102-2025

SỐ 102 (7375) - Thứ Hai 12-5-2025 Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn Tổng Bí thư: Nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển kinh tế tư nhân • Quyết liệt tạo ra cuộc cách mạng thúc đẩy kinh tế tư nhân Quy Doanh nghiệp tư nhân là cầu nối quan trọng giữa sáng tạo, công nghệ và nhu cầu thị trường, giúp nền kinh tế vươn xa. Trong ảnh: Doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị Di động thế giới 2025 diễn ra hồi tháng 3 ở Tây Ban Nha. Ảnh: TIỂU MINH Công ty tư nhân vay dựa trên tài sảnvôhình: Được không? Phải siếttráchnhiệm của người nổi tiếng khi quảng cáo Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Thủ Thiêm - LongThành Luật và đời Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai phạm là tội phạm! Khám sức khỏe định kỳ miễn phí: Chủ trương rất ý nghĩa, nhân văn trong so nay trang 3+6 + 7 trang 9 trang 4+5 trang 11 trang 14 trang 13 Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số. Hy vọng tinh thần này sẽ được thể chế hóa đầy đủ trong các luật, bộ luật sửa đổi sắp tới. (Xem tiếp trang 7)

2 Thời sự - Thứ Hai 12-5-2025 thoisu@phapluattp.vn Hanoisme đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Ngày 11-5, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP Hà Nội - Hanoisme tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995-2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng. Ông Mạc Quốc Anh, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội, khẳng định: “Huân chương Lao động hạng Nhất là vinh dự lớn lao và cũng là trách nhiệm nặng nề đối với chúng tôi. Đây không chỉ là sự ghi nhận mà còn là động lực mạnh mẽ để cộng đồng DNNVV thủ đô tiếp tục đổi mới, đoàn kết và tiên phong trong chặng đường phát triển mới của đất nước”. Theo ông Mạc Quốc Anh, Nghị quyết 68 đã tạo ra “đường băng thể chế” mạnh mẽ để DN tư nhân có thể cất cánh, trong đó DNNVV chiếm tỉ trọng chủ yếu. Tinh thần của nghị quyết không chỉ tạo niềm tin mà còn là lời hiệu triệu hành động. Hanoisme cam kết thực hiện ba trụ cột: Minh bạch quản trị, đầu tư cho đổi mới sáng tạo và công nghệ xanh, liên kết chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. MINH TRÚC • Bắt giữ 4 nghi can trên đường trốn chạy. Ngày 11-5, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã bắt giữ bốn nghi can đang trên đường trốn chạy sau khi gây án (vụ cố ý gây thương tích) tại Lâm Đồng gồm Nguyễn Hồng Quân, Ngô Duy Quang, Ngô Ngọc Quyết, Ngô Phi Hùng. NGUYỄN YÊN • Cựu phó chủ tịch xã lừa đảo người thuê hồ nước. Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Bạch Biên Hòa (cựu phó chủ tịch UBND xã Hòa Xuân, TP Buôn Ma Thuột) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người thuê hồ nước. TIẾN THOẠI • Vây bắt nhóm khai thác đá trái phép tại núi Hòn Chà. Ngày 11-5, Công an phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn, Bình Định) phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành vây bắt nhóm người khai thác đá trái phép trên núi Hòn Chà, bắt được bốn người, thu giữ nhiều tang vật. LÊ KIẾN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự lễ kỷ niệm ngày chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, sáng 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc tiếp một số doanh nghiệp (DN) tiêu biểu tại Nga. Tiếp ông Kudryashov Sergei Ivanovich, Tổng Giám đốc Công ty CP Zarubezhneft, một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam (VN) trong lĩnh vực dầu khí, Tổng Bí thư cho biết hợp tác năng lượng, dầu khí là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện VN - Nga. Ông Kudryashov Sergei Ivanovich mong muốn thúc đẩy hợp tác bền vững và lâu dài với các đối tác VN, đồng thời đề nghị Tổng Bí thư tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Công ty CP Zarubezhneft mở rộng phạm vi hợp tác trên cơ sở hài hòa lợi ích và vì sự phát triển chung của hai nước. Tổng Bí thư khẳng định VN luôn ủng hộ DN hai nước mở rộng hợp tác trên cơ sở pháp luật mỗi nước và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện VN - Nga. Tiếp ông Vladimir Yevtushenkov, nhà sáng lập Công ty CP Đại chúng AFK Sistema, một trong những công ty đầu tư tư nhân đa ngành hàng đầu tại Nga, Tổng Bí thư nhấn mạnh VN luôn coi trọng việc thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật với các DN, nhà đầu tư hàng đầu của Nga, trong đó có AFK Sistema. Ông Vladimir Yevtushenkov nhấn mạnh AFK Sistema xác định VN là một trong những thị trường ưu tiên hàng đầu của công ty tại khu vực và sẵn sàng mở rộng hợp tác đầu tư lâu dài tại VN. Tổng Bí thư khẳng định VN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để AFK Sistema sớm triển khai các dự án hợp tác tại VN, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bán dẫn, y tế, công nghệ cao... NGỌC DIỆP Sáng 11-5, TP Hải Phòng tổ chức duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng (13-5-1955 – 13-5-2025). Ông Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng, cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành, TP Hải Phòng dự buổi lễ. Chương trình được tổ chức lúc 7 giờ 30 nhưng từ 5 giờ sáng, nhiều người dân đã tập trung để theo dõi chương trình được thuận tiện dù trời đổ mưa. Áo cờ đỏ sao vàng và những chiếc áo, mũ màu đỏ in dòng chữ “From Hải Phòng with love” được người dân lựa chọn để tham gia, theo dõi chương trình ý nghĩa giữa những ngày tháng 5 lịch sử của TP cảng. Chương trình có sự tham gia của 48 khối (2.900 người), bao gồm 4 khối nghi lễ, 17 khối duyệt đội ngũ, 21 khối diễu hành, 6 khối đứng và một đoàn mô tô thể thao. NGỌC SƠN Sở Tài chính Đà Nẵng vừa có thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn. Theo Sở Tài chính Đà Nẵng, đơn vị nhận được hồ sơ liên quan dự án của Công ty CP VSAP LAB. Căn cứ các quy định pháp luật, Sở Tài chính ra thông báo để có cơ sở xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm dự án. Diện tích đất cần cho dự án là 2.298 m2, xây dựng bốn tầng nổi. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.800 tỉ đồng. Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đến hết ngày 24-5. TẤN VIỆT Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp ông Kudryashov Sergei Ivanovich, Tổng Giám đốc Công ty CP Zarubezhneft. Ảnh: TTXVN Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31-10 Sáng 11-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng nêu rõ mục tiêu không thay đổi, cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31-10, sớm hơn hai tháng so với mục tiêu ban đầu. Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27-7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2-9). Thủ tướng giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo theo dõi sát, đôn đốc, yêu cầu các địa phương rà soát, hoàn thiện kế hoạch theo ngày, tuần, tháng, quý để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tiếp tục cập nhật, xác định rõ những khó khăn, vướng mắc để chủ động giải quyết theo thẩm quyền. Kịp thời tham mưu, đề xuất Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Trung ương xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền. Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng quyết định điều chỉnh kinh phí hỗ trợ từ nguồn kinh phí huy động tại chương trình phát động và kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024, hoàn thành trước ngày 20-5… MINH TRÚC Việt Nam giành 3 HCV Olympic Vật lý châu Á năm 2025 Sáng 11-5, thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết cả tám học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt giải với thành tích xuất sắc gồm 3 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ, vượt trội so với năm ngoái (1 HCV, 1 HCB, 6 HCĐ). Trong đó, các học sinh giành HCV gồm em Nguyễn Thế Quân (lớp 12 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), em Nguyễn Công Vinh (lớp 12 Trường THPT chuyên Bắc Ninh) và em Trương Đức Dũng (lớp 12 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội). Kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25 được tổ chức từ ngày 4 đến 12-5 tại TP Dhahran, Saudi Arabia gồm 30 đoàn từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 208 thí sinh dự thi. Ban tổ chức APhO 2025 sẽ tổ chức lễ bế mạc và trao giải vào ngày 12-5. (Theo TTXVN) Sở Xây dựng Tây Ninh thông tin vụ sập đường dẫn cầu Hòa Bình Chiều 11-5, Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh cho biết đang phối hợp làm rõ nguyên nhân sự cố sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình (huyện Châu Thành) khiến năm người bị thương và ba xe hư hỏng. Theo báo cáo nhanh, khoảng 4 giờ 30 cùng ngày, đoạn đường dẫn tại mố B cầu Hòa Bình bất ngờ bị sụt lún trên chiều dài 35-40 m, sâu khoảng 3 m. Vụ việc khiến 5 người bị thương nhẹ, 1 ô tô hiệu Toyota Vios và 2 xe máy bị hư hỏng. Cầu Hòa Bình là công trình kết nối xã Hòa Hội và xã Hòa Thạnh. Tuy nhiên, đến thời điểm xảy ra sự cố, công trình vẫn chưa được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng. Báo cáo sơ bộ từ UBND huyện Châu Thành cho rằng nguyên nhân ban đầu có thể do túi bùn cục bộ dưới nền đường bị trượt, gây sụt lún nền móng và mặt đường. Ngay sau sự cố, địa phương đã tổ chức phân luồng giao thông, đảm bảo lưu thông an toàn. Chính quyền huyện Châu Thành cũng đã đến thăm hỏi, hỗ trợ các nạn nhân bị thương. • Cùng ngày, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu UBND các tỉnh, TP; các chủ đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; các ban quản lý dự án thuộc bộ tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công. NGUYỄN TIẾN ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Doanh nghiệp Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực Duyệt đội ngũ và diễu hành kỷ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng Đà Nẵng kêu gọi đầu tư xây phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỉ đồng Tin vắ n

