4 Thời sự - Thứ Hai 12-5-2025 thoisu@phapluattp.vn THẢO PHƯƠNG - XUÂN HOÁT Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thống nhất thực hiện chủ trương khám sức khỏe định kỳ miễn phí toàn dân ít nhất mỗi năm một lần, đồng thời giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án với lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035. Mong chủ trương sớm thành hiện thực Nhiều người dân tỏ ra vui mừng và cho rằng đây là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đặc biệt ý nghĩa đối với nhóm người yếu thế. Ông Nguyễn Dũng (55 tuổi, ngụ tỉnh Phú Yên) cho biết nếu chủ trương miễn phí khám sức khỏe định kỳ được triển khai, một bộ phận không nhỏ người có thu nhập thấp như ông sẽ được hưởng lợi. “Tôi bán vé số, vợ lượm ve chai và đều không có BHYT. Nếu mỗi năm được khám bệnh định kỳ miễn phí chắc chắn chúng tôi sẽ đi khám để biết sức khỏe mình thế nào” - ông Dũng chia sẻ. Nghe tin có chủ trương khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho người dân, bà Lê Thị Bích Loan (68 tuổi, ngụ TP.HCM) tỏ ra vui mừng. Bà cho biết các con giục bà khám sức khỏe định kỳ nhưng bà thấy tốn kém nên chưa đi. “Nếu sắp tới người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí thì thực sự là một tin rất vui. Người dân vừa đỡ gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe mà còn được tiếp cận y tế sớm, giúp phát hiện sớm bệnh nếu có và điều trị kịp thời” - bà Loan nói. Anh Trần Văn Hưng (34 tuổi, ngụ Cần Thơ) cho rằng chủ trương trương này sẽ sớm thành hiện thực. Cần có lộ trình, tính toán kỹ lưỡng BS CKII Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhân dân 115, TP.HCM, chia sẻ ông rất tâm làm việc và học tập. Khám sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng trong dự phòng, phát hiện sớm các bệnh lý, giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh nặng. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng sống của người dân mà còn giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế. “Khám sức khỏe định kỳ đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường hay ung thư, bởi đây là những bệnh lý thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu” - BS Tuấn nói. ThS Đinh Tấn Hùng, Trưởng phòng Hành chính quản trị BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa, nhận định chủ trương miễn phí khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân là đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên, để thực hiện được cần lộ trình cụ thể. “Nhiều BV hiện nay tự chủ về tài chính, do đó việc miễn viện phí hoặc khám định kỳ miễn phí mỗi Miễn viện phí cho bệnh nhân sẽ tạo ra nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là cho bệnh nhân ung thư. Ảnh: THẢO PHƯƠNG Năm 2023, TP.HCM đã triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi nhằm phát hiện các bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi này (tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản và COPD, phát hiện dấu hiệu nghi ngờ ung thư, các mức độ suy yếu tuổi già, trầm cảm lo âu, sa sút trí tuệ (từ 60 tuổi trở lên). Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 31-12-2024, các quận, huyện và TP Thủ Đức đã khám được 329.330 người cao tuổi (trong tổng số 1.001.575 người từ 60 tuổi trở lên), đạt 32,9%. Nguyên nhân do người dân chưa có thói quen chú ý đến sức khỏe bản thân, chưa có thói quen khám, tầm soát bệnh tật từ sớm, khi mắc bệnh thì đến BV có đăng ký BHYT để được khám chữa bệnh, do đó người cao tuổi ít tham gia khám, tầm soát bệnh không lây tại các trạm y tế, trung tâm y tế. Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, qua chương trình khám sức khỏe người cao tuổi, TP.HCM đã phát hiện thêm 49.197 người bị tăng huyết áp trước đây chưa được chẩn đoán (chiếm 15% dân số khám sức khỏe), 26.974 người nghi ngờ đái tháo đường (8%). Như vậy ước tính trong số hơn 1 triệu người cao tuổi tại TP.HCM, có khoảng 150.000 người bị tăng huyết áp nhưng chưa được phát hiện và điều trị. “Đẩy nhanh khám sức khỏe người cao tuổi để kịp thời phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm, lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Từ đó xác định được mô hình sức khỏe và bệnh tật, chủ động can thiệp sớm giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân” - BS Châu thông tin. Hiện nay Sở Y tế TP.HCM tiếp tục triển khai kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn năm 2025 theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Người cao tuổi TP.HCM khám sức khỏe miễn phí. Ảnh: THẢO PHƯƠNG khám định kỳ miễn phí cho toàn dân rất tuyệt vời. “Khi từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân, nên ưu tiên miễn phí cho các nhóm yếu thế trước như người già, trẻ em, người có công, người nghèo... Đồng thời, nếu Nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí thẻ BHYT cho học sinh - sinh viên, người cận nghèo thì quá tốt” - anh Hưng tâm sự. “Tôi bị ung thư vú đã hai năm nay, gia sản gần như khánh kiệt vì các lần hóa trị, thuốc thang. Nếu trước đó tôi đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm triệu chứng bệnh để được can thiệp chắc chắn sẽ khác” - bà Nguyễn Thị Lành (61 tuổi, ngụ TP Nha Trang) nói và mong muốn chủ ủng hộ chủ trương khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho người dân. Đây là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có thể duy trì sức khỏe tốt, yên Khám sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng trong dự phòng, phát hiện sớm các bệnh lý, giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh nặng. Khám sức khỏe định kỳ miễn phí: Hơn 300.000 người cao tuổi TP.HCM được khám miễn phí Người dân và bác sĩ đều bày tỏ vui mừng về chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần, tiến tới miễn viện phí toàn dân. Giai đoạn 2026-2030, Bộ Y tế đặt mục tiêu 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ hằng năm; phát triển hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe trọn đời… Ước tính với 100 triệu người dân, mỗi lần khám sức khỏe khoảng 250.000 đồng, tương đương mỗi năm phải chi 25.000 tỉ đồng. Từ năm 2030 đến 2035, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật BHYT, từng bước hoàn thiện chính sách để thực hiện miễn phí chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Ngân sách nhà nước sẽ tăng hỗ trợ mua thẻ BHYT để phấn đấu 100% dân số có BHYT. Cùng với đó, mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và từng bước chi trả cho dịch vụ dự phòng, khám sàng lọc, chẩn đoán sớm và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Từ đó, từng bước giảm tỉ lệ chi trả của người dân trong tổng chi tiêu cho sử dụng dịch vụ y tế xuống dưới 20%, tỉ lệ đồng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT xuống dưới 10%. Ông TRẦN VĂN THUẤN, Thứ trưởng Bộ Y tế Để 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí Người dân được nhân viên y tế khám sàng lọc sức khỏe. Ảnh: TRẦN MINH
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==