra, DN có được “đình chỉ” thì “chưa được vạ, má Triển khai đúng, kịp thời và đầy đủ những nội dung Nghị quyết 68 sẽ tạo ra những chuyển biến đột phá cho nền kinh tế đất nước trong thời gian tới. Ảnh: QUANG HUY đã sưng”, đã mất đi hết các cơ hội làm lại. Nguyên nhân tựu trung lại cũng là do các nguyên tắc không hình sự hóa các quan hệ dân sự - kinh tế, nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được tuân thủ nghiêm trong một số vụ án cụ thể. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn . Trong Nghị quyết 68 cũng có một điểm được đánh giá rất cao về niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức… Điều này phải chăng cũng xuất phát từ thực tiễn? + Đây là điểm cực kỳ quan trọng. Bởi hiện nay có một vài vụ án khi đã khởi tố là niêm phong, kê biên mở rộng gồm cả những tài sản không liên quan đến vụ án, tài sản của những người thân của bị can. Thậm chí, đôi khi chỉ một thông báo “tạm không giao dịch, dịch chuyển” tài sản cũng đã gây ra nhiều thiệt hại. Trong một số trường hợp, luật sư đã kiến nghị tháo gỡ và nhờ được tháo gỡ thì người thân của bị can mới có điều kiện tham gia khắc phục hậu quả. Nghị quyết 68 lần này nếu được thực thi triệt để sẽ khắc phục được những vấn đề này. Bên cạnh đó, Nghị quyết 68 cũng đề cập đến việc phải tăng cường các chế định giải quyết tranh chấp hợp đồng nhanh chóng, công bằng, khách quan và hiệu quả. Cùng với định hướng có cơ chế để xử lý các hợp đồng tồn tại nhiều năm thì việc nhấn mạnh về cơ chế trọng tài trong giải quyết tranh chấp cũng là điểm đáng chú ý. Bởi vì cho đến nay, Việt Nam đã sử dụng cả hai phương thức tòa án và ngoài tòa án để giải quyết các tranh chấp rất hiệu quả. Định hướng này là tiền đề cho việc sửa đổi Luật Trọng tài thương mại, Luật Luật sư tới đây để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. . Theo ông, tới đây việc kê biên, niêm phong, xử lý tài sản khi khởi tố vụ án liên quan đến kinh tế thì phải tuân theo những nguyên tắc nào? + Điều này đòi hỏi phải có sự tinh nhuệ của các cơ quan hữu quan, sự tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật về suy đoán vô tội. Nguyên tắc là cơ quan hữu quan phải thực thi các quy định của luật pháp nhằm có lợi cho dân, có lợi cho việc chứng minh bản chất của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tôi nhớ không lầm thì Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng chỉ đạo xử lý tội phạm theo hướng “người đáng bắt thì bắt, người bắt cũng được, không bắt cũng được thì không bắt”. Quan điểm này cũng được quy định cụ thể trong BLTTHS hiện hành. Doanh nhân, DN tư nhân mong đợi với Nghị quyết 68, nguyên tắc suy đoán vô tội và các biện pháp tư pháp tương ứng sẽ được áp dụng triệt để và thực tế bởi các ngành, các cấp hữu quan. Rà soát những quy định trái với tinh thần Nghị quyết 68 . Trong kỳ họp thứ 9 này, số lượng các luật được sửa đổi, bổ sung rất nhiều. Theo ông, trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật, Quốc hội có nên bãi bỏ các luật, nội dung không còn phù hợp trong các luật không? + Tôi cho rằng nghị quyết chung của kỳ họp nên giao cho Ủy ban Thường vụ và Chính phủ tập trung rà soát các nội dung pháp luật trái với tinh thần, định hướng của Nghị quyết 68 để tiến hành sửa đổi và có thông qua trong một kỳ họp bất thường, không nên để chậm trễ hơn. Theo chương trình thì kỳ họp 9 của Quốc hội sẽ thông qua Luật DN sửa đổi. Tôi đề nghị tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật DN phù hợp với Nghị quyết 68 và thông qua tại kỳ họp này. Nhiều doanh nhân nói rằng đọc nội dung của nghị quyết họ đã thấy tràn đầy niềm tin, hy vọng và cho rằng chỉ cần triển khai ngay, đúng và đầy đủ những nội dung đó là sẽ tạo ra chuyển biến đột phá tích cực cho nền kinh tế và cho đất nước. Chính phủ hiện nay đang gấp rút hoàn thiện nghị quyết trình