3 Thời sự - Thứ Hai 12-5-2025 thoisu@phapluattp.vn ĐỨC MINH Trong bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” hôm 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định để phát triển kinh tế tư nhân, vấn đề quan trọng, cốt lõi nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với những thay đổi có tính bước ngoặt về tư duy, nhận thức, hành động… Những bài học hết sức quý báu Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng thực tiễn phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và Nga, cũng như qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam đã để lại những bài học hết sức quý báu. Với Nga, ngay cả trong thời kỳ phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chính sách kinh tế mới phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, của V. Lênin từ năm 1921 đến 1991, đã giúp kinh tế Nga phát triển vượt bậc. Trong thời kỳ này, nước Nga cùng với nhiều nước kém phát triển khác trong Liên bang Xô Viết trở thành cường quốc đạt tới trình độ cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, vũ trụ. Còn Trung Quốc bắt đầu từ chính sách “cải cách và mở cửa” năm 1978, sửa đổi Hiến pháp năm 1988 theo hướng tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp tư nhân, công nhận kinh tế tư nhân là một phần quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV vào năm 1997, cam kết bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể và kinh tế tư doanh. Kinh tế tư nhân của Trung Quốc đã có bước phát triển bùng nổ với sự ra đời của nhiều tập đoàn lớn không chỉ thống trị thị trường nội địa, mà còn vươn ra thị trường quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực công nghệ, viễn thông và thương mại điện tử. Ở Việt Nam, nền kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận chính thức trong văn kiện Đại hội VI của Đảng. Đại hội VII khẳng định khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển và chủ trương này tiếp tục được nhấn mạnh ở Đại hội VIII. Tại Đại hội IX, Đảng ta khẳng định kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và lần đầu tiên ban hành nghị quyết chuyên đề “về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Đại hội X nhấn mạnh kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế và quy định cụ thể vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân. Chúng ta tiếp tục khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát về vai trò của kinh tế tư nhân như là một động lực quan trọng của nền kinh tế tại Đại hội XII, XIII. “Kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển khởi sắc. Từ chỗ chỉ tồn tại “thoi thóp”, “cầm chừng” trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, bị phân biệt đối xử không chỉ trong ý thức xã hội mà trong cả cơ chế, chính sách nhà nước, kinh tế tư nhân đã vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới” - Tổng Bí thư nhấn mạnh. Tổng Bí thư đánh giá kinh tế tư nhân đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho xã hội, phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có ở mỗi địa phương cũng như trong cả nước, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, khẳng định vai trò, động lực quan trọng trong hội nhập quốc tế. Theo Tổng Bí thư, để phát triển kinh tế tư nhân, vấn đề quan trọng, cốt lõi nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với những thay đổi có tính bước ngoặt về tư duy, nhận thức, hành động, tạo thành đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, so với kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước trước đây. Phát triển kinh tế tư nhân với các giải pháp “chưa từng có tiền lệ” Tổng Bí thư cho hay ngày 4-5 vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, “chưa từng có tiền lệ”. Qua đó, định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 68, Tổng Bí thư lưu ý một số công tác cấp bách. Việc đầu tiên người đứng đầu Đảng yêu cầu là triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống. Theo Tổng Bí thư, ngay trong kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, Quốc hội sẽ thảo luận và ban hành nghị quyết về phát Hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp ở TP.HCM. Ảnh: HOÀNG QUÂN Tổng Bí thư: Nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển kinh tế tư nhân Để phát triển kinh tế tư nhân, vấn đề quan trọng, cốt lõi nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với những thay đổi có tính bước ngoặt về tư duy, nhận thức… triển kinh tế tư nhân với các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể, khả thi, hiệu quả. Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết 68 cũng được thành lập do Thủ trướng Chính phủ làm trưởng ban, định kỳ hằng tháng rà soát, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của các bộ, ngành, địa phương. “Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lúng túng, thực hiện theo cách riêng gây mất hiệu lực chính sách Trung ương” - Tổng Bí thư nhấn mạnh và yêu cầu thường xuyên công khai kết quả thực hiện, lấy đây là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, nhất là đối với người đứng đầu. Thiết lập hệ thống cạnh tranh công bằng Đặc biệt, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu khẩn trương thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành pháp luật, bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. “Nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển kinh tế tư nhân và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương nêu tại Nghị quyết 68” - Tổng Bí thư lưu ý thiết lập hệ thống cạnh tranh công bằng, xác định rõ danh sách các hành vi tác động tiêu cực đến tiếp cận thị trường và phân biệt đối xử trong cạnh tranh thị trường đối với kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư cũng đề cập việc tạo ra cơ chế thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ tài chính, yêu cầu các tổ chức tài chính thiết lập hệ thống đánh giá tín dụng phù hợp với kinh tế tư nhân và hỗ trợ tài chính. “Khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong các dự án lớn, trọng điểm quốc gia và thiết lập các cơ sở hạ tầng nghiên cứu đổi mới sáng tạo quốc gia” - Tổng Bí thư nhấn mạnh. Cùng với đó, Tổng Bí thư yêu cầu thiết lập hệ thống bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường, phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp kinh tế và tội phạm hình sự, nghiêm cấm các hành vi lạm dụng pháp luật trong quản lý thị trường. “Sửa đổi Bộ luật Hình sự, tách bạch rõ hành vi gian lận - trục lợi với sai sót hành chính thông thường” - Tổng Bí thư nói. Ngoài ra, ông cũng nhắc tới việc đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ dịch vụ thủ tục và chính sách cho kinh tế tư nhân, chuẩn hóa các thủ tục hành chính và chính sách. Cũng theo Tổng Bí thư, cần triển khai ngay gói tín dụng ưu đãi riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng nhà nước; dành quỹ đất ưu tiên 5%-10% tại các khu công nghiệp công nghệ cao cho startup thuê với giá ưu đãi…• Thiết lập hệ thống bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường, phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp kinh tế và tội phạm hình sự, nghiêm cấm các hành vi lạm dụng pháp luật trong quản lý thị trường. Tổng Bí thư cũng đề cập đến việc xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sĩ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Ông yêu cầu bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước… Ngoài ra, Tổng Bí thư nhắc tới việc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia phản biện chính sách; các bộ, ngành khi xây dựng luật, nghị định cần lắng nghe thấu đáo ý kiến của người dân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nhân thực chiến… “Khuyến khích thành lập hội đồng doanh nhân tư nhân cấp quốc gia, tư vấn trực tiếp cho Chính phủ trong chiến lược kinh tế - công nghiệp dài hạn” - Tổng Bí thư nói. Tạo điều kiện để doanh nhân tham gia phản biện chính sách Tổng Bí thư lưu ý cần thúc đẩy, tạo sự đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng“quản lý”, đảm bảo nguyên tắc “nói đi đôi với làm”thống nhất trong toàn hệ thống chính trị. Tiêu điểm

4 Thời sự - Thứ Hai 12-5-2025 thoisu@phapluattp.vn THẢO PHƯƠNG - XUÂN HOÁT Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thống nhất thực hiện chủ trương khám sức khỏe định kỳ miễn phí toàn dân ít nhất mỗi năm một lần, đồng thời giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án với lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035. Mong chủ trương sớm thành hiện thực Nhiều người dân tỏ ra vui mừng và cho rằng đây là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đặc biệt ý nghĩa đối với nhóm người yếu thế. Ông Nguyễn Dũng (55 tuổi, ngụ tỉnh Phú Yên) cho biết nếu chủ trương miễn phí khám sức khỏe định kỳ được triển khai, một bộ phận không nhỏ người có thu nhập thấp như ông sẽ được hưởng lợi. “Tôi bán vé số, vợ lượm ve chai và đều không có BHYT. Nếu mỗi năm được khám bệnh định kỳ miễn phí chắc chắn chúng tôi sẽ đi khám để biết sức khỏe mình thế nào” - ông Dũng chia sẻ. Nghe tin có chủ trương khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho người dân, bà Lê Thị Bích Loan (68 tuổi, ngụ TP.HCM) tỏ ra vui mừng. Bà cho biết các con giục bà khám sức khỏe định kỳ nhưng bà thấy tốn kém nên chưa đi. “Nếu sắp tới người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí thì thực sự là một tin rất vui. Người dân vừa đỡ gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe mà còn được tiếp cận y tế sớm, giúp phát hiện sớm bệnh nếu có và điều trị kịp thời” - bà Loan nói. Anh Trần Văn Hưng (34 tuổi, ngụ Cần Thơ) cho rằng chủ trương trương này sẽ sớm thành hiện thực. Cần có lộ trình, tính toán kỹ lưỡng BS CKII Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhân dân 115, TP.HCM, chia sẻ ông rất tâm làm việc và học tập. Khám sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng trong dự phòng, phát hiện sớm các bệnh lý, giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh nặng. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng sống của người dân mà còn giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế. “Khám sức khỏe định kỳ đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường hay ung thư, bởi đây là những bệnh lý thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu” - BS Tuấn nói. ThS Đinh Tấn Hùng, Trưởng phòng Hành chính quản trị BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa, nhận định chủ trương miễn phí khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân là đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên, để thực hiện được cần lộ trình cụ thể. “Nhiều BV hiện nay tự chủ về tài chính, do đó việc miễn viện phí hoặc khám định kỳ miễn phí mỗi Miễn viện phí cho bệnh nhân sẽ tạo ra nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là cho bệnh nhân ung thư. Ảnh: THẢO PHƯƠNG Năm 2023, TP.HCM đã triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi nhằm phát hiện các bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi này (tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản và COPD, phát hiện dấu hiệu nghi ngờ ung thư, các mức độ suy yếu tuổi già, trầm cảm lo âu, sa sút trí tuệ (từ 60 tuổi trở lên). Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 31-12-2024, các quận, huyện và TP Thủ Đức đã khám được 329.330 người cao tuổi (trong tổng số 1.001.575 người từ 60 tuổi trở lên), đạt 32,9%. Nguyên nhân do người dân chưa có thói quen chú ý đến sức khỏe bản thân, chưa có thói quen khám, tầm soát bệnh tật từ sớm, khi mắc bệnh thì đến BV có đăng ký BHYT để được khám chữa bệnh, do đó người cao tuổi ít tham gia khám, tầm soát bệnh không lây tại các trạm y tế, trung tâm y tế. Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, qua chương trình khám sức khỏe người cao tuổi, TP.HCM đã phát hiện thêm 49.197 người bị tăng huyết áp trước đây chưa được chẩn đoán (chiếm 15% dân số khám sức khỏe), 26.974 người nghi ngờ đái tháo đường (8%). Như vậy ước tính trong số hơn 1 triệu người cao tuổi tại TP.HCM, có khoảng 150.000 người bị tăng huyết áp nhưng chưa được phát hiện và điều trị. “Đẩy nhanh khám sức khỏe người cao tuổi để kịp thời phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm, lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Từ đó xác định được mô hình sức khỏe và bệnh tật, chủ động can thiệp sớm giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân” - BS Châu thông tin. Hiện nay Sở Y tế TP.HCM tiếp tục triển khai kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn năm 2025 theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Người cao tuổi TP.HCM khám sức khỏe miễn phí. Ảnh: THẢO PHƯƠNG khám định kỳ miễn phí cho toàn dân rất tuyệt vời. “Khi từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân, nên ưu tiên miễn phí cho các nhóm yếu thế trước như người già, trẻ em, người có công, người nghèo... Đồng thời, nếu Nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí thẻ BHYT cho học sinh - sinh viên, người cận nghèo thì quá tốt” - anh Hưng tâm sự. “Tôi bị ung thư vú đã hai năm nay, gia sản gần như khánh kiệt vì các lần hóa trị, thuốc thang. Nếu trước đó tôi đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm triệu chứng bệnh để được can thiệp chắc chắn sẽ khác” - bà Nguyễn Thị Lành (61 tuổi, ngụ TP Nha Trang) nói và mong muốn chủ ủng hộ chủ trương khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho người dân. Đây là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có thể duy trì sức khỏe tốt, yên Khám sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng trong dự phòng, phát hiện sớm các bệnh lý, giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh nặng. Khám sức khỏe định kỳ miễn phí: Hơn 300.000 người cao tuổi TP.HCM được khám miễn phí Người dân và bác sĩ đều bày tỏ vui mừng về chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần, tiến tới miễn viện phí toàn dân. Giai đoạn 2026-2030, Bộ Y tế đặt mục tiêu 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ hằng năm; phát triển hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe trọn đời… Ước tính với 100 triệu người dân, mỗi lần khám sức khỏe khoảng 250.000 đồng, tương đương mỗi năm phải chi 25.000 tỉ đồng. Từ năm 2030 đến 2035, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật BHYT, từng bước hoàn thiện chính sách để thực hiện miễn phí chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Ngân sách nhà nước sẽ tăng hỗ trợ mua thẻ BHYT để phấn đấu 100% dân số có BHYT. Cùng với đó, mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và từng bước chi trả cho dịch vụ dự phòng, khám sàng lọc, chẩn đoán sớm và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Từ đó, từng bước giảm tỉ lệ chi trả của người dân trong tổng chi tiêu cho sử dụng dịch vụ y tế xuống dưới 20%, tỉ lệ đồng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT xuống dưới 10%. Ông TRẦN VĂN THUẤN, Thứ trưởng Bộ Y tế Để 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí Người dân được nhân viên y tế khám sàng lọc sức khỏe. Ảnh: TRẦN MINH

5 THANH THANH Hằng năm, bà Định Thị Trúc, 63 tuổi (Minh Hóa, Quảng Bình) đều đi khám sức khỏe định kỳ một lần. Nhờ vậy, bà Trúc dù đã lớn tuổi nhưng không mắc bệnh nặng, tình trạng sức khỏe ổn định, chỉ gặp vài vấn đề nhỏ do tuổi tác. Được miễn phí thì quá tốt... “Tôi đi khám vì con trai bắt phải đi, nếu để bản thân tự chủ động thì chắc tôi cũng không đi. Tiền khám đã nhiều, tiền đi lại từ quê ra viện lại là một khoản khác” - bà Trúc nói và cho hay không biết mỗi lần khám hết bao nhiêu tiền vì con trai không nói nhưng bà nghĩ: “Chắc cũng đến vài triệu nên hàng xóm của tôi ở quê có đi khám sức khỏe định kỳ bao giờ đâu”. “Nếu người dân được miễn phí khi đi khám sức khỏe định kỳ hằng năm thì tốt quá. Như thế mỗi lần đi khám tôi sẽ đỡ phải trăn trở vì tốn tiền của các con, tụi nó đều làm công ăn lương, nuôi ba con nhỏ” - bà Trúc chia sẻ thêm. Trong khi đó, nhờ khám sức khỏe định kỳ theo chương trình của công ty, chị Nguyễn Thị Giang (26 tuổi, ngụ Cầu Giấy, Hà Nội) đã phát hiện sớm mắc ung thư tuyến giáp. “Ban đầu tôi sốc lắm, vì mình còn trẻ như vậy mà đã mắc bệnh. Dần dần được các bác sĩ và mọi người động viên, biết đây là bệnh được phát hiện