SỐ 101 (7374) - Thứ Bảy 10-5-2025 TP.HCM: Ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ xanh CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn DÂN HIẾN ĐẤT MỞ ĐƯỜNG, PHỐ XÁ THÊNH THANG Tuyến đường gom Trường Chinh (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) chạy dọc đường sắt được người dân hiến đất mở rộng từ 2 m lên 5,5 m. Ảnh: TẤN VIỆT Lễ duyệt binh mừng ngày chiến thắng tại Nga: Tầm cỡ và đầy cảm xúc Gỡ “nút thắt” khi sáp nhập tỉnh,xãvàbỏ cấp huyện VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG Ở VĨNH LONG: Không để nỗi đau rơi vào im lặng! Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giảikhátcó đường: Vì sao? Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để thực hiện Nghị quyết 68 thành công • Giải tỏa bức xúc, áp lực lâu nay cho doanh nghiệp trong so nay trang 12+13 trang 14 trang 10+11; 6+7 trang 2+3 trang 16 trang 3 trang 8
2 Thời sự - Thứ Bảy 10-5-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Sáng 9-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Theo nghị trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi vào ngày 13-6 tới. Tại phiên thảo luận, các đại biểu dành nhiều sự quan tâm tới việc đánh thuế TTĐB đối với một số mặt hàng như nước giải khát có đường, xăng dầu và điều hòa nhiệt độ. Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã dành thời gian giải trình, làm rõ những nội dung mà đại biểu quan tâm. Rất khó đối với cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra Về việc đánh thuế TTĐB đối với một số mặt hàng như nước giải khát có đường, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay quá trình xây dựng dự thảo luật, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính nhận được rất nhiều ý kiến. Trong đó có những ý kiến đặt vấn đề đã cần thiết phải đánh thuế lúc này chưa? Ý kiến khác lại yêu cầu “phải đánh thuế càng nhanh càng tốt và càng nhiều càng tốt”. “Rất khó đối với cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói. Giải trình thêm sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói có “Từ thực tiễn thế giới và thực trạng của Việt Nam, cá nhân tôi nghĩ rằng đáng nhẽ phải đánh thuế sớm hơn... Không thể để thế hệ con em của chúng ta đến lúc béo phì, đến lúc bệnh rồi mới bàn” - theo ông Nguyễn Văn Thắng. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu các ý kiến về mức thuế và thời gian theo hướng giãn thời hạn áp và giảm tỉ lệ ở mức năm 2027 là 8%, năm 2028 là 10%. Góp ý vào dự luật, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) cho rằng phương án lùi thời gian đánh thuế suất với nước giải khát có đường tiêu chuẩn Việt Nam 5 g/100 ml mức 8%-10% đến 2027-2028 là quá chậm và quá thấp. “Hơn 21 triệu người Việt Nam trưởng thành mắc bệnh tim mạch, tương đương 1/4 dân số, trong đó 200.000 người chết mỗi năm vì bệnh không lây nhiễm. Hơn 5 triệu béo phì” - ông Hoàng Anh nói và cho rằng đồ uống có đường vốn không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường còn dẫn tới gia tăng khả năng ung thư, hiện chưa có thuốc đặc trị. “Nếu hôm nay không hành động, ngày mai chúng ta sẽ trả giá bằng ngân sách y tế, bằng năng suất lao động và bằng chính sinh mệnh của người dân” - ông Hoàng Anh nói và nhấn mạnh việc áp thuế đủ mạnh là một phần của cam kết phát triển bền vững mà Việt Nam đã tuyên bố với thế giới. Đại biểu Hoàng Anh kiến nghị không giảm thuế suất xuống 8% mà giữ mức 10% từ năm 2026 và 20% từ năm 2030, đồng thời bổ sung thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường như mô hình mà Thái Lan đang áp dụng. Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) thì đề nghị cân nhắc kỹ và có lộ trình hợp lý hơn khi áp thuế với nước ngọt. Theo ông, nước ngọt gây béo phì thì chưa chắc, bởi gây béo phì cho trẻ em hiện nay có nhiều loại sản phẩm khác chứ không phải nước ngọt. “Hiện giới trẻ rất mê trà sữa. Hàng quán bán tràn lan các thực phẩm ngọt, có đường chứ không chỉ riêng mấy loại nước giải khát” - ông Hòa nói. Cân nhắc điều hòa công suất từ 24.000 BTU trở lên mới phải chịu thuế TTĐB Liên quan đến đánh thuế đối với điều hòa nhiệt độ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay một số nước đã đánh thuế TTĐB đối với điều hòa nhiệt độ với hai lý do. Thứ nhất, liên quan đến tiết kiệm năng lượng; thứ hai, liên quan đến chất làm lạnh gây hại tới môi trường, gây hại đến tầng ozon. Theo ông Thắng, Việt Nam đã đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng này từ trước và hiện vẫn đang đánh thuế. Tuy nhiên, lần này sửa đổi, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã đưa vào dự thảo đề xuất đánh thuế đối với những mặt hàng điều hòa từ trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU. Các đại biểu tại phiên thảo luận sáng 9-5 về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Ảnh: PHẠM THẮNG Chiều 9-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm liên quan đến các quy định về tài sản số. Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết có ý kiến cho rằng cần xây dựng một khung pháp lý tài sản số quy định chi tiết các vấn đề cốt lõi, xác định ngay các nội dung phải thực hiện (quyền tài sản, quyền sở hữu, giao dịch, bảo mật, trách nhiệm, giải quyết tranh chấp, quản lý rủi ro)... Việc này vừa đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế, đồng thời thiết lập cơ chế quản lý, giám sát, phòng ngừa rủi ro. Ý kiến này cũng đề nghị làm rõ tài sản số có thể sử dụng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư hay không; làm rõ về nội hàm, tiêu chí phân loại tài sản số. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo luật đã quy định cụ thể hơn một số nội dung cốt lõi trong quản lý nhà nước về tài sản số. Những nội dung này bao gồm việc tạo lập, phát hành, lưu trữ, lưu ký, chuyển giao, xác lập quyền sở hữu tài sản số; quyền, nghĩa vụ của các bên đối với hoạt động có liên quan đến tài sản số. Ngoài ra, còn có các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; phòng, chống rửa tiền, khủng bố; thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tài sản số; điều kiện kinh doanh đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa; phát hành tài sản mã hóa... Nêu ý kiến góp ý, đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội, đánh giá quy định về tài sản số (Điều 49 dự thảo luật) là điểm mới, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra lâu nay. Quy định này phân loại tài sản số làm ba nhóm là tài sản ảo, tài sản mã hóa và các tài sản số khác. Về tiêu chí phân loại, khoản 1 Điều 50 dự thảo luật quy định tài sản số được phân loại theo một hoặc một số tiêu chí những căn cứ “rất rõ ràng” để cân nhắc việc đánh thuế đối với nước giải khát có đường theo hàm lượng là 5 g/100 ml như dự thảo luật. Cụ thể, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có báo cáo rất chi tiết, đối với các quốc gia; trong đó có khuyến cáo Việt Nam đang là một trong những quốc gia tiêu thụ nước đường ngày càng lớn và dẫn đến nguy cơ béo phì. “Theo thống kê hiện nay, lượng đường chúng ta tiêu thụ đã lên 46,5% đường tự do/ngày và phần lớn đến từ nước giải khát có đường, đây chính là nguyên nhân dẫn đến béo phì và thừa cân” - ông Thắng nói và cho biết WHO khuyến nghị tất cả các nước, trong đó có Việt Nam phải áp dụng thuế TTĐB tối thiểu là 20%. Ông Thắng thông tin thêm hiện có 107 quốc gia đã đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng này; còn tại ASEAN, có 7/11 quốc gia... người Việt đang sống chung với tiểu đường, 40% trẻ em thành thị mắc bệnh thừa cân, “Cá nhân tôi nghĩ rằng đáng nhẽ phải đánh thuế sớm hơn... Không thể để thế hệ con em của chúng ta đến lúc béo phì, đến lúc bệnh rồi mới bàn.” Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: QH Theo quy định hiện hành, xăng là loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Dự thảo luật sửa đổi lần này tiếp tục duy trì đối tượng chịu thuế này. Cho ý kiến, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) đề nghị bỏ xăng ra khỏi danh mục các loại hàng hóa chịu thuế TTĐB. Theo ông Giang, bản chất của thuế TTĐB là đánh vào mặt hàng xa xỉ nhằm điều tiết sản xuất, tiêu dùng. Tuy nhiên, xăng là mặt hàng thiết yếu cho đời sống người dân, là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, hiện đã chịu thuế bảo vệ môi trường. Việc áp thuế TTĐB với xăng vì cho rằng sẽ bảo vệ môi trường là chưa thuyết phục. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thông tin chúng ta đã đánh thuế với mặt hàng này từ năm 1998. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại COOP 26 về việc chúng ta phải giảm khí phát thải về 0 vào năm 2050. “Đây là một cam kết rất khó khăn đối với Việt Nam” - ông Thắng cho biết. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đánh giá ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, với những phương tiện giao thông như hiện nay, nếu tiếp tục không đánh thuế với xăng sẽ rất khó khăn để thay đổi hành vi. “Chúng ta mong muốn phải sử dụng xe điện, sử dụng hệ thống metro… thì chúng ta cần có nhiều giải pháp, trong đó có vấn đề liên quan đến xăng” - ông Thắng nói thêm. Xăng là mặt hàng thiết yếu thoisu@phapluattp.vn Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Vì Cần xây dựng khung pháp lý tài sản số quy định các vấn đề cốt lõi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng đến giờ mới xem xét đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường là đã muộn...
3 dụng, điều hòa không khí nguyên cụm sử dụng các chất HCFC và chất CFC, tức là những chất làm lạnh ảnh hưởng đến tầng ozon. Chưa kể hiện nay, chúng ta cũng không khuyến khích tiêu thụ điện, điện tiêu thụ càng nhiều giá phải trả càng cao. Trước đó, đại biểu Nguyễn Trường Giang đề nghị nâng mức công suất chịu thuế lên 24.000 BTU. Lý giải về đề nghị này, ông Giang cho biết đã tham khảo các kỹ sư với một căn hộ chung cư 1-3 phòng, việc lắp đặt một điều hòa công suất 24.000 BTU sẽ tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện hơn là lắp đặt nhiều chiếc điều hòa công suất nhỏ. Trong khi đó, một số đại biểu đề nghị bỏ hẳn quy định áp thuế TTĐB với điều hòa dân dụng, thay vì chia mốc công suất 18.000 hay 24.000 BTU. Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho biết với điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay, cộng thêm thời tiết ngày càng khắc nghiệt, điều hòa rõ ràng là mặt hàng thiết yếu, không hề xa xỉ. Do đó, ông đề nghị cân nhắc điều chỉnh mức áp dụng thuế TTĐB cho mặt hàng này để phù hợp với thực tế.• Thời sự - Thứ Bảy 10-5-2025 Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: PHẠM THẮNG Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) là quy định tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, Chính phủ đề nghị áp dụng phương án 1 (mức thuế thấp hơn) đối với rượu, bia, thuốc lá và bắt đầu áp dụng từ năm 2027. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chỉnh lý dự thảo luật theo đề nghị này. Tiêu điểm thoisu@phapluattp.vn với sao? NHÓM PHÓNG VIÊN Sáng 9-5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch - dự luật được kỳ vọng sẽ “gỡ nút thắt” khi sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp… Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ tác động mạnh đến toàn bộ hệ thống quy hoạch quốc gia. Do vậy, cần rà soát, điều chỉnh hệ thống quy hoạch trong bối cảnh không tổ chức cấp huyện và điều chỉnh các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay dự thảo luật gồm hai điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 33 điều, khoản. Một điểm đáng chú ý là dự thảo bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2021-2030 theo hướng đơn giản hóa, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Chẳng hạn, không yêu cầu lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch; việc thẩm định có thể thực hiện thông qua họp hội đồng hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Dự luật phân cấp cho các bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ngành quốc gia; UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định điều chỉnh quy hoạch tỉnh và chủ tịch UBND cấp tỉnh là người phê duyệt sau khi HĐND cùng cấp thông qua. Dự luật cũng phân cấp thẩm quyền của Chính phủ cho Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Phân cấp thẩm quyền của Quốc hội cho Chính phủ xác định các vùng cần lập quy hoạch vùng và quyết định quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh. Phân cấp cho các bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ngành quốc gia. Dự luật còn phân cấp cho UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định điều chỉnh quy hoạch tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau khi được HĐND tỉnh thông qua đối với việc điều chỉnh các quy hoạch thời kỳ 20212030 để đáp ứng yêu cầu về sắp xếp đơn vị hành chính. Trình bày báo cáo thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho rằng việc sửa luật lần này chỉ là giải pháp tình thế, chưa xử lý được triệt để các vướng mắc đã được nhiều địa phương phản ánh. Ông đề nghị cơ quan soạn thảo cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi sửa đổi để bảo đảm tính khả thi và kịp tiến độ theo Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị. “Cần tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách, nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp” - ông Mãi nói. Giản lược nhiều thủ tục cho doanh nghiệp Sáng cùng ngày, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết dự thảo luật đã ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác đăng ký doanh nghiệp thông qua việc sử dụng định danh cá nhân để thay thế cho toàn bộ giấy tờ truyền thống. Trong đó, bãi bỏ hai nội dung giúp giảm giấy tờ mà doanh nghiệp, cá nhân phải nộp và giản lược thông tin doanh nghiệp phải kê khai cho cơ quan đăng ký kinh doanh (khoản 3, 4 Điều 26). Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung 23 nội dung (sửa đổi 16 nội dung, bổ sung 7 nội dung) liên quan đến quản trị doanh nghiệp, trong đó hướng đến việc tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, địa phương công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc biệt là việc “hậu kiểm”. Điều này nhằm giảm tối đa tình trạng vốn ảo, vốn khống, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, ngày 30-6-2023, lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) đã chính thức đưa Việt Nam vào danh sách giám sát tăng cường về phòng, chống rửa tiền, phải thực hiện các hành động khắc phục do FATF chỉ định trong vòng hai năm (đến tháng 5-2025). Để thực hiện điều này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 15 nội dung (sửa đổi 6 nội dung, bổ sung 9 nội dung) về cung cấp, lưu giữ và chia sẻ thông tin liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp. Cùng với đó, Chính phủ được giao hướng dẫn cụ thể tiêu chí xác định, kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp. Thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đề nghị tiếp tục rà soát, quy định rõ hơn chủ thể doanh nghiệp cần kê khai trên cơ sở tối ưu hóa thông tin khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu sẵn có, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có liên quan khẩn trương xây dựng nghị định của Chính phủ bảo đảm có hiệu lực đồng thời với luật và đáp ứng yêu cầu của FATF. Đồng thời, thực hiện các biện pháp hỗ trợ và bảo đảm điều kiện thực hiện khác để không tạo thêm áp lực hoạt động doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thực hiện các quyền về tự do kinh doanh với chi phí thấp…• Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi. Ảnh: QH Gỡ “nút thắt” khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhìn nhận trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, tinh gọn xã, bỏ cấp huyện, việc sửa Luật Quy hoạch cần tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách để gỡ khó, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. gồm mục đích sử dụng, công nghệ và tiêu chí khác. Theo ông Ba, tài sản ảo là sản phẩm được đặt ra bởi công nghệ kỹ thuật số nhưng phải gắn với môi trường ảo cụ thể chứ không thể nói chung chung. “Do vậy, việc phân loại là nhằm mục đích đưa ra cơ chế quản lý của sự khác nhau, kể cả quá trình tạo ra cũng như vấn đề về giao dịch loại tài sản này” - ông Ba phân tích và cho hay trên thế giới, tài sản mã hóa thường được gắn liền với công nghệ Blockchain…, trong đó điển hình của tài sản mã hóa là Bitcoin, Token bất động sản, NFT… Và từ đó, chúng ta có thể khái quát các tiêu chí kỹ thuật để phân biệt ba nhóm tài sản số này và đưa ra cơ chế quản lý phù hợp. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số dự kiến được ban hành trong bối cảnh cùng lúc đang sửa đổi, bổ sung nhiều dự luật khác, ông Ba đề nghị cần rà soát các quy định liên quan để có sự tương thích. NHÓM PHÓNG VIÊN “Hôm nay, có những đại biểu Quốc hội đề nghị có thể nâng công suất này lên. Chúng tôi xin được tiếp thu để nghiên cứu, có thể nâng lên mức từ trên 24.000 BTU trở lên đến dưới 90.000 BTU sẽ đưa vào diện chịu thuế TTĐB” - ông Thắng nói. Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định việc đánh thuế này “không phải chỉ câu chuyện liên quan đến Việt Nam”. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tới năm 2045, chúng ta hạn chế và không sản xuất, không nhập khẩu điều hòa không khí gia
4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Bảy 10-5-2025 ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô Sáng 9-5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh) tổ chức lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm ngày Bác Hồ ra thăm (9-5-1961 – 9-5-2025). Tại lễ thượng cờ, các đại biểu, người dân, du khách đã cùng nhau hát vang Quốc ca, thắp hương tưởng nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; dành một phút tưởng niệm Người. Lễ thượng cờ, chào cờ và hát Quốc ca trên đảo tiền tiêu Cô Tô không chỉ là lời khẳng định chủ quyền quốc gia, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, khát vọng hòa bình và phát triển bền vững của đất nước Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hoạt động góp phần tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia; giáo dục về truyền thống lịch sử, tình yêu quê hương, biển đảo và khơi dậy ý thức, trách nhiệm, lòng tự hào của mỗi người dân Việt Nam nói chung, người dân trên đảo Cô Tô nói riêng trong việc bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương. (Theo TTXVN) Tin vắn • Đột nhập nhà dân, trộm tiền, vàng trị giá 600 triệu đồng. Ngày 9-5, Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã bắt giữ Rlan Plưr (36 tuổi) là nghi phạm đột nhập nhà dân ở TP Pleiku phá két sắt, lấy tiền, vàng trị giá hơn 600 triệu đồng vào chiều 29-4. LÊ KIẾN • Cháy chung cư Viễn Đông, cảnh sát cứu kịp 5 người. Rạng sáng 9-5, lửa bùng lên dữ dội tại căn hộ ở lầu 3 chung cư Viễn Đông (quận 5, TP.HCM). Chỉ 10 phút sau, cảnh sát đã có mặt, kịp thời cứu năm người thoát nạn. NGUYỄN TÂN • Khởi tố 2 người buôn lậu thuốc nhúng sầu riêng. Ngày 9-5, Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố bị can Nguyễn Thái Nguyên (42 tuổi) và Trần Văn Ngọ (44 tuổi) để điều tra hành vi buôn lậu thuốc nhúng sầu riêng và hàng hóa khác với tổng giao dịch gần 100 tỉ đồng. TIẾN THOẠI Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm để bảo đảm nguồn cung trong nước và phục vụ xuất khẩu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Bộ NN&MT phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và địa phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sản xuất để chủ động thích ứng linh hoạt với biến động, nhu cầu mới của thị trường. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa chặt chẽ, tránh gian lận thương mại, nhất là đối với các ngành hàng có nguy cơ lẩn tránh nguồn gốc, xuất xứ cao. “Bộ NN&MT phối hợp với Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu phương án hỗ trợ thu mua tạm trữ đối với một số mặt hàng có nguy cơ rớt giá tại thời điểm thu hoạch rộ, nhất là lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạn chế ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân” - công điện nêu. Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan tăng cường xúc tiến thương mại, đàm phán, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các bạn hàng lớn, có các hiệp định FTA với Việt Nam; chủ động có các biện pháp phòng vệ phù hợp để bảo vệ sản xuất trong nước… AN HIỀN Sáng 9-5, Công an TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định của bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM, chủ trì buổi lễ và trao quyết định bổ nhiệm lại chức phó giám đốc Công an TP.HCM đối với Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng. Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Lê Hồng Nam chúc mừng và bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng sẽ tiếp tục phát huy sở trường, đoàn kết cùng tập thể lãnh đạo Công an TP.HCM hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững an ninh trật tự, góp phần giúp TP phát triển bền vững. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng cảm ơn lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo TP.HCM và đồng nghiệp đã tin tưởng, tạo điều kiện để ông tiếp tục đảm nhiệm chức vụ này. Ông hứa sẽ nỗ lực hơn nữa, phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng tập thể Công an TP.HCM hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. NGUYỄN TÂN Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu. Ảnh minh họa: CTV Công điện mới của Thủ tướng ứng phó với biến động thương mại toàn cầu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng được bổ nhiệm lại làm phó giám đốc Công an TP.HCM Ngày 9-5, thông tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết Bộ Chính trị vừa có quyết định cho phép các xã, phường mới trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột tiếp tục hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã thông qua trước khi sáp nhập. Theo ông Trần Đức Nhật, Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột, việc duy trì các chính sách, cơ chế đặc thù cho TP là cần thiết, để tránh việc đứt gãy chính sách trong giai đoạn sáp nhập. Đồng thời sẽ hỗ trợ cho các chương trình lớn của TP như quy hoạch mới, đầu tư hạ tầng, chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Sau khi sáp nhập, TP Buôn Ma Thuột sẽ còn sáu đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm phường Buôn Ma Thuột, Tân An, Tân Lập, Thành Nhất, Ea Kao và xã Hòa Phú. Ngày 15-12-2022, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2023 và được thực hiện trong năm năm. VŨ LONG Tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù cho Buôn Ma Thuột sau sáp nhập Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ninh Thuận Chiều 9-5, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), đoàn công tác của Bộ Chính trị do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa và Ninh Thuận về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang gợi mở, Ninh Thuận có thuận lợi về tài nguyên nắng và gió, là tiềm năng tự nhiên phát triển điện rất thuận lợi. Cùng với đó, Ninh Thuận và Khánh Hòa đều có những lợi thế nhất định, hoàn toàn không có sự xung đột về lợi ích, cùng dựa vào nhau phát triển nên rất thuận lợi sau khi sáp nhập tỉnh mới. Ông Trần Lưu Quang nhấn mạnh sau khi Quốc hội kết thúc kỳ họp, các khung sắp xếp về mặt chính quyền cho tỉnh mới phải xong. Khi hai tỉnh sáp nhập, các nhiệm vụ phải được phân công rõ ràng, tránh tình trạng thủ tục hành chính dồn lại. Ông cũng đề nghị hai tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát, bám cơ sở trong quá trình thực hiện sắp xếp, bởi hiện nay chúng ta “vừa chạy vừa xếp hàng” các chủ trương, chính sách có sự thay đổi liên tục, đảm bảo bộ máy nhà nước tinh gọn mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. (Theo TTXVN) Đà Nẵng sẵn sàng trở thành thung lũng công nghệ của Việt Nam Ngày 9-5, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Trí tuệ nhân tạo - động lực mới phát triển Đà Nẵng. Sự kiện thu hút khoảng 400 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến, đa phần là các chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay TP đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn, AI. Thời gian qua, Đà Nẵng tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển ứng dụng AI trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, logistics, dịch vụ hành chính công và TP thông minh. Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực trong nước và quốc tế, góp phần xây dựng hệ sinh thái công nghệ hiện đại, năng động và bền vững. “Chính quyền TP cam kết tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu cùng chung tay phát triển hệ sinh thái AI một cách toàn diện, bền vững” - ông Minh nhấn mạnh. TẤN VIỆT Phá án nhanh, Phòng CSHS Công an tỉnh Gia Lai được thưởng nóng Ngày 9-5, Đại tá Dương Văn Long, Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, đã trao quyết định khen thưởng và thưởng nóng 10 triệu đồng cho tập thể cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự có thành tích xuất sắc, phá án nhanh vụ án giết người xảy ra tại xã Sơn Lang, huyện KBang ngày 5-5. Phòng Cảnh sát hình sự đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, phá án và thành công bắt giữ nghi phạm sau 8 giờ kể từ lúc vụ án mạng xảy ra và quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội giết người. Trước đó, sáng 5-5, người dân phát hiện chị ĐTM (34 tuổi, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lê Văn Tám) tử vong trên đường. Xác định Đinh Tóc (chồng cũ nạn nhân) thuộc diện nghi vấn hàng đầu, lực lượng công an đã bủa vây, vận động ra đầu thú lúc 14 giờ 30 cùng ngày. Đinh Tóc khai nhận đã ra tay sát hại vợ cũ do ghen tuông. LÊ KIẾN
