7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Ba 13-5-2025 phapluat@phapluattp.vn BÙI TRANG Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Gây thiệt hại 120 tỉ đồng tại năm dự án Cơ quan điều tra (CQĐT) đề nghị truy tố 30 bị can. Trong đó, bị can Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Thuận An và 26 người khác bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Bị can Phạm Thái Hà, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Bị can Vũ Hải Tùng, cựu chi cục trưởng Chi cục Quản lý xây dựng đường bộ (Cục Đường bộ Việt Nam), bị can Dương Văn Thái (cựu bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang) bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. CQĐT xác định Nguyễn Duy Hưng có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản nhà nước số tiền 120 tỉ đồng tại năm dự án. Các dự án này gồm: Dự án cầu Đồng Việt, dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, dự án cầu Vĩnh Tuy 2, dự án đường ven sông Hạ Long - Đông Triều, dự án Quốc lộ 14E. Cụ thể, ông Hưng thông đồng, móc ngoặc, thỏa thuận chi tiền “cơ chế” với bị can Nguyễn Quang Huy, cựu giám đốc Ban quản lý dự án 4 (Cục Đường bộ Việt Nam). Nhóm bị can ở Tập đoàn Thuận An và chủ đầu tư thông đồng, phối hợp ở các giai đoạn của dự án, tiết lộ cung cấp thông tin, phối hợp tham gia nghiên cứu thiết kế, lập dự toán, viết hồ sơ mời thầu phù hợp với năng lực nhà thầu… Trong quá trình báo cáo, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, phê duyệt hồ sơ mời thầu, đấu thầu, trúng thầu, thi công dự án, ông Hưng nhiều lần trực tiếp đưa tiền cho ông Huy tổng cộng hơn 9,1 tỉ đồng. Lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi 750 triệu đồng Cũng theo kết luận điều tra, bị can Phạm Thái Hà, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu trợ lý Chủ tịch Quốc hội, đã có hành vi lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Ông Phạm Thái Hà đã trục lợi Vụ Thuận An: Đề nghị truy tố 30 bị can Một số bị can trong vụ án. Ảnh: HOÀNG HUY số tiền 750 triệu đồng gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 96 tỉ đồng tại gói thầu số 7, dự án cầu Đồng Việt. Trong khi đó, bị can Dương Văn Thái, cựu bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, gây thiệt hại hơn 96 tỉ đồng ở gói thầu số 7, dự án cầu Đồng Việt, hưởng lợi bất chính 900 triệu đồng. Bị can Lê Ô Pích, cựu phó chủ tịch Bắc Giang, cùng gây thiệt hại tại gói thầu số 7, dự án cầu Đồng Việt, hưởng lợi bất chính 4 tỉ đồng. Kết thúc điều tra, CQĐT đề nghị xem xét các tình tiết giảm nhẹ đối với các bị can. Tất cả bị can đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi, tích cực hợp tác và tự nguyện nộp lại tiền khắc phục hậu quả vụ án. Trong đó, bị can Dương Văn Thái tích cực hợp tác, có đơn tố giác hành vi sai phạm của người liên quan giúp CQĐT làm rõ bản chất vụ án. Ông Thái tự nguyện nộp 8 tỉ đồng bao gồm 900 triệu đồng nhận từ Nguyễn Duy Hưng và 7,1 tỉ đồng khắc phục hậu quả vụ án. CQĐT xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm của bị can là do chịu sự tác động, can thiệp từ bị can Phạm Thái Hà.• CQĐT xác định Nguyễn Duy Hưng có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản nhà nước số tiền 120 tỉ đồng tại năm dự án. Thu hồi, phong tỏa hơn 134 tỉ đồng và 90.000 USD Quá trình điều tra vụ án, các bị can, đối tượng liên quan tự nguyện nộp khắc phục hơn 102 tỉ đồng và 90.000 USD. CQĐT phong tỏa bảy sổ tiết kiệm trị giá hơn 32 tỉ đồng do gia đình bị can Nguyễn Duy Hưng tự nguyện giao nộp để khắc phục hậu quả vụ án. Như vậy, tổng số tiền đã thu hồi, phong tỏa là hơn 134 tỉ đồng và 90.000 USD, đã khắc phục toàn bộ thiệt hại của vụ án là 120 tỉ đồng. Ngoài các bị can đã khởi tố và đề nghị truy tố, còn một số cá nhân có hành vi, vi phạm liên quan ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi sai phạm, CQĐT Bộ Công an