103-2025

9 8 Đô thị - Thứ Ba 13-5-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn ĐẮC LAM Tỉnh Nghệ An được Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong khu vực về triển khai các giải pháp chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nghệ An, để tìm hiểu rõ hơn về những bước đi cụ thể mà tỉnh đang thực hiện. . Phóng viên: Thưa ông, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có những quyết sách gì trong công tác chống khai thác IUU? + Ông Trần Xuân Học: Trong hơn bảy năm qua, Nghệ An đã cùng cả nước nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng của EC. Theo đó, tỉnh đã ban hành hàng loạt chủ trương, chính sách cụ thể nhằm chống khai thác IUU. Trong quá trình thực hiện công tác chống khai thác IUU, Nghệ An có thuận lợi là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến IUU đã hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để triển khai. Sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở giúp công tác IUU trên địa bàn được thực hiện bài bản, nghiêm túc… Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn không ít thách thức. Trước hết là nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, trong khi chi phí đầu vào tăng cao khiến hiệu quả đánh bắt giảm, ảnh hưởng đến sinh kế và động lực tuân thủ pháp luật của ngư dân. Một khó khăn nữa là hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều cảng cá không đủ điều kiện tiếp nhận lượng lớn tàu cùng lúc, gây khó trong giám sát sản lượng... Về nhân lực, trong bối cảnh tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy, lực lượng thực thi nhiệm vụ IUU còn mỏng, khối lượng công việc thì ngày càng lớn, ảnh Thay đổi nhận thức của ngư dân để gỡ thẻ vàng IUU Nghệ An đang dần khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị khi cùng cả nước tháo gỡ thẻ vàng của EC đối với ngành thủy sản Việt Nam. ĐẮC LAM Biển và vùng ven biển Nghệ An nằm ở trung tâm các tuyến giao thương quốc tế và liên vùng, kết nối bắc - nam và đông - tây miền Trung. Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha mặt nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thủy sản. Đây là lợi thế chiến lược, giúp kinh tế biển và ven biển trở thành một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tỉnh. Nuôi tôm bằng công nghệ cao Tại xã Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), ông Hồ Đình Ánh và anh Nguyễn Khắc Đức là những người tiên phong cải tạo ao đầm ven sông Mơ để nuôi tôm sú. Nhờ nuôi tôm, gia đình đổi đời, trở nên khấm khá, từ đó những hộ dân này tiếp tục đầu tư quy mô lớn và ứng dụng công nghệ trong nuôi hải sản. Tương tự, ngư dân Hoàng Xuân Tin cũng đầu tư đầm nuôi tôm quy mô lớn, sau đó nhân rộng mô hình trong cộng đồng. Từ vài chục hecta ban Anh Hồ Nghĩa Quý (huyện Quỳnh Lưu) đã đầu tư 150 triệu đồng xây dựng nhà lưới rộng 250 m², sử dụng lưới lam che nắng, hạn chế tác động của gió Lào và nhiệt độ cao. Anh cũng ứng dụng công nghệ cao, nuôi tôm nhiều giai đoạn trong bể xi măng, đảm bảo có thể nuôi 3-4 lứa tôm/năm. Nhằm giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, tăng vụ và nuôi thả mật độ, ngày càng nhiều ngư dân ở Nghệ An đã đầu tư nuôi tôm công nghệ cao. Điển hình như mô hình tôm công nghệ cao chuẩn VietGAP của ông Nguyễn Cường (ở Diễn Châu) đã thành công và đang được nhân rộng. Sản phẩm OCOP - Nâng tầm hải sản xứ Nghệ Không chỉ giỏi đánh bắt, nuôi trồng, người dân ven biển Nghệ An còn cho thấy sự nhạy bén trong chế biến, xây dựng thương hiệu và Ngư dân Nghệ An làm giàu từ biển đầu, diện tích nuôi tôm dần lan rộng ra các xã ven biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai… Ông Nguyễn Ngọc Sáng (xã Quỳnh Liên) là một trong những hộ tiêu biểu nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi năm thu nhập hàng tỉ đồng, sở hữu ô tô và cơ ngơi bề thế. Anh Hồ Đăng Tâm, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp tổng hợp Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), cho biết ban đầu phong trào nuôi tôm ở đây nhỏ lẻ. Dần dà diện tích nuôi tôm ngày càng nở rộ. “Có thời điểm sản lượng tôm ở xã Quỳnh Bảng đạt 1.500 tấn, doanh thu 150 tỉ đồng. Nhiều hộ gia đình lãi 2-3 tỉ đồng/năm, sau khi trừ chi phí” - anh Tâm nói. Ngoài nuôi tôm, người dân các xã ven biển ở Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai còn phát triển nuôi cá lồng bè, ngao biển, hàu sữa. Ông Vũ Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng, chia sẻ: “Trước thực trạng khai thác thủy sản ngày càng kém hiệu quả, một số địa phương như phường Nghi Tân (TP Vinh) đã vận động ngư dân chuyển sang nuôi cá lồng. Mỗi hộ chỉ cần 4-5 lồng, nếu thuận lợi có thể lãi vài chục triệu đồng/lồng”. Tỉnh Nghệ An cũng đã đầu tư 60 tỉ đồng xây dựng hệ thống trạm bơm nước biển dài hơn 5 km để cấp nước cho các hồ nuôi. Ông TRẦN XUÂN HỌC, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An: Hỗ trợ ngư dân nuôi trồng thủy sản công nghệ cao Nghệ An đang giảm cường độ khai thác và tăng sản lượng nuôi trồng. Tỉnh Nghệ An đã ban hành chương trình phát triển thủy sản, với định hướng giữ ổn định sản lượng khai thác ở mức 180.000-195.000 tấn/năm. Trọng tâm hiện nay là phát triển nuôi trồng thủy sản, đặt mục tiêu tăng trưởng 8%-10%/năm. Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ đạt 75.000 ha diện tích nuôi trồng vào năm 2025 và hướng tới 90.000 ha vào năm 2030. Chúng tôi có nhiều chính sách hỗ trợ người dân như nuôi cá lồng quy mô từ 50 m³ trở lên được hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/lồng. Với mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà lưới, mức hỗ trợ dao động 200-230 triệu đồng/mô hình trên diện tích từ 1 ha, trong đó có 30 triệu đồng dành riêng cho chuyển giao công nghệ… Nghệ An đã đầu tư hệ thống trạm bơm nước biển trị giá 60 tỉ đồng với đường ống dài hơn 5 km đưa nước biển vào cấp nước các hồ nuôi tôm cho người dân. chinh phục thị trường với những sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng, chất lượng. Tại phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò), anh Trịnh Xuân Tiến nối nghiệp gia đình vợ với nghề làm nước mắm truyền thống. “Mỗi năm tôi thu về khoảng 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí” - anh Tiến nói. Mắm tôm, nước mắm, tép chua là ba sản phẩm OCOP đã có mặt trên thị trường. Đến nay, phường Nghi Thủy tiếp tục mở rộng danh mục với ba sản phẩm mới như chả cá thu, cá thu nướng và ruốc bông cá thu. Đây là những sản phẩm chủ lực của cơ sở hải sản Tâm Tài (khối Đoàn Kết, phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò). Với lợi thế vùng biển giàu hải sản tươi ngon, cơ sở này không chỉ chế biến mà còn đầu tư kho đông bảo quản, bảo đảm độ tươi và an toàn thực phẩm. Từ cá thu rê, loài cá đặc trưng vùng biển Cửa Lò, họ đã chế biến thành các sản phẩm vừa giữ được hương vị truyền thống, vừa phù hợp khẩu vị hiện đại. “Chữ tâm là cốt lõi trong cách chúng tôi làm nghề. Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường là một cam kết về chất lượng” - đại diện cơ sở Tâm Tài chia sẻ. Nhờ đó, các sản phẩm của Tâm Tài được du khách đón nhận nồng nhiệt, trở thành món quà mang đậm hương vị biển cả xứ Nghệ. Không chỉ bán lẻ tại Cửa Lò, sản phẩm còn được tiêu thụ rộng khắp qua các kênh sỉ, đại lý toàn quốc.• hưởng không nhỏ đến tâm lý và hiệu quả triển khai. Việc thay đổi nhận thức và hành vi của chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân về khai thác có trách nhiệm là một quá trình cần thời gian và sự kiên trì. . Vậy tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả gì trong công tác chống khai thác IUU? + Ngành thủy sản Nghệ An đã đạt được một số kết quả nhất định. Về quản lý tàu cá, 100% trong số hơn 2.000 tàu cá thuộc diện phải đăng ký đã được đăng ký đầy đủ. Đặc biệt, toàn bộ 614 Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến Nghệ An Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với bà con ngư dân Nghệ An với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Ngày 14-5, Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” của báo Pháp Luật TP.HCM sẽ đến Nghệ An, cùng với chính quyền góp phần hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển. Nghệ An là địa phương có biển thứ 22 mà báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức chương trình này. Đồng hành cùng chương trình lần này, về phía báo Pháp Luật TP.HCM, có sự tham dự của ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng Ban tổ chức Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Đặc biệt, chương trình còn có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh Nghệ An; lãnh đạo các sở, ngành liên quan cùng UBND các huyện, thị xã, TP thuộc tỉnh Nghệ An; đại diện từ các nhà tài trợ, các PV, biên tập viên, đại diện nhiều cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương đến đưa tin. Tại đây, Ban tổ chức Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ thăm hỏi, động viên và trao tặng 100 phần quà cho ngư dân. Mỗi phần trị giá hơn 4 triệu đồng gồm: 1 cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” + 1 bộ bình ắc quy + đèn LED + 1 túi thuốc + các loại thuốc cần thiết cho 100 ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó, Ban tổ chức trao tặng 30 suất học bổng (mỗi suất trị giá khoảng 3 triệu đồng, bao gồm tiền mặt và một số dụng cụ học tập) cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi. Trước đó, sau lễ ra mắt vào tháng 4-2023, Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đã được tổ chức tại 21 tỉnh, TP có biển với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức từ đầu năm 2023, diễn ra tại 28 tỉnh, TP giáp biển trên cả nước, với tổng kinh phí thực hiện hơn 30 tỉ đồng, nhằm hỗ trợ, động viên, đồng hành cùng bà con ngư dân; sát cánh cùng Chính phủ và chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ thẻ vàng cho ngành hải sản của Việt Nam. BAN TỔ CHỨC Về quản lý tàu cá, 100% trong số hơn 2.000 tàu cá thuộc diện phải đăng ký đã được đăng ký đầy đủ. LỜI CẢM ƠN Ban tổ chức Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chương trình: Công ty CP Pin ắc quy miền Nam (PINACO). Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tập đoàn Vingroup - Công ty CP. Công ty CP Dược phẩm TV.Pharm. Công ty CP Acecook Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Công ty CP Tập đoàn TH. Công ty ICD Việt Nam. Quỹ Vì tầm vóc Việt. Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK). Công ty CP Xuất khẩu lao động và Dịch vụ thương mại Biển Đông. Ông Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nghệ An (giữa); ông Mai Hồng Phong, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Nghệ An, khảo sát ứng dụng đồng bộ nhật ký điện tử trên máy tính tại Ban quản lý cảng cá Lạch Quèn. Ảnh: THÀNH LUÂN Sở hữu 82 km đường bờ biển, vùng biển rộng hơn 760.000 km² và 6 cửa lạch lớn nhỏ, Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Ngư dân tỉnh Nghệ An vươn khơi và những con tàu mang về đầy ắp hải sản. Ảnh: YÊN THANH Người dân huyện Nghi Lộc (Nghệ An) nuôi hải sản lồng bè. Ảnh: ĐẮC LAM Hoạt động tàu cá gắn với du lịch biển Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh: ĐẮC LAM Ông NGUYỄN XUÂN DINH, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu: Cần thu hút thêm nhà đầu tư chế biến Huyện Quỳnh Lưu là vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn phụ thuộc lớn vào thời tiết. Đầu năm 2025, thời tiết biến động khiến môi trường nuôi tôm thay đổi, nhiều hộ nuôi trái vụ gặp khó khăn, phát sinh dịch bệnh. Về chế biến sau thu hoạch, hiện các cơ sở còn nhỏ lẻ, chủ yếu làm mắm và mắm tôm. Các nhà máy chế biến đông lạnh, chế biến sâu chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Chúng tôi rất mong thu hút được thêm nhà đầu tư để xây dựng các cụm, nhà máy chế biến, góp phần ổn định đầu ra cho ngành thủy sản địa phương. Ông NGUYỄN CƯỜNG, nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024: Mong có hợp tác xã nuôi tôm Tôi mong muốn có hợp tác xã để cùng chăn nuôi theo hướng cộng đồng, phấn đấu các sản phẩm đạt chất lượng OCOP. Tôi sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, tư vấn về bí quyết nuôi tôm cho người dân để cùng nhau làm giàu. Bên cạnh đó, ngư dân chúng tôi cũng rất mong muốn Việt Nam sớm được gỡ thẻ vàng để đầu ra được tốt hơn và ngành thủy sản thêm phát triển. Ý kiến Ông HOÀNG NGHĨA HIẾU, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An: Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách Chúng tôi xác định chống khai thác IUU không chỉ là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, mà còn là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển bền vững ngành thủy sản. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu. Ông MAI HỒNG PHONG, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Nghệ An: Thí điểm lắp đặt nhật ký điện tử Nghệ An đã triển khai thí điểm lắp đặt thiết bị nhật ký điện tử cho 12 tàu cá khai thác xa bờ, với 100% kinh phí được Nhà nước hỗ trợ. Đây là bước tiến quan trọng trong công tác số hóa ngành thủy sản. Nhật ký điện tử giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giám sát sản lượng, theo dõi hoạt động tàu cá đúng vùng, đúng quy định. Thiết bị thay thế hoàn toàn phương pháp ghi tay truyền thống, cho phép ngư dân nhập dữ liệu bằng thao tác đơn giản trên smartphone, không cần kết nối Internet, phù hợp cả khi đang đánh bắt ngoài khơi xa. tàu “ba không” (không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm) cũng đã hoàn thành thủ tục. Tỉ lệ đăng kiểm, cấp phép, kiểm tra an toàn thực phẩm đạt trên 95%. Đây là một con số rất cao, được Bộ Nông nghiệp và Môi trường ghi nhận. Về xử lý vi phạm, đặc biệt là tình trạng thiết bị giám sát hành trình (VMS) mất kết nối, năm 2024, lực lượng Bộ đội biên phòng đã xử phạt tăng gấp 7,5 lần so với năm trước. Công tác tuyên truyền cũng tạo chuyển biến rõ rệt; nhận thức và tuân thủ pháp luật của ngư dân ngày càng cao. Việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng, truy xuất nguồn gốc tại cảng cá được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và ngày càng hiệu quả hơn theo từng năm. . Xin cảm ơn ông.•

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==