103-2025

5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 13-5-2025 Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lâm Đồng (mới), phương án bố trí nhà công vụ, hỗ trợ xe ổn định công tác cho cán bộ, công chức, viên chức hai tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương xây dựng. Cụ thể, đã yêu cầu xác định tính toán nhà công vụ; xe đưa đón công tác tuần và phương án sẽ hoàn thành trước khi triển khai thực hiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được phê duyệt. Theo đó, căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, UBND tỉnh sẽ tham mưu HĐND tỉnh Lâm Đồng (mới) ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác tại tỉnh Lâm Đồng (mới). Tại thời điểm hợp nhất, tiếp nhận để bố trí, tổng số biên chế có mặt của cả ba địa phương Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông là 3.254/3.762 tổng biên chế được giao. Trong đó, Bình Thuận là 1.415 và Đắk Nông là 1.338 người. Theo đề án, hiện trạng trụ sở công trên địa bàn Đà Lạt đủ điều kiện đáp ứng cho 5.516 người theo phương án tối đa người làm việc tập trung tại Trung tâm chính trị - hành Hỗ trợ xe đưa đón cán bộ Bình Thuận, Đắk Nông đến Lâm Đồng làm việc MINH TRÚC Sáng 12-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình bốn tháng đầu năm 2025 và nhiệm kỳ 2020-2025; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; cho ý kiến về các đề xuất, kiến nghị của tỉnh. Quyết tâm thực hiện tăng trưởng hai con số Phát biểu tại cuộc làm việc về định hướng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị cần đánh giá hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế của Thái Bình, từ đó có giải pháp phù hợp, mang tính điểm tựa, đòn bẩy để tăng trưởng trong năm 2025 đạt hai con số và phát triển bứt phá trong năm năm tới. Chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu trước hết cần chủ động triển khai tốt việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp. Nhấn mạnh việc Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan, lưu ý bảo đảm thông suốt, hiệu quả dịch vụ công. Đồng thời, quyết tâm thực hiện tăng trưởng hai con số. Tỉnh có nhiều điều kiện để thực hiện nhờ chính trị ổn định, nông nghiệp là một thế mạnh, xây dựng các khu công nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, xã hội. Làm mới ba động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Thủ tướng lưu ý tỉnh đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu, khai thác những mặt hàng đặc sản như bánh cáy, xôi kê… Lấn biển để có không gian mới cho phát triển Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu tập trung nghiên cứu, tổ chức thực hiện quyết liệt và có trọng tâm, trọng điểm các nghị quyết của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), hội nhập quốc tế (Nghị quyết 59), xây dựng và thực thi pháp luật (Nghị quyết 66), phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68). Cùng với đó, kết nối nền kinh tế Thái Bình với vùng Đồng bằng sông Hồng, với miền Trung, qua Hải Phòng - Quảng Ninh kết nối với Trung Quốc, kết nối khu vực, kết nối quốc tế. Thủ tướng yêu cầu Thái Bình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong năm 2025, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết; giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết của các thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí thủ tục hành chính. Cùng với đó, tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội; chăm lo y tế, giáo dục. Quyết tâm về đích sớm trong phong trào “Cả nước xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025”; triển khai các dự án nhà ở xã hội. Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh nghiên cứu, xây dựng kế hoạch lấn biển để phát triển khu kinh tế, phát triển công nghiệp, bến cảng, hạ tầng; dành phần đất phía trong để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu, khai thác hiệu quả đất đai; phát triển hạ tầng chiến lược, trong đó tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Phấn đấu hoàn thành cao tốc đoạn qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026 Cùng ngày, tỉnh Thái Bình tổ chức lễ khởi công dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình theo phương thức PPP và dự án Khu công nghiệp Hưng Phú. Dự và phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là hai dự án quan trọng, rất ý nghĩa với tỉnh Thái Bình và vùng. Thủ tướng cho biết ngay từ đầu nhiệm kỳ này, ông đã có cuộc làm việc với Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Trong đó xác định nút thắt về giao thông kết nối, để tháo gỡ thì phải có tuyến đường cao tốc kết nối giữa bốn địa phương, kết nối với cửa khẩu, sân bay, cảng biển, kết nối với ba cực tăng trưởng phía Bắc là Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng và kết nối quốc tế, từ đó tạo đột phá phát triển cho các địa phương. Thủ tướng đánh giá Thái Bình thời gian qua đã có nhiều nỗ lực phát triển, đến nay là tỉnh không nghèo, tuy nhiên cũng chưa giàu, tăng trưởng nông nghiệp cao nhưng chưa phát triển mạnh công nghiệp. Muốn làm giàu, phát triển công nghiệp theo Thủ tướng phải làm đường, trong khi tại Đồng bằng sông Hồng thì Thái Bình là tỉnh khó khăn nhất về giao thông. Từ năm 2021 đến nay, Thái Bình đã hoàn thành đầu tư mới và nâng cấp, mở rộng 1.182 km đường ở bốn cấp nhưng nhìn chung mới có đường phục vụ phát triển nông nghiệp chứ chưa có nhiều tuyến đường phục vụ phát triển công nghiệp. Phát huy kinh nghiệm từ các dự án cao tốc trên cả nước thời gian qua, Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất sáu tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026, đưa tuyến đường vào khai thác càng sớm thì tỉnh Thái Bình có lợi, vùng Đồng bằng sông Hồng có lợi và nhân dân sớm được thụ hưởng thành quả. NGỌC SƠN Thủ tướng: Cần làm ngay tuyến đường 10 làn kết nối Thái Bình với Hưng Yên Thủ tướng nhấn mạnh Thái Bình cần lấn biển để có không gian mới phát triển bứt phá; nghiên cứu làm ngay tuyến đường 10 làn kết nối với Hưng Yên. Nam Định, Thái Bình phải xong trong năm 2026. Thủ tướng cơ bản đồng ý với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, trong đó có nội dung liên quan phát triển khu kinh tế Thái Bình, yêu cầu xây dựng đề án, dự án cụ thể để triển khai. Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP Hưng Yên tới khu vực TP Thái Bình, từ đó kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng.• Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP Hưng Yên tới khu vực TP Thái Bình. Ảnh: VGP Thủ tướng và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án. Ảnh: VGP chính tỉnh Lâm Đồng (mới). Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban ngành thuộc tỉnh Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tương ứng thuộc hai tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông xây dựng đề án sáp nhập các sở, ngành; phương án bố trí tỉ lệ hợp lý số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc đồng thời tại trụ sở hành chính của hai tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và tại Trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Lâm Đồng mới. PHƯƠNG NAM - VÕ TÙNG Nhấn mạnh việc Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan, lưu ý bảo đảm thông suốt, hiệu quả dịch vụ công. Tiêu điểm Thủ tướng đồng ý chủ trương, đề nghị triển khai nhanh dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa 1.500 giường và đề án phát triển ĐH Y Dược Thái Bình thành Trường ĐH Y Dược hàng đầu của Việt Nam, tiến tới trình độ tiên tiến khu vực, đạt chuẩn quốc tế. Với yêu cầu triển khai nhanh trong khoảng hai năm, định hướng là bệnh viện thông minh, ĐH thông minh, Thủ tướng cho biết Trung ương sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án này trong tổng thể triển khai Nghị quyết 57.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==