16 DƯƠNG KHANG Lệnh ngừng bắn giữa hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân - Ấn Độ và Pakistan - vẫn có hiệu lực tính đến ngày 11-5. Tuy nhiên, không khí căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt, hai bên đã có nhiều giờ giao tranh xuyên đêm 10-5. Lệnh ngừng bắn mong manh Đợt giao tranh ác liệt kéo dài suốt bốn ngày giữa hai cường quốc hạt nhân đã để lại hậu quả nặng nề với cả hai nước. Hàng chục người thiệt mạng, các cơ sở quân sự hai bên hư hại vì bị tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công. Đây là cuộc xung đột tồi tệ nhất trong gần ba thập niên qua. Sau nhiều nỗ lực ngoại giao và áp lực từ Mỹ, lệnh ngừng bắn đã được thiết lập vào ngày 10-5 với sự xác nhận từ cả hai bên. Chỉ vài giờ sau thỏa thuận, tiếng nổ từ các hệ thống phòng không lại vang lên tại nhiều TP biên giới. Các cuộc pháo kích và tấn công bằng UAV tiếp tục nổ ra tại Jammu và Kashmir - nơi vốn là tâm điểm của xung đột, theo nhân chứng của hãng tin Reuters. Sáng 11-5, hai bên cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri cáo buộc Pakistan đã vi phạm thỏa thuận và tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã được chỉ đạo “xử lý mạnh mẽ” nếu tình trạng này tái diễn. “Chúng tôi kêu gọi Pakistan thực hiện các bước cần thiết để giải quyết các vi phạm này và xử lý tình hình một cách nghiêm túc, có trách nhiệm” - ông Misri tuyên bố. thẳng, thay vì khơi mào một cuộc chiến dài hạn. Cùng lúc đó, Pakistan, mặc dù tuyên bố “hạ gục” năm máy bay Ấn Độ, cũng cẩn trọng không để mọi chuyện vượt quá giới hạn, khẳng định mình chỉ hành động để bảo vệ chủ quyền và không muốn đưa tình hình ra khỏi tầm kiểm soát. GS Iqbal Singh Sevea từ ĐH Quốc gia Singapore (NUS) nhận xét rằng mặc dù căng thẳng đang rất lớn, hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu của một cuộc chiến sắp xảy ra. Ông Sevea cho rằng cả hai quốc gia đều lo ngại bị kéo vào một cuộc xung đột toàn diện. Vì thế, họ vẫn cố gắng kiềm chế hành động quân sự để tránh tình huống không thể kiểm soát. “Ấn Độ đã cố gắng định hình các cuộc tấn công của mình như những hành động “tập trung, có mức độ và không leo thang”, chỉ nhắm vào “hạ tầng của khủng bố”. Điều này phản ánh rõ mục tiêu của họ: Không phải là chiến tranh, mà là một chiến dịch chống khủng bố” - ông Sevea nói. Pakistan cũng có lý do để không leo thang quá mức. Ngoài mối lo ngại về cuộc xung đột có thể kéo dài và gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn, quốc gia này cũng gặp phải thách thức lớn trong việc chọn mục tiêu tấn công bên trong lãnh thổ Ấn Độ. Lý do phía Ấn Độ đưa ra cho quyết định tấn công các địa điểm phía Pakistan là vì các địa điểm này là nơi ẩn náu và nuôi dưỡng khủng bố. Song Pakistan lại không thể viện lý do này cho các mục tiêu ở Ấn Độ mà mình sẽ tấn công, vì Ấn Độ không dính phải cáo buộc có hang ổ khủng bố. Dù căng thẳng chưa bao giờ tắt nhưng cả Ấn Độ và Pakistan đều vẫn có những cách kiểm soát tình hình. Cả hai nước đều nhận thức được rằng một cuộc chiến toàn diện có thể phá hủy cả hai quốc gia, hiểu rõ sự cần thiết phải kiềm chế để tránh một thảm họa không thể vãn hồi.• Quốc tế - Thứ Hai 12-5-2025 Đáp lại, Bộ Ngoại giao Pakistan khẳng định nước này cam kết tuân thủ lệnh ngừng bắn và đổ lỗi cho Ấn Độ về các vụ vi phạm. “Bất chấp những vi phạm do Ấn Độ thực hiện ở một số khu vực, lực lượng của chúng tôi vẫn đang xử lý tình hình với trách nhiệm và kiềm chế” - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pakistan nêu rõ. Bộ Ngoại giao Pakistan cũng kêu gọi lực lượng tại hiện trường duy trì kiềm chế, nhấn mạnh rằng mọi vấn đề liên quan thực thi lệnh ngừng bắn nên được giải quyết thông qua liên lạc ở các cấp phù hợp. Diễn biến hai nước thống nhất lệnh ngừng bắn phần nào đẩy lui nguy cơ chiến tranh toàn diện nhưng tính chất mong manh của lệnh ngừng bắn này vẫn gây lo ngại, theo đài CNN. CNN lưu ý các động thái rắn từ cả hai nước sau vụ thảm sát khách du lịch ở Kashmir gần đây. Cả hai nước đã công bố hàng loạt biện pháp trả đũa: Đình chỉ cấp thị thực, cấm thương mại, Ấn Độ ngừng tham gia vào hiệp định chia sẻ nguồn nước quan trọng. Hiện chưa rõ liệu các biện pháp này có được rút lại hay không. Nếu không thì tình hình sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khu vực vẫn sẽ trong tình trạng bất ổn. Vẫn có thể cứu vãn Trong bối cảnh căng thẳng tột