104-2025

12 Theo bà, các chính sách dân số cần được triển khai đồng bộ, liên ngành nhằm nâng mức sinh và đảm bảo chất lượng dân số. Cần chính sách khuyến sinh dài hạn Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP.HCM, cho rằng TP cần xây dựng chính sách dân số theo hướng khuyến sinh chủ động và linh hoạt nhằm thoát khỏi “bẫy sinh tiên phong triển khai sàng lọc trước sinh và sơ sinh từ năm 2011, đạt tỉ lệ trên 80% vào năm 2024. TP đã và đang mở rộng khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám định kỳ cho người cao tuổi và dự kiến sẽ mở rộng sang trẻ dưới sáu tuổi. Từ thực tiễn trên, bà Yến đề xuất TP cần miễn phí vaccine tiền thai kỳ, mở rộng chương trình sàng lọc, nâng độ tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí lên tám tuổi; hỗ trợ học phí, chăm sóc trẻ dưới 24 tháng, đặc biệt là con em công nhân. TP cần chuyển tư duy truyền thông từ “kiểm soát” sang “phát triển dân số toàn diện”, nhấn mạnh vai trò tích cực của gia đình hai con. doisongxahoi@phapluattp.vn MỘC AN Ngày 13-5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học “Thực trạng chính sách dân số liên quan đến phụ nữ và gợi ý giải pháp”. Đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo chất lượng dân số Chia sẻ tại tọa đàm, bà Đào Thị Vi Phương, Phó Trưởng ban Chính sách - luật pháp, Hội LHPN Việt Nam, cho biết Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về dân số. “Mức sinh đang giảm đáng báo động, từ 2,11 con (năm 2021) xuống còn 1,96 con (năm 2023), thấp hơn mức sinh thay thế 2,1 con. Đáng chú ý, TP.HCM là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước, chỉ đạt 1,39 con năm 2024” - bà Phương nói. Về chất lượng dân số, theo bà Phương, tỉ lệ sàng lọc trước sinh tăng mạnh từ 17% (năm 2015) lên 65% (năm 2022). Các vấn đề như tảo hôn, trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và chất lượng nhân lực thấp vẫn tồn tại, đặc biệt ở nhóm hộ nghèo có mức sinh cao. Tại tọa đàm, bà Trần Thị Ngọc Yến, Trưởng phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, cho biết trong 10 năm qua, mức sinh của TP luôn dưới mức sinh thay thế nguyên nhân chính là do đô thị hóa nhanh, áp lực công việc, chi phí nuôi con cao, kết hôn và sinh con muộn (trung bình năm 2023: Nam 32 tuổi, nữ 29 tuổi). Trình độ học vấn tăng, thay đổi quan điểm sống và tỉ lệ vô sinh nguyên phát cũng góp phần làm giảm mức sinh. Trước thực trạng này, trong thấp” kéo dài, khó phục hồi. “Các chính sách khuyến sinh cần bao trùm và dài hạn như: Trợ cấp theo chu kỳ nuôi con (0-6 tuổi), miễn giảm học phí, hỗ trợ trông trẻ mầm non tại nhà, hỗ trợ tài chính theo thu nhập để đảm bảo công bằng vùng miền. Đồng thời, cần tái định nghĩa “gia đình hai con” như một chuẩn mực xã hội đô thị” - ông Nhựt nói. Để đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản, TP.HCM cần phân bổ ngân sách theo nhu cầu, ưu tiên nhóm yếu thế như công nhân nữ và người nhập cư, đồng thời phát triển các dịch vụ linh hoạt như phòng khám lưu động. TP cũng cần xây dựng hệ thống dữ liệu dân số - y tế tích hợp, kết nối giữa trạm y tế, UBND phường/xã và cơ quan bảo hiểm. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ số như AI và Big Data trong dự báo nhân khẩu học sẽ hỗ trợ quy hoạch an sinh, giáo dục và lao động. Cùng với đó, “TP cần chuyển tư duy truyền thông từ “kiểm soát” sang “phát triển dân số toàn diện”, nhấn mạnh vai trò tích cực của gia đình hai con. Đặc biệt, cần tái cấu trúc chính sách dân số: từ quản lý hành chính sang quản trị chiến lược, từ đơn ngành sang liên ngành, từ hỗ trợ ngắn hạn sang đầu tư dài hạn. • Trong 10 năm qua, mức sinh của TP luôn dưới mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). Cụ thể, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dao động từ 1,24 (năm 2016) đến 1,68 (năm 2013), chưa khi nào vượt quá 1,8. Tuy nhiên, tổng tỉ suất sinh vẫn chưa giảm xuống mức cực thấp (dưới 1,2). Tiêu điểm Bà Đào Thị Vi Phương, Phó Trưởng ban Chính sách - Luật pháp, Hội LHPN Việt Nam, phát biểu tại Tọa đàm khoa học “Thực trạng chính sách dân số liên quan đến phụ nữ và gợi ý giải pháp”. Ảnh: MỘC AN năm năm qua, TP đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có chiến dịch truyền thông “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con”. Bà Yến cho biết năm 2024, HĐND TP.HCM đã ban hành Nghị quyết 40, theo đó phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ 3 triệu đồng. Ngoài ra, phụ nữ nghèo, cận nghèo, thuộc diện chính sách hoặc sống tại xã đảo được hỗ trợ 2 triệu đồng khi thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh. TP.HCM cũng là địa phương Giải pháp để TP.HCM thoát khỏi “bẫy sinh thấp” TP.HCM cần xây dựng chính sách dân số theo hướng khuyến sinh chủ động và linh hoạt nhằm thoát khỏi “bẫy sinh thấp” kéo dài... Ngày 13-5, Công an tỉnh Bến Tre cho biết đơn vị vừa phối hợp với đoàn công tác Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an thu thập mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn tỉnh Bến Tre để đưa vào ngân hàng gen (ADN) xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. Đoàn công tác chia thành ba tổ lưu động đến tận nhà thu nhận mẫu ADN cho 117 trường hợp là thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính. Các mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ được đơn vị xét nghiệm thu nhận, đưa vào ngân hàng gen. Sau đó phân tích, đối sánh và xác thực thông tin với mẫu hài cốt liệt sĩ đã và đang tiếp tục tìm kiếm, quy tập lấy mẫu. Hoạt động thu thập mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính góp phần xây dựng kho dữ liệu quốc gia về ADN phục vụ công tác xác minh, tìm kiếm những người con đã hy sinh vì Tổ quốc; sớm tìm, đưa hài cốt các anh về với quê hương, trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình và người thân. Tìm danh tính cho liệt sĩ là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần xoa dịu những mất mát, hy sinh của các thân nhân liệt sĩ. Bà Lê Thị Nương (xã Thành Triệu, huyện Châu Thành), mẹ liệt sĩ Nguyễn Văn Nang (sinh năm 1959, hy sinh tại chiến trường Campuchia) nghẹn ngào cho biết gia đình đã nhiều lần tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Nang từ khi nhận được giấy báo tử vào năm 1985 nhưng đến nay chưa có kết quả. Đã 40 năm kể từ ngày con trai hy sinh, đến nay bà Nương và gia đình rất mong mỏi, hy vọng tìm thấy, đưa hài cốt liệt sĩ Nang về với gia đình, quê hương. Bà Nguyễn Thị Vân (90 tuổi, xã Sơn Đông, TP Bến Tre) - mẹ liệt sĩ Trần Văn Cưởng Em (sinh năm 1966) cho hay liệt sĩ Cưởng Em chiến đấu tại chiến trường Campuchia, hy sinh năm 1985, đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Mặc dù tuổi cao, lúc quên lúc nhớ nhưng khi nhắc đến người con đã hy sinh, bà Vân mắt đỏ hoe và bày tỏ mong mỏi sớm tìm được hài cốt con trai về với gia đình. Khi đoàn đến thu thập mẫu ADN, bà Vân tin tưởng qua việc làm ý nghĩa này, người con liệt sĩ của bà và của những người mẹ khác sẽ sớm được tìm thấy để trở về với mảnh đất quê hương. Đ.HÀ - T.TRÚC Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính Tại tọa đàm, bà Trần Thị Kim Thanh, nguyên Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM (nay là Sở Nội vụ), khẳng định việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ, trẻ em là yếu tố then chốt để phụ nữ yên tâm sinh con. Do đó chính sách dân số cần sát thực tế, thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em hiệu quả. Để duy trì mức sinh thay thế, bà Thanh đề xuất TP cần điều chỉnh lại chính sách lao động. “Hiện nay, nam giới chỉ được nghỉ vài ngày khi vợ sinh, trong khi phụ nữ nghỉ tới sáu tháng. Tôi đề xuất kéo dài thời gian nghỉ cho nam giới lên ba hoặc bốn tháng để khuyến khích họ chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con, hỗ trợ phụ nữ sẵn sàng sinh thêm. Ngoài ra, tôi đề xuất đánh giá lại hiệu quả chính sách hỗ trợ lao động nữ trong khu chế xuất, khu công nghiệp; cần đưa khái niệm “chăm sóc không lương” vào nghiên cứu chính sách để giảm tải gánh nặng cho phụ nữ và nâng cao tỉ lệ sinh” - bà Thanh nói. Đoàn công tác đến gia đình các thân nhân liệt sĩ để thu nhận mẫu ADN. Ảnh: CA TP cần điều chỉnh lại chính sách lao động Đời sống xã hội - Thứ Tư 14-5-2025

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==