2 Thời sự - Thứ Ba 13-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 12-5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XV thảo luận về dự luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) nhiều đại biểu (ĐB) QH cho rằng cần quy định rõ các loại thuế suất đối với một số lĩnh vực, nhất là giáo dục, y tế, đồng thời thể chế hóa ngay những điểm tiến bộ trong Nghị quyết 68 để áp dụng luôn. Tranh luận về thuế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá cao chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, ông Cường nói các đơn vị không nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là đơn vị tự chủ, phi lợi nhuận sau khi trừ đi phần chi phí thì phần chênh lệch thu, chi vẫn phải chịu thuế TNDN. Ông Cường cho rằng như vậy là không hợp lý. Vì phần không công bằng trong các khu vực. “Các đơn vị bệnh viện (BV), trường học nộp thuế TNDN đối với đơn vị này, thì đương nhiên trong giá dịch vụ về y tế và học phí giáo dục sẽ được tính luôn 2% là để dành cho nộp thuế. Như vậy đương nhiên sẽ làm cho học phí tăng lên thêm 2%, giá dịch vụ y tế tăng lên 2% và người bệnh sẽ phải là người chịu việc này, học sinh, người học sẽ phải chịu việc này” - ông Cường phân tích và lưu ý đang có chủ trương miễn học phí, tiến tới không thu viện phí. Đánh giá về giải trình của Ủy ban Thường vụ QH cho rằng quy định này đã có từ luật cũ, ông Cường nói “không được thuyết phục”. “Chỉnh sửa luật là vì những gì bất hợp lý, vì những gì chưa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại chúng ta chỉ ra, phân tích thấy thì cần phải điều chỉnh. Tôi đề nghị các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục của các đơn vị công lập thì không thuộc đối tượng phải chịu TNDN trừ những hoạt động liên doanh, liên kết với bên ngoài” - ông Cường đề xuất. Tranh luận, ĐB Nguyễn Vân Chi (Nghệ An), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính, cơ quan thẩm tra dự luật, cho hay: Cơ chế hiện hành hiện nay là các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ nộp thuế đối với những khoản kinh doanh thêm. Cụ thể như liên doanh, liên kết Sửa luật cho rõ để việc thu thuế hợp lý, công bằng chênh lệch này các đơn vị tư thục không chịu thuế TNDN nhưng các đơn vị công lập lại phải chịu thì sẽ tạo ra sự không phải được tính bằng cách lấy thu trừ chi mà thường tính trên 2% doanh thu. Điều này có nghĩa là nếu thu thuế Đại biểu cho rằng thuế suất hiện nay đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều quy định chưa rõ, cần quy định lại để việc thu thuế được thực hiện một cách hợp lý, công bằng. Từ trái qua: Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu Nguyễn Vân Chi và đại biểu Hoàng Văn Cường thảo luận về dự luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Ảnh: QUỐC HỘI Nhiều ĐBQH đều cho rằng dự luật thuế TNDN lần này nên thể chế hóa ngay tinh thần, chủ trương của Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân cũng như Nghị quyết 57 về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các chủ trương về ưu đãi thuế. ĐB Phan Đức Hiếu (Thái Bình) cho rằng: “Với tinh thần quyết liệt và thể chế hóa kịp thời, đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 68 nên tôi kiến nghị Chính phủ nghiên cứu và bổ sung ngay trong dự thảo Luật Thuế TNDN lần này hai nhóm quy định”. Đó là nhóm miễn, giảm thuế. Ở Nghị quyết 68 có ba chính sách: Miễn, giảm thuế TNDN cho DN nhỏ và