104-2025

16 Ông Duterte thắng cử thị trưởng dù bị giam tại Tòa án Hình sự Quốc tế Ngày 12-5, cựu tổng thống Philippines - ông Rodrigo Duterte gần như giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua thị trưởng TP Davao, bất chấp việc ông đang bị giam tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC, Hà Lan) liên quan cáo buộc tội ác chống lại loài người, theo hãng tin Reuters. Với 80% số phiếu được kiểm đếm, ông Duterte đang dẫn đầu cuộc đua thị trưởng Davao với số phiếu gấp tám lần ứng viên ở vị trí thứ hai. Tài khoản Facebook cũ của ông Duterte tràn ngập lời chúc mừng từ những người ủng hộ, trong đó một số người kêu gọi đưa ông về phục vụ người dân. “Mừng chiến thắng. Hãy đưa ông ấy về nhà” - một bình luận viết. Hai con trai của ông Duterte cũng đang trên đà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ này, trong đó một người tái tranh cử nghị sĩ và người còn lại tranh chức phó thị trưởng Davao. Phó Tổng thống Philippines, bà Sara Duterte (con gái ông Duterte), cho biết nhiều kế hoạch đã được chuẩn bị để đảm bảo ông Duterte chính thức nhậm chức thị trưởng Davao. “Luật sư ICC nói rằng khi họ nhận được giấy xác nhận kết quả, họ sẽ thảo luận về cách ông ấy tuyên thệ” - bà Sara nói. DƯƠNG KHANG Israel đề nghị ICC rút lại lệnh bắt ông Netanyahu Theo tài liệu được đăng tải trên trang web của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), Israel đã đề nghị các thẩm phán tại tòa này rút lại lệnh bắt đối với thủ tướng Israel - ông Benjamin Netanyahu và cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel - ông Yoav Gallant, hãng Reuters đưa tin ngày 12-5. ICC cho hay Israel đã yêu cầu tòa ra lệnh cho cơ quan công tố tạm dừng cuộc điều tra về các tội ác bị cáo buộc của các quan chức Israel ở các vùng lãnh thổ Palestine. Các tài liệu này có ngày ký là 9-5 và do Phó Tổng chưởng lý Israel - ông Gilad Noam ký tên. ICC đã ban hành lệnh bắt ông Netanyahu và ông Gallant, cũng như lãnh đạo Hamas Ibrahim al-Masri vào ngày 21-11-2024, với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột tại Dải Gaza. ICC cho biết vào tháng 2 rằng các thẩm phán đã rút lại lệnh bắt ông al-Masri, còn được biết đến với tên Mohammed Deif, sau khi có các báo cáo đáng tin cậy về cái chết của người này. Theo Reuters, ICC cũng chưa đưa ra thời hạn nào cho việc ra quyết định về đề nghị của Israel nhằm hủy bỏ các lệnh bắt và tạm dừng cuộc điều tra. THẢO VY ĐỨC HIỀN Thế giới tạm thở phào khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận hạ nhiệt cuộc chiến thương mại sau một tuần đàm phán căng thẳng tại Geneva (Thụy Sĩ). Hai lý do để thế giới bớt lo Theo tờ South China Morning Post, có hai lý do mà thế giới có thể cảm thấy bớt lo ngại về quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Lý do thứ nhất là hai bên đã đạt được thỏa thuận tạm dừng áp các mức thuế đối ứng cao lên hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày mà hai nước đưa ra trong vòng xoáy trả đũa kể từ đầu tháng 4. Trong thời gian này, hai nước sẽ áp dụng các mức thuế đối ứng giảm nhiều so với trước đây. Cụ thể, hàng Trung Quốc sẽ chịu mức thuế tối thiểu là 30% khi nhập vào Mỹ, giảm từ mức 145% mà Mỹ áp đặt trước đó. Ngược lại, Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Mỹ từ 125% xuống còn 10%. Lý do thứ hai mà thế giới có thể an tâm là Mỹ - Trung nhất trí thiết lập “cơ chế tham vấn thương mại” trong 90 ngày để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tiềm tàng. Đây là nền tảng cho các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên để giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại. Cơ chế này đóng vai trò như một chiếc van an toàn để giảm có quá nhiều vấn đề mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cần phải giải quyết. Theo bà Wendy Cutler, Phó Chủ tịch Viện Chính sách xã hội châu Á, ba tháng là khoảng thời gian vô cùng ngắn để Mỹ - Trung giải quyết nhiều vấn đề thương mại còn gây tranh cãi, bao gồm mất cân bằng cán cân thương mại, giải quyết tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, các cáo buộc từ phía Mỹ rằng các công ty Trung Quốc được trợ cấp quá mức và chuyển dịch sản xuất để tránh thuế. Theo bà Cutler, các cuộc đàm phán thương mại như thế này thường mất hơn một năm bởi có quá nhiều vấn đề phức tạp. Còn bà Rorry Daniels, giám đốc điều hành Viện Chính sách xã hội châu Á có ý kiến thận trọng rằng “sự ngờ vực chiến lược” vốn là nền tảng của mối quan hệ Mỹ - Trung khả năng sẽ ảnh hưởng đến mức độ tiến triển cụ thể có thể đạt được trong khung thời gian 90 ngày và sau đó. “Cách tiếp cận của ông Trump là tìm kiếm những thỏa thuận lớn, đột phá đi kèm với những cam kết và thay đổi lớn nhưng lúc này, trong mối quan hệ này, cách tiếp cận từ từ và dần xây dựng lòng tin sẽ ổn định hơn về lâu dài” - bà Daniels gợi ý.