5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Bảy 10-5-2025 UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công (gọi chung là chương trình, dự án) trong quá trình sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp của TP.HCM. Việc này nhằm bảo đảm tính liên tục, nhất quán trong thực hiện các chương trình, dự án, không để đình trệ, gián đoạn vì sắp xếp ĐVHC; đảm bảo mục tiêu giải ngân cũng như quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ. UBND TP.HCM yêu cầu tất cả thủ tục liên quan tới thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, nghiệm thu, thanh toán... phải được thực hiện liên tục, không đình trệ. “Tuyệt đối không gián đoạn với lý do chờ sáp nhập hay bỏ cấp hành chính. Mọi trường hợp cán bộ, đơn vị trì hoãn thủ tục đầu tư công, gây ảnh hưởng tiến độ đều phải xử lý nghiêm” - UBND TP.HCM nêu rõ. Theo UBND TP.HCM, việc bàn giao, tiếp nhận các chương trình, dự án đầu tư công phải được thực hiện đầy đủ, đúng phạm vi quản lý, có đầy đủ hồ sơ, tài liệu kèm theo. Hạn chế tối đa các thủ tục phát sinh không cần thiết; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí. Đồng thời, không làm ảnh hưởng, gián đoạn việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Đối với các dự án đang đầu tư dở dang nhưng cần thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, công năng sử dụng, các cơ quan, đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh ngay theo quy định. Cấp quyết định đầu tư chịu trách nhiệm hoàn thành dự án, không để dự án dở dang, gây lãng phí, trường hợp cần điều chỉnh mục tiêu, công năng sử dụng để phù hợp với tổ chức bộ máy mới, thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định… Đối với các nhiệm vụ, dự án dở dang khi thực hiện bàn giao phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ có liên quan để đơn vị tiếp nhận có thể theo dõi, thực hiện quyết toán khi công trình, dự án hoàn thành. TP.HCM: Không gián đoạn đầu tư công vì lý do “chờ sáp nhập” MINH TRÚC Sáng 9-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Tham dự phiên họp có các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, phó thủ tướng Chính phủ, phó bí thư Đảng ủy Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận, cho ý kiến vào báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; tờ trình về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã, tờ trình về việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sắp xếp ĐVHC 2 cấp để trình Quốc hội Khái quát năm điểm nổi bật trong những việc đã làm được, kết luận phiên họp, Thủ tướng cho biết số ĐVHC cấp tỉnh dự kiến giảm từ 63 xuống còn 34; số ĐVHC cấp xã giảm 66,91% từ 10.035 xuống còn 3.321; không tổ chức ĐVHC cấp huyện. Các quy trình, thủ tục về sắp xếp ĐVHC được thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và các quy định; tổ chức quán triệt, triển khai trong cả hệ thống chính trị và lấy ý kiến nhân dân, nhận được sự đồng tình cao. Nhân dân kỳ vọng sau sắp xếp hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp sẽ hiệu quả, thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp. Theo Thủ tướng, đi đôi với việc sắp xếp ĐVHC, Chính phủ, các bộ, ngành cũng tích cực xây dựng, ban hành các văn bản, quy định để triển khai đồng bộ. Cùng với đó, các cơ quan đã xây dựng các chính sách đối với cán bộ, công chức bị tác động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và ĐVHC địa phương. Sau khi ổn định tổ chức bộ máy theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp và thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư thì phải sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành ngay, không để gián đoạn công việc. Về những công việc thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sắp xếp ĐVHC hai cấp để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Sau khi Quốc hội thông qua thì tổ chức thực hiện ngay, Thủ tướng giao 26 tổ công tác của các thành viên Chính phủ tiến hành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện và giải quyết vướng mắc phát sinh nếu có. Bộ Tài chính khẩn trương bố trí đủ kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp ĐVHC. Có hướng dẫn ứng trước kinh phí để chi trả càng sớm càng tốt; cũng như hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp ĐVHC. Cung cấp thủ tục hành chính không phụ thuộc địa giới hành chính Chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát công tác tổ chức cán bộ, không để trống việc cung cấp dịch vụ công, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh, các xã thành lập các trung tâm dịch vụ hành chính công, cung cấp thủ tục hành chính không phụ thuộc địa giới hành chính. Thủ tướng nhấn mạnh cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tổ Sau sắp xếp, giảm 6.714 đơn vị hành chính cấp xã Theo Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Chính phủ, tính đến ngày 8-5, đã hoàn thành toàn bộ hồ sơ, đề án để tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp ĐVHC của 63 tỉnh, TP và hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định. Theo