103-2025

3 Thời sự - Thứ Ba 13-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Chiều 12-5, góp ý tại phiên họp tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và ĐB HĐND, TS Trần Văn Khải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH (đoàn Hà Nam), cho rằng dự thảo luật đã có bước điều chỉnh tích cực nhằm nâng cao chất lượng ĐB song cần thêm những sửa đổi mạnh mẽ, sát thực tiễn hơn. Quy định tối thiểu 40% đại biểu chuyên trách từ vòng ứng cử Theo đó, ông Trần Văn Khải kiến nghị bổ sung ba nội dung quan trọng vào dự luật. Thứ nhất, cần quy định rõ tỉ lệ tối thiểu ĐB chuyên trách ngay từ vòng ứng cử, chẳng hạn ít nhất 40% tổng số ĐBQH. Việc này nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp, dành toàn thời gian cho hoạt động nghị trường; đồng thời thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW là giảm dần ĐB kiêm nhiệm trong khối hành pháp, tư pháp. Thứ hai, nâng tiêu chuẩn và siết chặt quy trình sàng lọc ứng viên. “Phải quy định rõ về phẩm chất, năng lực và cả các trường hợp không đủ điều kiện ứng cử. Hiệp thương phải thực chất, lấy ý kiến cử tri phải minh bạch và kịp thời loại bỏ những người không đủ uy tín” - ông Khải nhấn mạnh. Thứ ba, cần có chính sách trẻ hóa đội ngũ ĐBQH. Tỉ lệ ĐBQH dưới 40 tuổi của khóa XV chỉ là 9,4%. Theo ông Khải, việc tăng cường ĐB trẻ sẽ góp phần nâng tính đại diện, mang đến những tiếng nói mới, phản ánh tốt hơn tâm tư của cử tri trẻ và các tầng lớp năng động trong xã hội. Theo ông Trần Văn Khải, các đề xuất sửa luật lần này hoàn toàn có cơ sở. Cụ thể, về mặt chính trị, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 đã đặt ra yêu cầu nâng chất lượng ĐB, tăng ĐB chuyên trách, giảm ĐB kiêm nhiệm. Trước đó, Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 cũng chỉ rõ “cơ cấu ĐB dân cử chưa phù hợp, chất lượng còn hạn chế”. Về mặt pháp lý, Hiến pháp 2013 xác định QH là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Tuy Luật Tổ chức QH đã quy định ít nhất 40% ĐBQH là chuyên trách nhưng Luật Bầu cử hiện hành chưa có cơ chế bảo đảm thực thi tỉ lệ này. Về thực tiễn, kết quả bầu cử QH khóa XV cho thấy 99,8% ĐBQH có trình độ ĐH trở lên nhưng chỉ 38,67% là chuyên trách. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ này đã có 3 ĐB bị bãi nhiệm, 9 ĐB xin thôi nhiệm vụ vì nhiều lý do, trong đó có vi phạm pháp luật. Cần có chính sách trẻ hóa đội ngũ đại biểu Quốc hội đảm bảo Ông Hiếu cũng đề nghị các khoản thu nhập từ tài trợ, viện trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo xã hội thì không tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. với bên ngoài với mức 2% trên phần thu nhập có được từ liên doanh, liên kết và thu theo mức khoán tính trên doanh thu, không thu thuế đối với các khoản như viện phí, học phí do các trường hay các BV thu được. “Vì những khoản phí này đang thu là xuất ra biên lai, cho nên không tính vào doanh thu tính thuế, không có hóa đơn, không áp dụng. Và nguyên tắc không đánh thuế đối với những hoạt động công lập cung cấp dịch vụ công lập này. Vậy nên ĐB cho rằng lấy thu nhập trừ đi chi phí là không phải” - ĐB Chi nói. Bà cũng nói ý kiến của ĐB Cường đã được xem xét, cân nhắc và “văn bản giải trình mới nói rằng cơ chế hiện hành hiện nay đang thu