101-2025

8 Đô thị - Thứ Bảy 10-5-2025 hướng xây dựng, phát triển các KCN thông minh, hiện đại với các KCN chuyên ngành phù hợp với định hướng của TP. Cũng theo Hepza, đơn vị này xây dựng chương trình kế hoạch, phương án chi tiết tổ chức thực hiện quy hoạch. Trong đó có lưu ý đến không gian phát triển công nghiệp được mở rộng thông qua kết nối vùng có tác động tương hỗ sau khi các KCN tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM để tăng cường tính liên kết vùng. Cần tính toán tới ngành nghề thu hút đầu tư Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Tấn Phong, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tân Thuận (KCX Tân Thuận), đánh giá cao đề án quy hoạch 14 KCN, cũng như những cởi mở của TP trong phát triển công nghiệp. Theo ông Phong, trong đề án quy hoạch KCX, KCN mới này, TP dự kiến tập trung thu hút nhiều dự án về THU HÀ Ngày 9-5, Ban quản lý các Khu chế xuất (KCX) và công nghiệp TP.HCM (Hepza) phối hợp cùng UBND huyện Bình Chánh tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và giải pháp thu hút đầu tư năm 2025. Chuyển đổi mô hình các khu công nghiệp Ông Phạm Thanh Trực, Phó Trưởng ban Hepza, cho biết ngày 31-12-2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định (QĐ) 1711 về phê duyệt quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có nội dung liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và phát triển các KCX, KCN trên địa bàn TP.HCM. Trong giai đoạn phát triển mới, đối với các KCN hiện hữu, TP định hướng giữ lại toàn bộ quỹ đất công nghiệp và chuyển đổi theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tiến hành tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời chuyển dịch nhanh những lĩnh vực công nghiệp, sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên, ít hàm lượng giá trị gia tăng sang sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Ông Trực thông tin Hepza đang phối hợp với các công ty phát triển hạ tầng KCX, KCN nghiên cứu, lập đề án chuyển đổi thí điểm tại năm KCX, KCN hiện hữu gồm: Tân Thuận, Hiệp Phước, Tân Bình, Cát Lái, Bình Chiểu. Năm KCN này có định hướng chuyển đổi sang mô hình KCN công nghệ cao, KCN sinh thái, KCN - đô thị - dịch vụ, trung tâm logistics. Đối với các KCN mới, TP định dự án rồi mới làm. Các KCN, KCX và ban quản lý cần phải xây dựng một khung tiêu chí cơ bản như khung về chỉ tiêu xanh, sạch, sinh thái..., thay vì quá chi tiết - vừa tốn thời gian vừa không phù hợp cho cụ thể các ngành nghề. Về ngân sách, ông Hoan cũng thông tin TP sẽ bố trí ngân sách cho các trung tâm công nghệ trên địa bàn, tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là sinh viên và các chuyên gia đầu ngành. Dự kiến nguồn lực tài chính dành cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo sẽ vào khoảng 360 tỉ đồng mỗi năm. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, ông Lê Văn Thinh, Trưởng ban Quản lý Hepza, cho biết sẽ hoàn thiện các thủ tục và điều kiện để thành lập các KCN mới theo quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành cũng như cấp phép đầu tư, xây dựng dự án...• công nghiệp cao, tuy nhiên ông cho rằng cần tính toán tới yếu tố ngành đó liệu có phục vụ số đông nhu cầu thị trường hay không. “Nếu ngành đó không phục vụ được thị trường, tôi e rằng khó thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, nếu đã muốn thu hút các ngành về công nghệ cao, điện tử... cũng phải tính toán tới việc dành quỹ đất để xây dựng các trường, trung tâm đào tạo về nguồn nhân lực chất lượng cao. Cần lưu tâm tới hạ tầng điện, giao thông, các vấn đề logistics...” - ông Phong đặt vấn đề. Ông Phan Minh Toàn Thư, Giám đốc Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc Chi nhánh TP.HCM, cũng khuyến nghị việc chọn đầu tư phải có chọn lọc. Theo đó, cần ưu tiên chọn lĩnh vực công nghệ sạch, công nghệ cao, thay vì các ngành thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường. Cũng trong vấn đề thu hút đầu tư, ông Võ Thanh