10 Sáp nhập hình thành siêu đô thị mới: Địa ốc chờ đột phá mang tính đột phá, đặc biệt là các giải pháp kết nối hiệu quả hơn nữa giữa các trung tâm kinh tế, công nghiệp, du lịch trong vùng, cũng như với các tỉnh lân cận như Đồng Nai. Theo bà Giang Huỳnh, để quá trình sáp nhập hành chính đạt hiệu quả bền vững và tối ưu hóa việc sử dụng quỹ đất đô thị, cần có sự đồng bộ trong bốn yếu tố chính. Thứ nhất là rà soát và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Thứ hai là xây dựng một quy hoạch tổng thể thống nhất cho cả không gian đất đai và cơ sở hạ tầng. Thứ ba là thiết lập cơ chế tài chính hiệu quả cho việc giải ngân vốn đầu tư công vào hạ tầng. Và cuối cùng, cần có một chiến lược phát triển chung rõ ràng, có tầm nhìn dài hạn cho toàn vùng. Việc quy hoạch siêu đô thị mới trên một diện tích đất lớn hơn sau sáp nhập sẽ tạo dư địa để đưa ra các quyết định quy hoạch mới, định hình hạ tầng và các khu dân cư trong tương lai. Điều này giúp giải quyết bài toán giãn dân, khơi thông nguồn cung nhà ở mới. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng các khu vực giãn dân cần đảm bảo khả năng tiếp cận trung tâm TP một cách tốt nhất để thu hút người dân có nhu cầu dịch chuyển nơi ở. Đồng thời phải có chiến lược phát triển hạ tầng mới và cơ chế thu hút nhà đầu tư vào các khu vực này.• Bất động sản - Thứ Tư 14-5-2025 batdongsan@phapluattp.vn QUANG HUY - THANH CHI Việc TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu hợp nhất thành một siêu đô thị không chỉ định hình lại bản đồ kinh tế, mà còn mở ra chương mới cho bất động sản (BĐS). Giới chuyên gia nhận định nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cần vượt qua để thị trường thực sự cất cánh, mang lại diện mạo mới cho cả vùng Đông Nam Bộ. Bất động sản rục rịch “ăn theo” sáp nhập Giới chuyên môn đánh giá việc hợp nhất TP.HCM với Bình Dương và Bà RịaVũng Tàu sẽ tạo ra một trung tâm kinh tế - đô thị mới có quy mô và sức cạnh tranh vượt trội, phát huy tối đa các lợi thế vốn có về vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên và nền tảng cơ sở hạ tầng của cả ba địa phương. Vị trí liền kề, cùng hệ thống giao thông ngày càng được đầu tư kết nối đồng bộ giữa ba địa phương là tiền đề quan trọng cho việc quy hoạch không gian kinh tế, đô thị một cách khoa học và hiệu quả hơn. Đặc biệt, quỹ đất dồi dào được mở rộng sau sáp nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chiến lược giãn dân ra các khu vực mới, phát triển các đô thị vệ tinh hiện đại và xây dựng những khu đô thị mới khang trang, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Thực tế cho thấy thông tin về đề án sáp nhập đã tạo ra những dấu hiệu ấm lên rõ rệt trên thị trường địa ốc các tỉnh, thành liên quan. Dữ liệu mới nhất của kênh thông tin Batdongsan.com. vn cho thấy lượng tìm kiếm BĐS tại Bình Dương trong tháng 3-2025 tăng 49% so với tháng trước. Đây là mức tăng mạnh nhất trong khu vực ven TP.HCM. Đáng chú ý, phân khúc chung cư chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ quan tâm. Nhu cầu tìm kiếm chung cư lẫn giá căn hộ tại Bình Dương cũng tăng trong những tháng đầu năm. Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn, cho biết khi sáp nhập TP.HCM góp phần tạo nên siêu đô thị tầm cỡ khu vực. Tầm nhìn cho siêu đô thị này không chỉ đơn giản là nâng cao vị thế của các tỉnh, thành còn lại, mà còn tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế cũng như chất lượng sống của người dân. Bà Giang Huỳnh, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills TP.HCM, nhận định TP.HCM hiện là trung tâm kinh tế tài chính, dịch vụ lưu trú và nhà ở với quy mô dân số lớn nhất. Trong khi đó, Bình Dương từ lâu Để thị trường bất động sản được khơi thông và phát triển bền vững cần hạ tầng giao thông kết nối và quy hoạch đồng bộ. Ảnh: QH đã khẳng định vị thế thủ phủ công nghiệp với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, còn Bà Rịa-Vũng Tàu sở hữu lợi thế kép về du