như vậy. Thật ra đó không phải là vướng mắc như ĐB đang nói”. Cứ có chữ “dịch vụ” là thu thuế ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) sau đó cũng cho biết các BV, các cơ sở y tế hiện nay có vướng mắc về việc đóng thuế TNDN 2% tổng số thu hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh. “Như ĐB Chi giải thích rất hợp lý, chỉ đóng thuế này trên các dịch vụ khám yêu cầu liên doanh, liên kết… trong hoạt động khám chữa bệnh. Nhưng thực tế các cơ quan thuế căn cứ vào cụm từ “dịch vụ” để thu thuế, cứ có chữ “dịch vụ’’ là thu. Trong khi đó, hệ thống y tế có khái niệm thu từ dịch vụ sự nghiệp công nên đa số các nguồn thu của BV đều bị đánh thuế” - ĐB Hiếu nêu. Ông Hiếu đề nghị quy định rõ đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế không phải nộp thuế TNDN. Cụ thể, đối với khoản thu từ dịch vụ khám chữa bệnh chưa tính đủ các chi phí hình thành giá dịch vụ như phí nhân công, chi phí trực tiếp, chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định, chi phí quản lý. Ông Hiếu cho hay trước đây, Bộ Tài chính đã có quy định này nhưng sau đó lại bãi bỏ. ĐB Hiếu đề nghị làm rõ những bất cập trên để các cơ quan thuế căn cứ vào đấy có thể thu thuế cho các BV, cơ sở hoạt động y tế. Ông Hiếu cũng đề nghị các khoản thu nhập từ tài trợ, viện trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo xã hội thì không tính thu nhập chịu thuế TNDN. “Điều này sẽ giúp rất nhiều cho các BV đang gặp khó khăn trong việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị, sửa chữa xây dựng cơ sở vật chất. Đồng thời động viên được nhiều nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường hỗ trợ cho hệ thống y tế Việt Nam” - ông Hiếu cho hay. Cùng với đó, ông Hiếu nêu bất cập trong chính sách “Từ những con số và thực trạng trên có thể thấy chất lượng và cơ cấu ĐB vẫn còn những bất cập. Cử tri cần những người “đủ đức, đủ tài”, xứng đáng là đại diện của người dân. Việc sửa luật lần này cần tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để đáp ứng kỳ vọng đó” - ông Khải nói. Tính toán nới rộng khoảng cách số thành viên các ủy ban bầu cử Ở một khía cạnh khác, ĐB Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) bày tỏ đồng tình với việc đa dạng các hình thức vận động bầu cử. Cụ thể, Điều 65, 66 dự luật quy định người ứng cử “gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo hình thức trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến”. Quy định này nhằm tạo thuận lợi cho các ĐB khi vận động tranh cử, tiếp xúc cử tri ở những vùng xa, những địa phương có địa giới hành chính rộng. Ông Ngân cũng đề nghị cân nhắc số lượng thành viên của ủy ban bầu cử. Hiện nay, với 34 tỉnh, TP mới hình thành sau sắp xếp, dân số có độ chênh lệch lớn giữa các địa phương. Chẳng hạn, dân số của TP.HCM mới khoảng 13,8 triệu người nhưng một số địa phương khác chỉ 1-2 triệu người. Như vậy, số lượng các thành viên trong ủy ban bầu cử phải cho độ co giãn lớn để các địa phương có thể tính toán số lượng phù hợp với thực tiễn. “Hệ số co giãn nên được điều chỉnh từ 21-31 hiện nay lên 21-39” - ông Ngân đề xuất. “Lần bầu cử này, những quy định liên quan đến thời gian được rút ngắn rất nhiều nên cần có lực lượng tham gia ủy ban bầu cử đủ lớn để đảm bảo công tác