đó, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, TP, 3.321 ĐVHC cấp xã. Giảm 29 ĐVHC cấp tỉnh và 6.714 ĐVHC cấp xã. Dự kiến sau sắp xếp, số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh giảm 18.449 người, còn khoảng 91.784 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người, bố trí còn hơn 199.000 người. Kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là hơn 120.000 người. Báo cáo của Ban Chỉ đạo cũng dự kiến kinh phí tiết kiệm chi tiền lương và định mức chi hành chính trong giai đoạn 2026-2030 của cả nước nhờ sắp xếp ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; dự kiến chi trả chế độ, chính sách cho đối tượng nghỉ; kinh phí đóng BHXH cho các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỉ lệ lương hưu. Sớm bố trí kinh phí chi cho người nghỉ việc do sắp xếp Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương bố trí đủ kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính. chức chính quyền địa phương hai cấp, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát. Thủ tướng lưu ý cùng với sắp xếp, tổ chức ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, các nhiệm vụ lớn khác. Trong đó, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên trong năm 2025; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại hơn 2.200 dự án trên cả nước với tổng số vốn gần 6 triệu tỉ đồng và hơn 300.000 ha đất đang ách tắc. Đặc biệt, tổ chức thực hiện tốt “bộ tứ chiến lược” theo các nghị quyết đã được Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật; Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Thủ tướng đề nghị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền; thần tốc, táo bạo hơn nữa để cả nước hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững bước bước vào kỷ nguyên mới.• Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Ảnh: VGP TP.HCM yêu cầu tuyệt đối không làm gián đoạn đầu tư công vì lý do “chờ sáp nhập”. Trong ảnh: Dự án đường vành đai 3. Ảnh: HOÀNG GIANG Công tác bàn giao và tiếp nhận không được làm ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của các đơn vị bàn giao, tiếp nhận. Hạn chế tối đa sự biến động trong công tác quản lý dự án, cần phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bên… LÊ THOA Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh, các xã thành lập các trung tâm dịch vụ hành chính công, cung cấp thủ tục hành chính không phụ thuộc địa giới hành chính.
6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Bảy 10-5-2025 kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, DN và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chứ c đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Đặc biệt, các quyền nêu trên được Nhà nước “công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết” (Điều 14). Ngoài ra, từ Điều 19 đến Điều 23 đã thể chế hóa một cơ chế tư pháp và tố tụng bảo đảm cho công dân nói chung và DN, doanh nhân tư nhân nói riêng có một không gian và hành lang pháp lý an toàn khi thực thi và hưởng thụ các quyền kinh tế và dân sự hiến định của mình, trong đó cốt lõi là nguyên tắc suy đoán vô tội (đã được cụ thể hóa trong hai BLHS và BLTTHS hiện hành). Nghị quyết 68 được DN và doanh nhân khu vực KTTN hoan nghênh trước hết là do đã khẳng định lại các đường lối, quan điểm đối với KTTN đã được hiến định. . Chủ trương, đường lối của Đảng đã được thể chế hóa bằng Hiến pháp, các luật. Vậy vì sao Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết 68? + Như đã nêu trên, ở Nghị quyết 68, những đường lối, quan điểm của Đảng đối với KTTN chẳng những được khẳng định lại mà còn được phát triển và nâng cao hơn, tạo ra một chuyển biến đột phá trong sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với KTTN. Nghị quyết 68 ra đời hết sức kịp thời và đúng lúc trước tình hình thế giới đã chuyển sang kỷ nguyên số của nhân loại, trong đó vai trò của KTTN cực kỳ quan trọng và không thể thay thế, thậm chí còn vượt lên các định chế nhà nước về sự năng nổ, sáng tạo, đột phá và tiên phong như đang diễn ra ở nhiều quốc gia như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi ở ASEAN. Kịp thời và đúng lúc còn là vì vừa qua, các quy định của Hiến pháp 2013 về KTTN chưa đi vào cuộc sống một cách triệt để như tinh thần của nghị quyết Đảng, cả trong nhận thức, trong thể chế hóa và trong thực thi. Chẳng hạn, Hiến pháp 2013 và Luật Đầu tư quy định người dân và DN được kinh doanh những ngành nghề luật không cấm. Thế nhưng mỗi khi DN bị thanh tra, kiểm tra, điều tra… câu hỏi thường trực họ nhận được là “Anh có được phép làm cái này không?”