Phong, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bày tỏ khi làm KCN, ai cũng muốn làm công nghệ cao, chế biến, chế tạo... nhưng khi chưa có cơ chế rõ ràng, nếu chỉ giới hạn một số ngành nghề nhất định thì rất khó kêu gọi đầu tư. Ưu tiên phát triển các ngành thân thiện với môi trường Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đề nghị Hepza tiếp thu các ý kiến góp ý của các đơn vị, nhất là vấn đề tăng cường các buổi đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp. Ông Hoan nhấn mạnh khi có quy hoạch cụ thể ở từng giai đoạn, tới giai đoạn nào Hepza cần mời doanh nghiệp tham dự đóng góp ý kiến trực tiếp. Từ đó, tổng hợp và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Cũng theo ông Hoan, sau thời gian dài phát triển, công nghiệp của TP cũng đã đến lúc phải thay đổi mạnh mẽ, theo chiều hướng hiện đại, xanh... để cạnh tranh với các địa phương và quốc gia khác. Chính vì thế, ông đề nghị các KCN hiện hữu phải tự thay đổi, không chờ đến khi kết thúc thời gian hoạt động Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: THU HÀ Sau thời gian dài phát triển, công nghiệp của TP cũng đã đến lúc phải thay đổi mạnh mẽ, theo chiều hướng hiện đại, xanh... để cạnh tranh với các địa phương và quốc gia khác. TP.HCM: Ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ xanh TP.HCM sẽ tập trung thu hút đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ xanh, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường. TP có chính sách hỗ trợ lãi suất khi vay đầu tư dự án thuộc một số lĩnh vực ưu tiên khoản vay trị giá 200 tỉ đồng trở xuống, thời gian vay là bảy năm. Các doanh nghiệp ở Khu công nghệ cao TP.HCM, khu công viên phần mềm Quang Trung và các khu công nghệ công nghiệp cao khác hoàn toàn có thể tiếp cận chính sách này. Ông NGUYỄN QUANG THANH, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM Tiêu điểm Cụ thể, hiện TP có bốn KCN đã được quy hoạch, đề xuất thành lập mới, từ trước khi ban hành QĐ 1711 bao gồm: Hiệp Phước giai đoạn 3 (500 ha), Vĩnh Lộc 3 (200 ha), Phạm Văn Hai I (379 ha), Phạm Văn Hai II (289 ha). Bên cạnh đó, có thêm 10 KCN mới được bổ sung quy hoạch theo QĐ 1711 gồm: An Phú (328 ha), Nhị Xuân (199 ha), Phạm Văn Hai III (238 ha), Lê Minh Xuân 4 (200 ha), Trung An (300 ha), Tân Phú Trung 2, 3 và 4 (tổng diện tích 600 ha), Bình Khánh 1 (300 ha) và Bình Khánh 2 (300 ha). TP.HCM dự kiến đầu tư 14 KCN mới với tổng diện tích 3.833 ha. Trong giai đoạn 2025-2027, đầu tư bốn KCN gồm Phạm Văn Hai I và II, Vĩnh Lộc 3, Nhị Xuân. Giai đoạn 2027-2030, đầu tư năm KCN gồm An Phú, Trung An, Lê Minh Xuân 4, Phạm Văn Hai III và Hiệp Phước 3. Giai đoạn 2030-2033 đầu tư thêm năm KCN gồm Tân Phú Trung 2, Tân Phú Trung 3 và 4, Bình Khánh 1 và 2. TP.HCM dự kiến đầu tư 14 khu công nghiệp mới Các đại biểu thảo luận về định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: THU HÀ Ngày 9-5, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, với tổng chiều dài nghiên cứu khoảng 144 km, tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 44.355 tỉ đồng. Theo phương án được đề xuất, điểm đầu tuyến kết nối với cao tốc Bắc - Nam phía đông qua Quảng Ngãi, điểm cuối kết nối với cao tốc Bắc - Nam phía tây qua Kon Tum. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc bốn làn xe, vận tốc thiết kế 80-100 km/giờ. Dự kiến dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 20262030. Ngân sách trung ương sẽ bố trí vốn cho phần xây lắp và các chi phí khác; các địa phương nơi tuyến đường đi qua sẽ chịu trách nhiệm bố trí vốn cho công tác giải phóng mặt bằng. Tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum được kỳ vọng sẽ là tuyến kết nối nhanh và ngắn nhất giữa miền Trung và Tây Nguyên, đồng thời đóng vai trò là trục giao thương chiến lược giữa khu vực Tây Nguyên với các khu kinh tế ven biển miền Trung và hệ thống cửa khẩu biên giới với Lào, Campuchia. NGUYỄN YÊN Đề xuất đầu tư 44.000 tỉ đồng làm cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==