sớm nên tiên lượng vẫn tốt tôi mới ổn định lại tinh thần” - chị Giang cho hay. Sau lần đó, từ kinh nghiệm của bản thân, chị Giang thường xuyên đưa cha mẹ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm - điều mà trước đó họ chưa từng làm. “Tôi nghĩ ai rồi cũng có bệnh này hoặc bệnh kia, đi khám để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe là tốt nhất” - chị Giang nói. Do vậy, chị Giang cho rằng chủ trương miễn phí khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân nếu được triển khai sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, vừa giúp dự phòng, khám sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm vừa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với sức khỏe nhân dân, đồng thời làm tăng niềm tin, sự an tâm của nhân dân đối với Nhà nước. Cần nhiều giải pháp BS Lê Thị Phượng, khoa Nội tổng hợp BV C Thái Nguyên, cho biết tỉ lệ người bệnh đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn tại cơ sở y tế này rất lớn. Có hai lý do chính khiến người dân không đi khám sức khỏe định kỳ là chủ quan sức khỏe của bản thân và lo ngại về vấn đề tài chính. “Chủ trương miễn phí khám sức khỏe định kỳ rất nhân văn, là tin vui lớn đối với cả người dân và đội ngũ y, bác sĩ. Những người làm trong ngành y không ai mong muốn phát hiện bệnh của người dân khi bệnh đã tiến triển nặng” - BS Phượng cho hay. Hiện nay, khi đi khám sức khỏe định kỳ, người dân thường được chỉ định thực hiện các kỹ thuật như xét nghiệm đường máu, kiểm tra chức năng thận, men gan, chụp X-quang ngực và siêu âm. BS Phượng nhận định với chi phí khoảng 250.000 đồng/người cho mỗi lần khám sức khỏe định kỳ thì chỉ thực hiện được các kỹ thuật cơ bản nhất. Để việc khám định kỳ thực sự giúp dự phòng, khám sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì có thể cần tính toán để tăng con số này lên. “Để thực hiện chủ trương còn rất nhiều việc phải làm. Từ góc độ của người làm chuyên môn, thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, tôi mong chủ trương sớm được triển khai. Nhưng từ góc độ quản lý, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thì tôi biết sẽ có nhiều thách thức đối với các sở y tế, các BV cũng như toàn ngành y nói chung” - BS Phượng nhấn mạnh. Theo ông Nguyễn Đức Thuận, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, chủ trương miễn viện phí toàn dân có ý nghĩa lớn, rất tích cực. Để tiến tới miễn viện phí toàn dân, miễn phí khám sức khỏe định kỳ là một bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ một số vấn đề. Trước hết là vấn đề tài lực. Kinh phí cho việc này sẽ được lấy từ đâu? “Việc khám sức khỏe định kỳ cần được thực hiện đúng theo tinh thần của khám sức khỏe nhằm giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, không phải là làm một vài kỹ thuật để khám cho có” - ông Thuận nói. Tiếp đó là vấn đề nhân lực, sẽ cần đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nắm vững kiến thức tổng quát - những người có khả năng phát hiện, tìm ra các bệnh từ khi bệnh chưa có dấu hiệu, triệu chứng. “Quan trọng nhất của khám sức khỏe định kỳ là phát hiện, sàng lọc sớm các vấn đề sức khỏe ngay từ khi bệnh nhân còn chưa biết là vấn đề đó có tồn tại” - ông Thuận nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Thuận gợi ý có thể tận dụng các bác sĩ đã nghỉ hưu, có kinh nghiệm lâu năm, tham gia khám sức khỏe định cho người dân tại địa phương. “Là một người đã nghỉ hưu nhưng vẫn muốn cống hiến cho ngành y, tôi sẵn sàng tham gia vào các hoạt động này” - ông Thuận bày tỏ. Cũng theo nguyên giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, số tiền cần để chi cho một người dân khám sức khỏe định kỳ mỗi năm cần được tính toán, nghiên cứu, thảo luận, lắng nghe từ các BV, chuyên gia, bác sĩ - những người trực tiếp khám bệnh. “Con số này không thể ước lượng một cách cảm tính” - ông Thuận nói thêm. Bên cạnh đó, khi đã giải được bài toàn về tài lực và nhân lực, cần có hướng triển khai cụ thể, không thể khám một cách ào ạt, thậm chí từng đối tượng người dân, độ tuổi cũng cần có những hướng dẫn khám khác nhau.• Thời sự - Thứ Hai 12-5-2025 Chiều 6-5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh chủ trương miễn viện phí toàn dân là chủ trương lớn, nhân văn và có tác động tích cực trong việc chăm nom sức khỏe cho người dân. Trong giai đoạn 2026-2030, Bộ Y tế đặt mục tiêu 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ hằng năm. Ước tính 100 triệu người dân với chi phí mỗi lần khám sức khỏe khoảng 250.000 đồng/người, cần chi khoảng 25.000 tỉ đồng/năm. Cũng trong giai đoạn này, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện thí điểm một số chính sách như mở rộng quyền lợi gói dịch vụ y tế cơ bản để tăng lên 20%-30% mức lương cơ sở (hiện nay là 15%), khám sức khỏe định kỳ, khám sàng lọc chẩn đoán, phát hiện sớm một số bệnh; tăng mức hưởng BHYT lên 100% đối với các đối tượng đang có mức hưởng 95%, đồng thời có lộ trình tăng dần mức hưởng đối với đối tượng đang hưởng 80%. Hiện tại có ba mức hưởng gồm 80%, 95% và 100%. thoisu@phapluattp.vn Khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần là chủ trương rất nhân văn. Nếu việc khám sức khỏe định kỳ miễn phí được thực hiện cho toàn