16 Quốc tế - Thứ Ba 13-5-2025 Ông Trump công du Trung Đông và chiến lược của Mỹ ở vùng Vịnh DƯƠNG KHANG Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn Trung Đông làm điểm công du cấp nhà nước đầu tiên trong nhiệm kỳ hai, với chuyến công du Trung Đông dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 16-5. Giới quan sát nhận định trọng tâm chuyến thăm của ông Trump sẽ là củng cố liên minh vùng Vịnh và thúc đẩy giải pháp ổn định khu vực trong bối cảnh địa chính trị nhiều biến động. Tâm điểm mới trong chiến lược toàn cầu của ông Trump Theo đài CNN, Saudi Arabia một lần nữa sẽ trở thành điểm đến đầu tiên trong nhiệm kỳ mới của ông Trump và điều này không phải là ngẫu nhiên. Hành động này lặp lại đúng dấu ấn nhiệm kỳ đầu năm 2017, khi ông chọn Riyadh làm nơi đặt chân đầu tiên sau khi nhậm chức. Đó là một quyết định mang tính biểu tượng cao cho thấy Trung Đông - đặc biệt là vùng Vịnh - đang giữ vai trò chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Theo hãng tin Axios, chuyến đi vốn được lên lịch diễn ra vào ngày 28-4 song đã được lùi sang giữa tháng 5. Phía Saudi Arabia khi ấy kỳ vọng sẽ đón tiếp Tổng thống Mỹ sau một thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, nhằm gia tăng tính biểu tượng cho nỗ lực kiến tạo hòa bình toàn cầu. Tuy nhiên, thông điệp chính không nằm ở ngày giờ mà ở bản đồ chuyến đi: Không chỉ dừng lại ở Saudi Arabia, ông Trump còn lên kế hoạch thăm Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Đây không chỉ là ba quốc gia giàu có, mà còn là ba trụ cột tạo nên “tam giác quyền lực” về chính trị và kinh tế ở Trung Đông. Mỗi quốc gia mang một bản sắc riêng nhưng cùng chia sẻ với ông Trump một tầm nhìn thực dụng: An ninh khu vực, năng lượng, kinh tế số và đối trọng chiến lược với Iran. Các nước vùng Vịnh hôm nay không chỉ còn là những nền quân chủ dầu mỏ. Saudi Arabia đang đẩy nhanh hiện đại hóa với tầm nhìn đến năm 2030 (Vision 2030) để đa dạng hóa nền kinh tế và mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị. Qatar, dù nhỏ về diện tích, đóng vai trò như một trung gian ngoại giao quan trọng, tích cực trong các sáng kiến nhân đạo. Còn UAE đang định vị mình là trung tâm công nghệ và logistics hàng đầu với tham vọng vươn lên thành “Singapore của Trung Đông”, theo đài RT. Trong khi đó, quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang dần rạn nứt. Theo ông Murad Sadygzade, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Trung Đông thuộc Trường Kinh tế cao cấp HSE (Nga), Washington đang không hài lòng với sự thiếu thống nhất của Brussels, những bất ổn nội tại của các nước chủ chốt, sự miễn cưỡng của EU trong việc can dự vào các vấn đề an ninh thực tiễn. Trước tình hình đó, ưu tiên chiến lược của Mỹ đang dịch chuyển rõ rệt khỏi Tây Âu. Thay vào đó, các quốc gia vùng Vịnh - ổn định hơn, năng động hơn và sẵn sàng hợp tác hơn - đang trở thành những đối tác tiềm năng trong việc tái thiết vai trò toàn cầu của Mỹ, theo chuyên gia này. “Với ông Trump, chuyến công du này không chỉ là sự tiếp nối logic của một chiến lược liên minh thực dụng, mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự đánh giá lại các trung tâm quyền lực truyền thống trong trật tự toàn cầu mới” - ông Sadygzade bình luận. Ba trụ cột định hình chiến lược mới Một trong những yếu tố then chốt chi phối chính sách đối ngoại của ông Trump, trụ cột thứ nhất là chủ nghĩa thực dụng kinh tế - một lăng kính nhìn Ông Trump nói sắp nhận “món quà xa xỉ” từ Qatar Ngày 11-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch tiếp nhận một máy bay Boeing 747-8 từ Chính phủ Qatar để thay thế chuyên cơ Air Force One dưới dạng “món quà miễn phí”. Theo đài CNN, chính quyền ông Trump dự kiến nhận máy bay sang trọng từ gia đình Hoàng gia Qatar, sau đó cải tiến để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump. “Các quốc gia vùng Vịnh đã là tâm điểm chú ý của ông Trump từ nhiệm kỳ đầu tiên. Sự giàu có khổng lồ của họ cùng với sẵn sàng chi tiêu và đầu tư vào Mỹ là điều hết sức hấp dẫn. Các vương quốc Ả Rập này cũng là những nhân tố then chốt trong khu vực và có thể ảnh hưởng đến cục diện khu vực, từ ngoại giao với Iran đến cuộc chiến ở Dải Gaza”- tờ Newsweek dẫn lời ông Negar Mortazavi, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Chính sách Quốc tế (Mỹ). Tiêu điểm Chuyến đi lần này sẽ là bài toán ba ẩn số được giải trong một hành động: Thu hút đầu tư, kiểm soát địa chính trị và khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. thế giới bằng hiệu quả, lợi ích và khả năng thương lượng. Với đội ngũ cố vấn phần lớn xuất thân từ thương trường, ưu tiên hàng đầu của nhà lãnh đạo Mỹ là tìm kiếm những đối tác vừa giàu tiềm lực, vừa linh hoạt trong hợp tác. Và không đâu hội tụ những điều đó rõ nét hơn vùng Vịnh, theo ông Sadygzade. Saudi Arabia, Qatar và UAE không chỉ là những cường quốc năng lượng mà còn sở hữu các quỹ đầu tư quốc gia khổng lồ, có sức ảnh hưởng trên toàn cầu. Washington nhìn thấy cơ hội đưa dòng vốn từ Trung Đông chảy mạnh vào các lĩnh vực chiến lược như công nghệ, hạ tầng và bất động sản tại Mỹ. Năng lượng sẽ là trụ cột thứ hai trong các cuộc thảo luận. Dù Mỹ đã tăng mạnh sản lượng dầu khí nội địa, việc duy trì giá năng lượng toàn cầu ở mức ổn định vẫn là chiếc van điều áp đối với lạm phát và tiêu dùng. Các nước vùng Vịnh đóng vai trò trung tâm trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đang chuyển mình từ các nhà xuất khẩu dầu mỏ đơn thuần thành các “kiến trúc sư năng lượng mới”, đầu tư mạnh vào lọc hóa dầu, hydrogen và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Với Mỹ, hợp tác năng lượng giờ không chỉ là mua - bán, mà là cùng xây dựng chuỗi cung ứng, cùng định hình tương lai ngành công nghiệp then chốt này. Trụ cột thứ ba là địa chính trị. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran chưa hạ nhiệt, ông Trump đang tìm cách củng cố một liên minh chiến lược với các quốc gia Ả Rập vốn có chung mối lo ngại là Tehran. Tuy nhiên, tầm nhìn của chủ nhân Nhà Trắng không dừng lại ở đối đầu. Ông Trump muốn tiếp tục định hình lại trật tự khu vực qua việc mở rộng Hiệp định Abraham - một di sản ngoại giao quan trọng của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Để làm được điều này, Tổng thống Mỹ cần sự ủng hộ của những cường quốc Ả Rập chủ chốt, đặc biệt là UAE và Qatar - vốn là những nước vừa có ảnh hưởng chính trị, vừa sẵn sàng đóng vai trò trung gian trong các tiến trình đàm phán phức tạp. Trung Đông dưới mắt ông Trump là nơi quy tụ đủ ba yếu tố: Sức mạnh tài chính, vị trí chiến lược và sẵn sàng hợp tác thực dụng. Chính sách đối ngoại vì thế không còn tách biệt với lợi ích kinh tế hay thương mại mà gắn chặt với chúng. Chuyến đi lần này sẽ là bài toán ba ẩn số được giải trong một hành động: Thu hút đầu tư, kiểm soát địa chính trị và khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.• quocte@phapluattp.vn Chuyến công du Trung Đông sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump phản ánh vai trò then chốt của vùng Vịnh trong chiến lược đối ngoại của Washington. Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani hồi năm 2018. Ảnh: GETTY IMAGES Mỹ - Trung Quốc nhất trí giảm thuế đối với hàng hóa của nhau trong 90 ngày Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã đồng ý dỡ bỏ đáng kể thuế quan áp lên hàng hóa của nhau trong thời hạn 90 ngày, đài CNN dẫn tuyên bố chung được hai nước công bố ngày 12-5. Thông báo được đưa ra sau hàng loạt cuộc đàm phán thương mại kéo dài suốt cuối tuần qua giữa các quan chức hai nước tại Geneva (Thụy Sĩ). Theo tuyên bố chung, Mỹ sẽ tạm thời hạ thuế đối với hàng hóa TQ từ 145% xuống 30%, trong khi TQ sẽ cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ 125% xuống 10%. Các bên cam kết thực hiện việc giảm thuế trước ngày 14-5. Theo tuyên bố, Mỹ và TQ cũng nhất trí thiết lập “một cơ chế để tiếp tục thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại” do Phó Thủ tướng TQ Hà Lập Phong, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent và đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer dẫn đầu. “Những cuộc thảo luận này có thể được tiến hành luân phiên tại TQ và Mỹ hoặc một quốc gia thứ ba theo thỏa thuận của các bên. Khi cần thiết, hai bên có thể tiến hành tham vấn cấp độ làm việc về các vấn đề kinh tế và thương mại có liên quan” - tuyên bố cho biết thêm. Trước đó, ngày 11-5, quan chức Mỹ và TQ cho biết các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước tại Geneva đã kết thúc với kết quả tích cực. Phó Thủ tướng Hà Lập Phong cho biết một tuyên bố chung sẽ được công bố tại Geneva vào ngày 12-5. Phó Bộ trưởng Bộ Thương mại Lý Thành Cương nói rằng tuyên bố này sẽ chứa đựng “tin vui cho thế giới”. THẢ O VY Mỹ - Trung Quốc nhất trí giảm thuế đối với hàng hóa của nhau trong 90 ngày. Ảnh: CNN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==