lịch biển và công nghiệp cảng biển. “Việc sáp nhập ba khu vực này sẽ tạo ra một vùng kinh tế lớn mạnh, đa dạng các lĩnh vực như công nghiệp, nhà ở, thương mại dịch vụ và du lịch” - bà Giang Huỳnh phân tích. Gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thị trường bứt phá Để tiềm năng BĐS siêu đô thị mới này được khơi thông và phát triển bền vững, yếu tố hạ tầng giao thông kết nối và quy hoạch đồng bộ đóng vai trò then chốt. Hiện tại, dù đã có những tuyến quốc lộ chính và cao tốc TP.HCM - Long Thành nhưng thực trạng kết nối giữa TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng ùn tắc tại các nút giao quan trọng vẫn diễn ra, đòi hỏi những giải pháp căn cơ và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa. Việc hoàn thiện đúng tiến độ các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm như đường vành đai 3, các tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một, Biên Hòa - Vũng Tàu được xem là nhiệm vụ cấp bách. Những dự án này không chỉ giảm tải cho hạ tầng hiện hữu cho siêu đô thị, mà còn mở ra không gian phát triển mới cho các khu vực vùng ven, những nơi đang “khát” hạ tầng để thực sự bứt phá. Xa hơn, TP.HCM mới sẽ cần những quy hoạch hạ tầng Việc quy hoạch siêu đô thị mới trên một diện tích đất lớn hơn sau sáp nhập sẽ tạo dư địa để đưa ra các quyết định quy hoạch mới, định hình hạ tầng và các khu dân cư trong tương lai. Khuyến cáo nhà đầu tư không chạy theo đám đông Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa, Đoàn Luật sư TP.HCM, khuyến cáo nhà đầu tư cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thông tin quy hoạch và pháp lý dự án, tránh chạy theo tâm lý đám đông dẫn đến những quyết định đầu tư vội vàng. Theo luật sư Nghĩa, những khu vực sở hữu lợi thế về kết nối hạ tầng, gần các khu công nghiệp lớn, các trung tâm dịch vụ - du lịch mới hoặc nằm trong định hướng phát triển các đô thị vệ tinh sẽ là tâm điểm thu hút dòng tiền đầu tư. Đặc biệt, các dự án BĐS được quy hoạch bài bản, đầy đủ tiện ích và pháp lý minh bạch sẽ chiếm ưu thế. Đề án sáp nhập TP.HCM và hai tỉnh Bình Dương, Bà RịaVũng Tàu đang tạo nhiều kỳ vọng lớn, đặc biệt là thị trường bất động sản. Ngày 13-5, Công ty CP Kinh doanh nhà Đồng Nai, đơn vị quản lý, vận hành bốn block chung cư nhà ở xã hội trên đường Nguyễn Ái Quốc (TP Biên Hòa, Đồng Nai), đã có báo cáo về tình hình người sử dụng nhà tại đây. Theo Công ty CP Kinh doanh nhà Đồng Nai, tính đến nay đã có 43 căn nhà được người dân trả lại. Đối với những căn chưa liên hệ được với chủ nhà để xác minh, công ty sẽ gửi thư mời, liên hệ trực tiếp để xác minh. Nếu phát hiện trường hợp nào không đúng đối tượng được bố trí nhà ở xã hội, công ty sẽ vận động, tuyên truyền để các hộ tự nguyện trả lại trong thời hạn quy định. Trường hợp các hộ không chấp hành, đơn vị sẽ áp dụng biện pháp hành chính như tạm ngưng hoặc hạn chế các dịch vụ tiện ích như điện, nước. Trước đó, vào đầu tháng 4-2025, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi đến các sở, ban ngành cùng UBND các huyện, TP trên địa bàn về việc lập đoàn kiểm tra các dự án nhà ở xã hội. Văn bản yêu cầu các đơn vị trên thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức… của đơn vị mình đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn TP Biên Hòa, nếu không có nhu cầu sử dụng, đề nghị liên hệ với chủ đầu tư, quản lý dự án để trả lại nhà ở. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà đã yêu cầu Sở Xây dựng báo cáo về việc hàng trăm trường hợp vắng nhà khi đoàn kiểm tra đến làm việc, thời gian báo cáo vào cuối tuần này. Trường hợp phát hiện sử dụng sai đối tượng thì đề xuất thu hồi, đồng thời đề nghị cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức có hình thức xử lý phù hợp. VŨ HỘI Sau khi bị kiểm tra, hơn 40 người xin trả lại nhà ở xã hội ở Đồng Nai Khu nhà ở xã hội phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Ảnh: VŨ HỘI
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==