Quốc hội nhằm triển khai Nghị quyết 68. Cử tri mong rằng nghị quyết của Quốc hội sẽ thể chế hóa một cách đầy đủ, cụ thể và có tính khả thi cao tinh thần và nội dung của Nghị quyết 68 và những chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội trong việc thực hiện khẩn trương và triệt để nghị quyết quan trọng mang tầm chiến lược này. Cũng cần nhấn mạnh là Nghị quyết 68 cũng được hoan nghênh bởi cộng đồng các nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài ở Việt Nam và ngoài nước, vì họ thấy rằng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiệm cận và đang bắt kịp những chuyển biến mạnh mẽ và nhanh chóng của thế giới trong kỷ nguyên mới của loài người, làm họ yên tâm và lạc quan hơn khi đầu tư vào Việt Nam. . Xin cảm ơn ông.• Nhiều doanh nhân nói rằng đọc nội dung của nghị quyết họ đã thấy tràn đầy niềm tin, hy vọng và cho rằng chỉ cần triển khai ngay, đúng và đầy đủ những nội dung đó là sẽ tạo ra chuyển biến đột phá tích cực cho nền kinh tế và cho đất nước. Đề xuất bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư Ngay sau khi Nghị quyết 68 được ban hành, chúng tôi đã gửi kiến nghị sửa đổi Luật Đầu tư năm 2020 đến Tổng Bí thư, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội theo hướng bãi bỏ toàn bộ quy định về thủ tục chấp thuận và điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước. Bởi hiện nay, hệ thống luật pháp chuyên ngành đã đảm bảo quản lý chặt chẽ việc đầu tư, quyền tự do kinh doanh của người dân, DN đã được hiến định và luật pháp bảo vệ. Hiến pháp 2013 và luật pháp hiện hành đã xác định người dân, DN được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Yêu cầu phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ cơ quan nhà nước trong nhiều trường hợp không những không cần thiết mà còn tạo thêm rào cản thủ tục, làm chậm trễ hoạt động kinh doanh chính đáng của người dân và DN. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư khiến DN mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt. Việc phải qua rất nhiều bước và rất nhiều cơ quan có liên quan để “xin chấp thuận chủ trương hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư”(chỉ mang tính chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô dự án) trước khi được chính thức triển khai dự án không tạo thêm giá trị quản lý đáng kể. Chúng tôi ước tính nếu bãi bỏ quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư với đối với các nhà đầu tư trong nước thì có thể cắt giảm được từ 30% đến 50% thủ tục hành chính theo yêu cầu “cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ pháp luật, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh” mà Tổng Bí thư đã đưa ra và Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 của Trung ương đã xác định. Ông NGUYỄN HỮU THẬP, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Tuyên Quang phapluat@phapluattp.vn xúc, áp lực lâu nay Để mọi người, mọi nhà thi đua làm giàu chính đáng Trong hai ngày 7 và 8-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tục tổ chức hai cuộc họp để triển khai Nghị quyết 68 và đã có những chỉ đạo quyết liệt, rõ ràng. Thủ tướng chỉ rõ phải có cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của KTTN; tạo xu thế, phong trào phát triển DN tư nhân, mọi người, mọi nhà thi đua khởi nghiệp, thi đua làm giàu chính đáng. Thủ tướng nhấn mạnh để người dân, DN yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cần cụ thể hóa nội dung trong Nghị quyết 68 về “tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm”; bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các DN, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại; Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự; trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo. Tiêu điểm

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==