độ, hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này vẫn rất thận trọng trong hành động và diễn ngôn, do đó có lý do tin rằng tình hình vẫn còn có thể cứu vãn, tránh để mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Ấn Độ sở hữu 172 đầu đạn hạt nhân, trong khi Pakistan cũng có 170. “Cả hai quốc gia đều biết rằng nếu tình hình leo thang thành chiến tranh toàn diện, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi. Chính vì thế, họ luôn có sự kiểm soát và thận trọng nhất định trong các phản ứng quân sự” - ông Ian Hall, GS quan hệ quốc tế tại ĐH Griffi th (Úc), nhận định. Mặc dù các đòn đáp trả trong lần xung đột này được tính toán kỹ lưỡng, Ấn Độ vẫn khẳng định rằng các cuộc không kích của mình là “tập trung và chính xác”, không nhắm vào các cơ sở quân sự của Pakistan. Điều này cho thấy Ấn Độ vẫn cố gắng hạn chế leo thang căng Người dân ở TP Hyderabad (bang Telangana, Pakistan) ăn mừng sau khi lệnh ngừng bắn với Ấn Độ được công bố vào ngày 10-5. Ảnh: AFP Ngày 10-5 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc tại Thụy Sĩ, đánh giá rằng hai bên đã đạt được “một sự khởi đầu lại hoàn toàn theo cách thân thiện và mang tính xây dựng”, theo hãng tin Reuters. “Cuộc gặp hôm nay với Trung Quốc tại Thụy Sĩ diễn ra rất tốt đẹp. Chúng tôi đã thảo luận nhiều vấn đề và đạt được nhiều thỏa thuận” - ông Trump viết trên nền tảng Truth Social. “Chúng tôi mong muốn vì lợi ích của cả Trung Quốc và Mỹ, mở cửa thị trường Trung Quốc cho doanh nghiệp Mỹ. Đó là một tiến triển tuyệt vời” - ông Trump nói thêm song không nêu rõ chi tiết về những tiến triển này. Trước đó, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên tại Geneva với mục tiêu làm dịu cuộc chiến thương mại đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Dự kiến các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục trong ngày 11-5 (giờ địa phương), theo một nguồn tin thân cận. Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã gặp Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent và đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp thuế hơn 100% lên hàng hóa của nhau. Cuộc gặp kéo dài khoảng 8 giờ, kết thúc lúc 20 giờ (giờ địa phương). DƯƠNG KHANG Quốc tế hoan nghênh lệnh ngừng bắn Theo đài NDTV, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres hoan nghênh “mọi nỗ lực hạ nhiệt xung đột” giữa Ấn Độ và Pakistan và đang theo dõi tình hình. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ sự ủng hộ đối với lệnh ngừng bắn và cam kết sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực. Đức cho biết thỏa thuận ngừng bắn giữa hai quốc gia là “bước đầu quan trọng thoát khỏi vòng xoáy leo thang”. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Keir Starmer bày tỏ hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ trở thành một“thỏa thuận lâu dài và bền vững”, theo tờ Sky News. “Chúng tôi đã tham gia vào nỗ lực hạ nhiệt, nói chuyện với cả hai bên qua ngoại trưởng và các quan chức cấp cao. Tôi rất vui khi thấy có lệnh ngừng bắn. Vấn đề là làm cho lệnh ngừng bắn này trở thành lâu dài và bền vững” - ông Starmer nhấn mạnh. Liên minh châu Âu (EU) gọi đó là “bước đi quan trọng để hạ nhiệt căng thẳng”và nhấn mạnh cần phải nỗ lực để đảm bảo lệnh ngừng bắn được tôn trọng. Bộ Ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Ai Cập, Jordan... cũng hoan nghênh thỏa thuận này. “Cả Ấn Độ và Pakistan đều nhận thức rõ rằng việc để tình hình leo thang không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Quân đội của hai quốc gia này đều hiểu tường tận sức mạnh và chiến lược quân sự của đối phương, điều này giúp hạn chế tối đa khả năng xảy ra những cuộc đối đầu ngoài tầm kiểm soát” - chuyên gia Kim HeriotDarragh thuộc Viện Ấn Độ ĐH Melbourne (Úc) nhận định. Tiêu điểm Trong bối cảnh căng thẳng tột độ, hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này vẫn rất thận trọng trong hành động và diễn ngôn. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: ANADOLU quocte@phapluattp.vn Hy vọng từ lệnh ngừng bắn mong manh giữa Ấn Độ và Pakistan Lệnh ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan đang rất mong manh song hai bên vẫn hết sức thận trọng kiểm soát cục diện, tránh để tình hình leo thang thành xung đột lớn. Ông Trump đánh giá cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung ở Thụy Sĩ
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==