. Để làm được một dự án, đầu tư vào một lĩnh vực mới… cần rất nhiều loại giấy phép. Như vậy, dù không bị cấm đầu tư, kinh doanh nhưng DN, người dân lại bị các loại giấy phép con hạn chế quyền tự do kinh doanh. Ở Luật Đầu tư, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện dù đã được lược bỏ một số lần nhưng vẫn còn quá rộng. Tuy nhiên, điều đó cũng không quan trọng bằng phương thức quản lý hành chính, quan liêu khi thực hiện các thủ tục liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã làm chậm trễ các dự án, các ý tưởng đổi mới sáng tạo. Nức lòng cộng đồng doanh nhân . Theo ông, Nghị quyết 68 có thể giải quyết được những vấn đề ông vừa đề cập không? + Khi xác định KTTN là “một động lực quan trọng nhất”, Nghị quyết 68 đã mở ra nhiều cơ hội cải cách. Các nguyên tắc, phương châm, giải pháp để thực hiện được vai trò của KTTN đối với nền kinh tế quốc gia trong Nghị quyết 68 được thể hiện khác biệt so với một số nghị quyết khác. Ở Nghị quyết 68, ngay cả quan điểm chỉ đạo cũng rất rõ ràng, cụ thể, dứt khoát, ví dụ: “KTTN là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong…; cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, KTTN giữ CHÂN LUẬN Nhiều năm làm đại biểu Quốc hội (ĐBQH), kiến nghị nhiều giải pháp thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về kinh tế, luật sư Trương Trọng Nghĩa, từ thực tiễn của mình cho rằng: “Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành mới đây không chỉ đề cập đúng, trúng vấn đề mà còn giải tỏa những bức xúc bấy lâu nay của các doanh nghiệp (DN) và doanh nhân kinh tế tư nhân (KTTN)”. Kịp thời và đúng lúc . Phóng viên: Thưa ông, một nhận xét tổng quát, ông thấy Nghị quyết 68 về thúc đẩy KTTN ra đời có ý nghĩa gì? + ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (ảnh): Có thể nói Nghị quyết 68 là sự tiếp tục đường lối, quan điểm của Đảng về KTTN đã được hình thành và quyết định cách đây nhiều nhiệm kỳ. Nhưng ở Nghị quyết 68, những chủ trương, đường lối, quan điểm đã được mở rộng, phát triển và nâng cao hơn. Vì sao là tiếp tục? Vì một số quan điểm quan trọng nêu trong Nghị quyết 68 đã từng được nêu trong các nghị quyết trước đây của Đảng và đã được thể chế hóa ở đạo luật cao nhất của Việt Nam là Hiến pháp 2013. Ví dụ, tại Hiến pháp 2013, Điều 32 quy định: 1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong DN hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Điều 33: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều 51: Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần Nghị quyết 68 tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng các nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài ở Việt Nam và ngoài nước. Ảnh minh họa: THUẬN VĂN vai trò nòng cốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường… đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, vươn lên phát triển thịnh vượng”. Hay “tôn trọng DN, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế; bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, được tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm” và “Nhất quán nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và nhân dân về vị trí, vai trò của KTTN”. Đặc biệt, về nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết 68 còn cụ thể hơn nữa. Ví dụ: “Nhà nước kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ KTTN phát triển nhanh, bền vững, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trái với nguyên tắc thị trường; xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với DN cởi mở, thân thiện, đồng hành, liêm chính phục vụ, kiến tạo phát triển”. Nghị quyết yêu cầu chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm; sửa đổi Luật Phá sản, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục pháp lý, mở rộng phạm vi áp dụng chế tài phá sản rút gọn… Nghị quyết 68 ra đời hết sức kịp thời và đúng lúc trước tình hình thế giới đã chuyển sang kỷ nguyên số của nhân loại, trong đó vai trò của kinh tế tư nhân cực kỳ quan trọng và không thể thay thế. phapluat@phapluattp.vn Nghị quyết 68: Giải tỏa bức cho doanh nghiệp Cho đến nay, liên minh chính trị của Việt Nam cơ bản là công - nông - trí. Lực lượng doanh nhân có vai trò chưa đậm nét trong liên minh chính trị. Với Nghị quyết 68, tôi nghĩ vai trò của doanh nhân trước hết là trong MTTQ phải được nâng lên. Những doanh nhân đủ tâm - tầm - trí phải được tạo điều kiện tham gia quản lý nhà nước. Một chủ tịch tập đoàn có kinh nghiệm quản trị thành công trong 20 năm liệu có thể được bổ nhiệm làm thứ trưởng, bộ trưởng không? Việc này các nước trong ASEAN như Singapore, Thái Lan… đã thực hiện được. Dĩ nhiên, khi từ một doanh nhân chuyển sang làm chính khách đòi hỏi có sự hy sinh. Luật pháp sẽ có những quy định để bảo đảm tránh xung đột lợi ích, tránh lạm dụng quyền lực. Nếu có những định hướng như vậy, tôi tin rằng những chính khách kinh qua thời gian làm doanh nhân chắc chắn sẽ hiểu doanh nhân sâu hơn và sẽ đóng góp hiệu quả hơn cho quản trị kinh tế quốc gia. Điều này cũng phù hợp với tinh thần mà Nghị quyết 68 xác định doanh nhân là chiến sĩ, là tiên phong. Ngay tại Quốc hội của chúng ta hiện nay, cũng có nhiều đại diện của cộng đồng doanh nhân, có những đóng góp nhất định vào công tác lập pháp đối với các luật, nghị quyết mà các vị ấy có thực tiễn. ĐBQH TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA Doanh nhân cần được tham gia quản trị quốc gia sâu hơn Nghị quyết 68 không chỉ đề cập đúng, trúng vấn đề mà còn giải tỏa những bức xúc bấy lâu nay của các doanh nghiệp và doanh nhân kinh tế tư nhân.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==