dân thì lợi ích và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe sẽ được tăng lên rất nhiều. PGS-TS-BS ĐỖ VĂN DŨNG, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM Họ đã nói Chủ trương rất ý nghĩa, nhân văn “Tôi nghĩ ai rồi cũng có bệnh này hoặc bệnh kia, đi khám để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe là tốt nhất” - chị Giang nói. Người dân tham gia khám sức khỏe miễn phí nhằm giúp phát hiện sớm các vấn đề về thị lực tại BV đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: THANH TÚ Những“bàitoán”cần giải Phần lớn người dân chưa đi khám sức khỏe định kỳ do chủ quan về sức khỏe của bản thân và lo ngại về vấn đề tài chính. Theo đó, năm 2024 trở về trước, việc khám sức khỏe cho người cao tuổi được thực hiện tại trạm y tế. Từ năm 2025 trở đi, UBND TP.HCM cho phép khám sức khỏe cho người cao tuổi tại các phòng khám đa khoa, BV công lập và tư nhân có đủ điều kiện. “Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi trên địa bàn TP tiếp cận dịch vụ. Mục tiêu đảm bảo 100% người cao tuổi được khám sức khỏe trong năm 2025. Tất cả chi phí khám sức khỏe do ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác chi trả” - BS Châu nói.• năm một lần cho người dân cần phải tính toán kỹ giữa các bộ, ngành liên quan” - ông Hùng nêu. Đồng thời cho rằng cũng cần có chính sách đối với y, bác sĩ để đảm bảo công bằng, giữ chân được nhân lực chất lượng cao cho BV công lập. Còn theo BS CKII Trịnh Ngọc Hiệp, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, chủ trương khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho toàn dân là hoàn toàn đúng đắn và nhân văn. Tuy nhiên, để chủ trương thành hiện thực phải có các điều kiện như tỉ lệ bao phủ BHYT phải cao, tiệm cận toàn dân; mức giá của BHYT phải nghiên cứu hợp lý để đảm bảo chi trả. Ngoài ra, ngân sách nhà nước phải đảm bảo hỗ trợ đầy đủ cho nhóm yếu thế trong xã hội và gần như bao cấp cho mảng y tế dự phòng. Đồng thời, tính đúng, tính đủ cũng như đảm bảo giá dịch vụ y tế đủ trả lương và tái đầu tư cho các cơ sở khám chữa bệnh, thanh quyết toán BHYT phải đầy đủ và nhanh chóng; quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên (người dân, BHXH, các cơ sở khám chữa bệnh, các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh). Cốt lõi nhất là nền kinh tế quốc gia phải đủ mạnh để chủ trương thực hiện được thuận lợi, tiến tới miễn viện phí toàn dân trong tương lai.•

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 12-5-2025 Rồi tư duy “không quản được thì cấm”, tư duy “xin-cho”, tình trạng “quyền anh, quyền tôi” khi thiết kế các luật đã tạo ra thủ tục và quyền lực. Từ đó, nảy sinh quyền lợi, lợi ích nhóm và lợi ích cá nhân lồng vào. Điều này làm cản trở sự phát triển của đất nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chỉ có một quyền là quyền không làm. Khi các DN thực hiện quyền không làm thì KTTN giảm đi cơ hội phát triển, dẫn đến giảm công ăn việc làm cho người dân, giảm thu ngân sách nhà nước và cơ hội phát triển quốc gia. . Thưa Phó Thủ tướng, vậy Nghị quyết 68 nhìn nhận, đánh giá những tồn tại này ra sao? + Nghị quyết đã mạnh dạn nêu ra thiếu sót, nhận định chính sách quan tâm nhưng chưa thực sự đúng mức; nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống, chưa đủ sức lan tỏa; DN chủ yếu vẫn tự xoay xở và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tiếp cận các nguồn lực đất đai, vốn, lao động, dữ liệu... Hệ thống thể chế còn nhiều vướng mắc, thủ tục còn rườm rà, chi phí tuân thủ cao, công tác thanh tra, kiểm tra còn nặng nề. Đặc biệt, định kiến, thành kiến với khu vực KTTN khiến niềm tin bị thu hẹp, DN không mạnh dạn đầu tư dù năng lực, nguồn lực còn rất lớn. Vai trò, tiềm năng, nội lực của khu vực này chưa được phát huy tương xứng. Vì vậy, mục tiêu cốt lõi của Nghị quyết 68 là tháo gỡ các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực còn đang bị kìm hãm, loại bỏ các rào cản đang tồn tại, để khu vực KTTN có thể phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp hiệu quả hơn vào sự phát triển chung của đất nước trong kỷ nguyên mới. Cuộc cách mạng về tư duy và thể chế . Nghị quyết 68 trao quyền, đúng hơn là tôn trọng quyền tự do kinh doanh Hiến định của người dân và DN một cách triệt để. Xin ông làm rõ hơn về quan điểm này. + “KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia”, Nghị quyết 68 đã nâng cấp quan điểm, nhận thức đầy đủ như vậy. Từ nhận thức này, các quyền Hiến định của người dân và DN về kinh doanh, tài sản, cạnh tranh, tiếp cận các nguồn lực… sẽ được thể chế hóa để bảo đảm thực chất hơn. Hiến pháp 2013 cũng như các luật về kinh doanh đã khẳng định người dân và DN được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Hay cao hơn, Hiến pháp 2013 đã khẳng định “quyền con người, quyền công dân chỉ được hạn chế bằng luật”. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại không ít rào cản, gây hạn chế quyền tự do này. Khi quyền tự do kinh doanh bị hạn chế thì cũng là lúc các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết nảy sinh, làm giảm đi sự năng động, sáng tạo của DN. Khi đó mới có những chuyện mà Thủ tướng nhắc nhiều lần là thời gian thực hiện dự án chỉ sáu tháng mà thủ tục mất ba năm, hay chuyện một chiếc bánh chocolate cõng 13 giấy phép, hay chuyện thời gian nuôi gà còn ngắn hơn thời gian làm thủ tục cho một quả trứng… Tôi chia sẻ nhiều lần, ở Trung Quốc, một tỉnh làm được 2.000 km cao tốc chỉ trong vòng ba năm; một nhà máy ô tô điện từ lúc cấp phép đến khi đi vào hoạt động chỉ mất 11 tháng, một trung tâm thương mại từ lúc làm thủ tục đến lúc đi vào hoạt động chỉ mất 68 ngày. Hay TP Dubai, 500 tòa nhà trị giá 20 tỉ USD được xây dựng chỉ trong vòng năm năm, trong khi nếu với các thủ tục ở ta thì phải mất… 1.500 năm. . Vậy với Nghị quyết 68, liệu Việt Nam có thể khắc phục được những câu chuyện cười ra nước mắt mà Phó Thủ tướng thường chia sẻ, phát biểu ở các diễn đàn, kể cả ở QH không? + Nghị quyết 68 không còn đặt nặng vấn đề quản lý theo cung cách cũ và tôi khẳng định Nghị quyết 68 là một cuộc cách mạng về tư duy và thể chế. Nghị quyết 68 được thể chế hóa đầy đủ sẽ tạo ra những thay đổi rất lớn, rất căn bản. Những tuyên bố mạnh mẽ trong nghị quyết như bỏ cơ chế “xin-cho”, bỏ tư duy “không quản được thì cấm” sẽ thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Trước đây, chúng ta tự tạo ra những rào cản, rồi tháo gỡ và coi đó là cải cách, đổi mới. Nhưng lần này, chúng ta đổi mới từ gốc, từ tư duy và nhận thức. Cốt lõi của thay đổi chính là định hướng chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Nghị quyết đã nói rõ: “Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm”. Theo định hướng này, Nhà nước sẽ công khai các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong mọi lĩnh vực để người dân, DN biết, tuân thủ và áp dụng. Khi không cần phải xin phép ai, không cần ai cho phép và thực hiện các quyền tự do kinh doanh thì DN sẽ không còn gặp khó khăn gia nhập thị trường, giảm được chi phí tuân thủ, giảm thời gian triển khai và tận dụng được mọi cơ hội. Không hồi tố bất lợi cho doanh nghiệp . Định hướng “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự” cũng đã được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhắc đến trong nhiều nhiệm kỳ. Nghị quyết 68 khẳng định dứt khoát hơn. + Định hướng “không hình sự CHÂN LUẬN Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về KTTN mà Tổng Bí thư Tô Lâm mới ký ban hành. Nói với Pháp Luật TP.HCM, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: “Mục tiêu cốt lõi của nghị quyết là tháo gỡ các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực còn đang bị kìm hãm, loại bỏ các rào cản đang tồn tại để khu vực KTTN phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp hiệu quả hơn vào sự phát triển chung của đất nước trong kỷ nguyên mới”. Tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực bị kìm hãm . Phóng viên: Phó Thủ tướng từng nhận định KTTN như chiếc lò xo bị nén lại một thời gian dài và Nghị quyết 68 làm bật các chốt kìm hãm để KTTN bung ra… + Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (ảnh): Đúng vậy! Vì dù đã được hình thành, phát triển nhưng KTTN Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng cả về số lượng, chất lượng và quy mô, nhất là với sứ mệnh của mình, với kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, của dân tộc. Từ Đổi mới 1986 đến nay, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế để thúc đẩy KTTN phát triển nhưng một số chính sách chưa thực sự trúng, đúng và đủ mạnh, chưa được tổ chức thực hiện tốt. Đó là chưa kể các chính sách thường được thiết kế thiên về hướng làm sao thuận tiện cho công tác quản lý, với việc trao cho Nhà nước rất nhiều quyền. Quyền cho làm gì, cho ai làm, làm ở đâu, làm như thế nào… Nghiên cứu chế tạo chất bán dẫn phục vụ trong vật liệu thông minh tại Trung tâm đào tạo Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: HOÀNG QUÂN hóa các quan hệ dân sự - kinh tế” từ trước tới nay và trong Nghị quyết 68 là hết sức rõ ràng. Tại kỳ họp thứ 9 của QH, Chính phủ đang trình QH xem xét sửa đổi, bổ sung nhiều luật, trong đó có luật liên quan trực tiếp đến định hướng này là BLHS. Nghị quyết cũng khẳng định lại nguyên tắc không hồi tố bất lợi, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ việc liên quan đến DN. Những nguyên tắc này sẽ quyết định quá trình khởi tố, điều tra, truy tố doanh nhân, kéo theo việc kê biên, định giá tài sản, phân định tài sản hợp pháp, tài sản hình thành do hành vi phạm tội… phải tuân theo các yêu cầu tố tụng công minh. Việc thể chế hóa những định hướng quan trọng của Nghị quyết 68 vào các luật chắc chắn sẽ kiến tạo một môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, bình đẳng, minh bạch, sẽ bảo đảm được các quyền tự do của người dân, DN, trong đó có quyền tự do kinh doanh. . Xin cảm ơn Phó Thủ tướng.• Việc thể chế hóa những định hướng quan trọng của Nghị quyết 68 vào các luật chắc chắn sẽ kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, bình đẳng, minh bạch, bảo đảm các quyền tự do của người dân, doanh nghiệp, trong đó có quyền tự do kinh doanh. phapluat@phapluattp.vn PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN CHÍ DŨNG: Quyết liệt tạo ra cuộc cách kinh tế tư nhân Nghị quyết 68 được thể chế hóa đầy đủ sẽ tạo ra những thay đổi rất lớn, rất căn bản, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==