có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định. Quá trình điều tra vụ án, CQĐT còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Nhưng do thời hạn điều tra vụ án đã hết, CQĐT tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau. Vụ Xuyên Việt Oil: Cựu bí thư tỉnh ủy được giảm 7 năm tù Ngày 12-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên án đối với bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil), Nguyễn Thị Như Phương (phó giám đốc Xuyên Việt Oil) cùng năm bị cáo khác là các cựu quan chức Cục Thuế TP.HCM, Bộ Công Thương. Theo đó, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hạnh 17 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; 11 năm tù về tội đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là 28 năm tù (giảm hai năm tù). HĐXX tuyên phạt bị cáo Phương 5 năm tù, giảm 1 năm tù; Lê Đức Thọ (cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) 21 năm tù, giảm 7 năm tù; Trần Duy Đông, Hoàng Anh Tuấn cùng mức án 5 năm tù, giảm 2 năm tù; Lê Duy Minh (cựu cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) 4 năm 6 tháng tù, giảm 1 năm 6 tháng tù; Nguyễn Lộc An (cựu phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) 4 năm tù. HĐXX xét thấy hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra hậu quả đặc biệt lớn cho Nhà nước đến nay chưa thu hồi được. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo đã thể hiện ý chí khắc phục hậu quả của vụ án khi đã tự nguyện nộp tiền/sử dụng tài sản đang bị kê biên, phong tỏa để khắc phục hậu quả nên có cơ sở để chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ cho các bị cáo. Riêng bị cáo Nguyễn Lộc An, tại cấp phúc thẩm, bị cáo có khắc phục thêm 100 triệu đồng. Tuy nhiên, bị cáo có vai trò tích cực trong việc cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bị cáo đang bị TAND TP Hà Nội xét xử trong một vụ án khác về tội nhận hối lộ nên mức hình phạt 4 năm tù mà tòa sơ thẩm tuyên là phù hợp. Do đó không chấp nhận kháng cáo đối với bị cáo này. HỮU ĐĂNG Bị cáo cầm đầu đường dây sản xuất thuốc giả lãnh 16,5 năm tù Ngày 12-5, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. HĐXX tuyên phạt Quách Ngọc Giao 16 năm 6 tháng tù; Trần Văn Nghĩa 9 năm 6 tháng tù, Phạm Văn Đin 7 năm 6 tháng tù và Tăng Chí Đức 6 năm 6 tháng tù cùng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Cùng tội danh, bảy bị cáo còn lại bị tuyên phạt 5-8 năm tù. Theo cáo trạng, Quách Ngọc Giao có vai trò chủ mưu, tổ chức đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả các loại, gồm: Fugacar Janssen 500 mg, Neo-Tergynan, Becozyme, Enat 400, Laroscorbine, Tanganil 500 mg, Asmacort, Terneurine H.5000, Voltaren. Trong số này có thuốc trị hen suyễn, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo, thuốc trị giun... Quá trình sản xuất thuốc giả, Giao mua nguyên liệu từ các đối tượng không rõ lai lịch, mua tại chợ thuốc quận 10, TP.HCM rồi thuê Nghiệp in vỏ hộp, giấy hướng dẫn sử dụng. Giao thuê Nghiệp cùng các bị cáo khác gia công để bán thuốc giả thành phẩm. Sau sản xuất thuốc giả thành phẩm, Giao bán ra thị trường thông qua các đầu mối tiêu thụ là Trần Văn Nghĩa, Tăng Chí Đức và nhiều người khác. Từ nguồn hàng này, bị cáo Nghĩa, Đức bán lại cho các khách hàng lẻ và các khách hàng lẻ này tiếp tục bán thuốc giả thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Kiot Viet... Cáo trạng xác định số tân dược giả bị thu giữ của Giao trị giá hơn 1,6 tỉ đồng. Giao đã thu lợi khoảng 90 triệu đồng. SONG MAI Các bị cáo trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả tại tòa. Ảnh: DX Cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà bị cáo buộc trục lợi 750 triệu đồng, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 96 tỉ đồng. 6/7 bị cáo được giảm nhẹ hình phạt so với bản án sơ thẩm. Ảnh: NGUYỄN TIẾN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==