vừa trong ba năm đầu thành lập; miễn, giảm thuế TNDN cho các DN khởi nghiệp sáng tạo; miễn thuế TNDN cho khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần vốn góp ở tại các DN khởi nghiệp sáng tạo. Nhóm 2 là một số chi phí được trừ có liên quan đến trong dự thảo luật này là chi phí về đào tạo, đào tạo lại nhân lực. “Chi phí ta gọi là cho phép các DN được tính vào chi phí thu nhập chịu thuế cho các DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng 200% chi phí thực tế. Những con số mà Nghị quyết 68 đã nói rõ theo tôi chắc không cần nghiên cứu thêm, chủ yếu mình sẽ thể chế hóa ngay vào trong dự thảo luật này”- ĐB Hiếu nói. Ông Hiếu cũng đề nghị có chính sách khấu trừ phù hợp thuế TNDN đối với các khoản hỗ trợ chi phí đầu tư, mua sắm máy móc đổi mới công nghệ... ĐB Hiếu thậm chí còn đề nghị “những quy định tốt, có giá trị, có ý nghĩa” thì lùi thời hạn áp dụng từ đầu năm 2025 như đã từng lùi thời hạn áp dụng Luật DN, Luật Kinh doanh bất động sản. Ông Hiếu khẳng định việc này sẽ nâng cao niềm tin của các DN, đóng góp trực tiếp vào mục tiêu tăng trưởng 8%. Cần thể chế hóa ngay các định hướng tốt trong Nghị quyết 68 Bỏ tòa huyện, lập tòa khu vực phải “gần dân, sát dân” Chiều 12-5, Quốc hội (QH) đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội), dự thảo Luật Tổ chức TAND hiện đang quy định thẩm quyền của các tòa chuyên trách thuộc TAND khu vực với năm chức năng. Tuy nhiên, hiện dự thảo mới chỉ quy định chức năng của Tòa Sở hữu trí tuệ mà chưa đề cập chức năng của Tòa Phá sản. Trong khi đó, theo Điều 60 của dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ QH có thể thành lập các tòa chuyên trách này khi cần thiết. Hiện nay, các vụ việc liên quan đến phá sản vẫn do Tòa Kinh tế xử lý. “Vì vậy, nếu đã bổ sung Tòa Phá sản thì cần quy định rõ thẩm quyền sơ thẩm của tòa này để bảo đảm tính đầy đủ và phù hợp với dự thảo luật. Tương tự nếu bổ sung các tòa án mới cũng cần sửa đổi điều khoản này để tương ứng” - ông Chính nói. Ông Chính dẫn Điều 36 hiện chưa quy định thẩm quyền phúc thẩm đối với Tòa Sở hữu trí tuệ và Tòa Phá sản. Đây là một thiếu sót cần bổ sung, đồng thời cần quy định rõ cấp tòa nào, cấp khu vực hay cấp tỉnh sẽ thực hiện chức năng phúc thẩm đối với hai loại tòa chuyên trách này. Góp ý về tổ chức bộ máy tòa án, đại biểu Trần Văn Khải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH, cho biết dự thảo đã sắp xếp lại hệ thống tòa án theo mô hình ba cấp, bỏ TAND cấp huyện, thành lập TAND khu vực trên cơ sở gộp các TAND cấp huyện. Tuy nhiên, dự thảo chưa quy định biện pháp đảm bảo tòa án sau sáp nhập vẫn “gần dân, sát dân” như yêu cầu đặt ra. Người dân ở huyện không đặt trụ sở TAND khu vực có thể phải di chuyển xa hơn để tham gia tố tụng, gây bất tiện. Từ phân tích trên, ông Khải đề nghị bổ sung quy định để bộ máy tòa án tinh gọn nhưng không tạo khoảng cách với người dân. “Chủ tịch nước đã nhấn mạnh phải tổ chức cơ quan tư pháp “thực sự gần dân, sát dân”. Việc thiếu TAND cấp huyện có thể ảnh hưởng đến quyền tiếp cận công lý của người dân địa phương nếu không có cơ chế hỗ trợ” - ông Khải cho hay. Bên cạnh đó, theo ông Khải, nhiệm vụ của TAND cấp tỉnh tới đây sẽ tăng lên, đòi hỏi số lượng thẩm phán tỉnh phải tương xứng. Trên tinh thần đó, ông đề nghị bổ sung điều khoản yêu cầu TAND khu vực mở văn phòng hoặc điểm xét xử tại các địa
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==