bầu cử diễn ra hiệu quả” - ĐB Ngân nói. Cùng mối quan tâm, ĐB Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP.HCM) cho hay cấp xã sau sắp xếp có quy mô rất lớn, đảm trách chức năng, nhiệm vụ của cả cấp huyện và cấp xã hiện nay. Do vậy, cần cân nhắc, xem xét, củng cố nhân sự của các ban bầu cử, bảo đảm tính bao quát. Cũng theo ông Hoàng, luật hiện hành quy định UBND xã xác định khu vực bỏ phiếu và báo cáo UBND huyện phê duyệt, tuy nhiên dự thảo luật lần này đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, việc xác định khu vực bầu cử do UBND xã quyết định, trường hợp cần thiết sẽ do UBND cấp tỉnh điều chỉnh theo khu vực bỏ phiếu. Tuy nhiên, ĐB Hoàng băn khoăn khu vực bỏ phiếu không chỉ liên quan đến thực hiện quyền của cử tri đi bỏ phiếu mà còn là việc bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu, kết quả bỏ phiếu, công bố kết quả bỏ phiếu…• bàn không đặt trụ sở chính hoặc tổ chức các phiên tòa lưu động định kỳ tại huyện, quận trực thuộc. Đại biểu Khải cũng đề nghị bổ sung quy định về biên chế, số lượng thẩm phán tại TAND cấp tỉnh (và khu vực) tương ứng với nhiệm vụ mở rộng. Trên cơ sở đó, có thể giao Ủy ban Thường vụ QH điều chỉnh số lượng thẩm phán tối thiểu cho mỗi TAND cấp tỉnh trên cơ sở khối lượng án phải giải quyết, nhằm bảo đảm TAND cấp tỉnh đủ nhân lực thực hiện tốt chức năng mới. “Những điều chỉnh này sẽ hoàn thiện mô hình tòa án ba cấp, vừa tinh gọn hiệu quả, vừa giữ được sự tiếp cận công lý gần dân” - ông Khải nêu rõ. NHÓM PHÓNG VIÊN Phiên thảo luận tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM. Ảnh: QH thuế TNDN đối với dịch vụ trong lĩnh vực y tế và các dịch vụ hỗ trợ trong y tế. Vì ngoài dịch vụ khám chữa bệnh thì các cơ sở y tế còn có các dịch vụ hỗ trợ như chăm sóc người bệnh, đưa đón người bệnh, mời chuyên gia tư vấn, chứng thương và trích sao hồ sơ bệnh án, giặt là, ăn uống, giường bệnh… “Luật Thuế TNDN hiện chỉ ưu đãi với dịch vụ khám chữa bệnh nhưng chưa quy định rõ ràng các dịch vụ hỗ trợ. Nếu quy định rõ thì vừa đảm bảo tính công bằng trong chính sách thuế, vừa góp phần giảm chi phí ý tế cho người dân tham gia khám chữa bệnh” - ĐB Hiếu nói và đề nghị áp dụng mức thuế GTGT và thuế TNDN ưu đãi 2% cho các dịch vụ hỗ trợ y tế, miễn thuế cho thuốc bệnh nhân sử dụng trong nội trú. ĐB Hoàng Văn Cường rất đồng tình với ý kiến của ĐB Chi và ĐB Hiếu. Nhưng ông cho rằng luật hiện nay đang quy định dịch vụ sử dụng ngân sách không thu thuế. Các đơn vị tự chủ không dùng ngân sách nên bị thu thuế. “Chính vì vậy, hiện nay tất cả học phí hay viện phí như ông Hiếu vừa nói và học phí của các trường công lập tự chủ tự thu cứ thu 2% thuế, thu 100% luôn chứ không phải là phần chỉ kinh doanh liên doanh, liên kết như chị Chi nói. Nhưng chị Chi nói rất đúng, tôi rất đồng tình và chỉ mong muốn đề nghị như thế” - ông Cường nói và đề nghị sửa dự thảo chứ không “người ta cứ đè ra là vì chúng ta không sử dụng ngân sách cho nên cứ thu 2% thuế”.• Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Hà Nam). Ảnh: QH Việc tăng cường đại biểu trẻ sẽ góp phần nâng tính đại diện, mang đến những tiếng nói mới, phản ánh tốt hơn tâm tư của cử tri trẻ và các tầng lớp năng động trong xã hội.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==