• Quốc tế - Thứ Tư 14-5-2025 bớt căng thẳng, giảm nguy cơ hai nước leo thang “ăn miếng trả miếng” thuế quan. Sau tin Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận, thị trường cổ phiếu Mỹ tăng mạnh. Chỉ số S&P 500 tăng gần 3,3% lên 5.844,19 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 2,8%, tương đương hơn 1.100 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite thiên về công nghệ tăng 4,4% lên 18.708. Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung cũng khiến đồng USD tăng giá, giá vàng giảm. Lạc quan thận trọng về đàm phán Cả phía Trung Quốc và Mỹ hoan nghênh thỏa thuận thương mại và đều coi đây là một chiến thắng nhờ sự khôn khéo trong đàm phán của mình. Bộ Thương mại Trung Quốc gọi đây là bước tiến tích cực trong quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ, giúp đặt nền tảng cho việc tiếp tục đối thoại, thu hẹp khoảng cách và tăng cường đối thoại. Còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent hôm 12-5 nói rằng ông hy vọng sẽ gặp lại đại diện của Bắc Kinh trong vài tuần tới để bắt đầu đưa ra một thỏa thuận đầy đủ hơn. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nói rằng ông sẽ điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần này để bàn cách duy trì mối quan hệ tài chính giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giới quan sát tỏ ra lạc quan thận trọng khi dù nhất trí rằng thỏa thuận này là một nền tảng tốt để bắt đầu ổn định quan hệ thương mại nhưng vẫn lo ngại Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer (trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trong cuộc họp báo thông tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ. Ảnh: GETTY IMAGES/CNN Ông Tập Cận Bình: Không ai chiến thắng trong chiến tranh thương mại Ngày 13-5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không bên nào chiến thắng trong chiến tranh thương mại. Đây là phát ngôn đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc sau khi Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại, theo đài CNN. “Không có người chiến thắng trong các cuộc chiến thuế quan hay chiến tranh thương mại. Bắt nạt hay bá quyền chỉ dẫn đến sự tự cô lập”- ông Tập phát biểu khai mạc Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ tư của Diễn đàn Trung Quốc và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC). Theo ông Tập, Trung Quốc và các nước Mỹ Latinh và Caribe là những thành viên quan trọng của Nam bán cầu, bao gồm các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh và các nước đang phát triển ở châu Á. “Trước những luồng sóng ngầm về đối đầu địa chính trị, đối đầu giữa các liên minh, cũng như làn sóng chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ đang dâng cao, Trung Quốc sẵn sàng bắt tay với các đối tác Mỹ Latinh và Caribe” - ông Tập khẳng định. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết cung cấp 66 tỉ nhân dân tệ (9,2 tỉ USD) hạn mức tín dụng cho 33 nước thành viên CELAC để hỗ trợ phát triển. Các hạn mức tín dụng sẽ được tính bằng nhân dân tệ. Theo đài CNN đây là một động thái nằm trong nỗ lực lớn của Bắc Kinh nhằm phổ biến đồng tiền Trung Quốc trong khu vực. Hai điểm quan trọng nổi lên sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung ở Thụy Sĩ là cả Mỹ và Trung Quốc đều nhất trí rằng họ không “đủ khả năng theo đuổi sự tách rời và chuyển hướng thương mại dài hạn”. Bên cạnh đó, hai nước cũng“ngầm đồng ý rằng sự mất cân bằng thương mại được tạo ra trong suốt vài thập niên qua phải được giải quyết” - theo ông Barbara C. Matthews, nhà nghiên cứu thuộc Viện Atlantic Council (Mỹ). Tiêu điểm Cả phía Trung Quốc và Mỹ hoan nghênh thỏa thuận thương mại và đều coi đây là một chiến thắng nhờ sự khôn khéo trong đàm phán của mình. Cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hiện đang bị giam ở Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC, Hà Lan). Ảnh: AFP quocte@phapluattp.vn Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Hành trình hướng tới sự ổn định Đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã có thành công bước đầu nhưng hai nước vẫn còn cả hành trình dài để ổn định quan hệ thương mại.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==