2 Thời sự - Thứ Tư 14-5-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 13-5, Quốc hội thảo luận về dự luật Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Luật này được cho ý kiến từ kỳ họp thứ 8 và được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều vấn đề cho DN Nhà nước (DNNN) cũng như kiến tạo các cơ chế sử dụng hiệu quả, phù hợp thị trường phần vốn nhà nước. DNNN làm hay không làm những gì tư nhân làm tốt? Đại biểu (ĐB) Trần Anh Tuấn (TP.HCM) cho rằng luật hiện hành quy định “mọi thứ hiện nay đều phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương về tăng vốn điều lệ kể cả ngành nghề kinh doanh chính… như vậy rất là khó cho các DN”. Ông Tuấn đề nghị phân cấp triệt để cho cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo tình hình phát triển. ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) trích báo cáo giải trình về dự luật và cho rằng: “Đầu tư vốn của Nhà nước phải có trọng tâm, trọng điểm. Những việc nào tư nhân làm được để cho tư nhân làm, còn những việc nào tư nhân không làm mà Nhà nước cần phải làm để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội… là rất cần thiết”. Góp vốn thì Nhà nước chỉ giữ cổ phần, cổ phiếu Tán thành với các nội dung được tiếp thu, ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) kỳ vọng những gì Quốc hội sẽ thông qua về kinh tế - xã hội tại kỳ họp này sẽ hài hòa được cả DNNN và DNTN. “Lâu nay có câu chuyện là khối nhà nước hay tị nạnh với tư nhân là được cơ chế dễ nhưng khối tư nhân cũng hay so bì với DNNN là ước gì có được nguồn lực và điều kiện như các DNNN. Với tinh thần như vậy, chúng ta hài hòa được đối với cả khối tư nhân và khối nhà nước khi luật này dành một mục tiêu, đó là hiệu quả đối với nguồn vốn” - ĐB Trịnh Xuân An nói. Trong khi đó, ĐB Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phân tích theo luật pháp Việt Nam thì nhà đầu tư đã góp tiền và tài sản vào trong DN thì phải chuyển quyền sở hữu tiền và tài sản đó thành sở hữu của DN. điều hành gì thì tôi nghĩ nên tạo một không khí phấn khởi và tự do cho DNNN” - ĐB Thân nói. ĐB Trần Anh Tuấn (TP.HCM) phân tích từ thực tiễn, ở DN mà vốn nhà nước dưới 50% thì Nhà nước không có quyền quyết định, nếu vốn nhà nước 30% thì Nhà nước chỉ có quyền biểu quyết, phủ quyết, không có quyền quyết định đối với việc chuyển nhượng dự án, đầu tư dự án, thoái vốn hay các hoạt động liên quan tới đầu tư chuyển nhượng như dự thảo luật quy định. Thực tiễn trong đấu thầu thì giữa đại diện phần vốn nhà nước và DN có thể có xung đột và chuyện này chưa có cơ chế xử lý. “Xung đột này hiện nay sẽ bùng phát và sẽ làm tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu không có sự thống nhất thì DN trở nên kém hiệu quả” - ĐB Tuấn Anh nói và đề xuất sửa đổi Luật Đấu thầu tới đây nên quy định cơ chế giải quyết xung đột với những DN mà Nhà nước góp vốn dưới 50%. Thực hiện quyền, nghĩa vụ tương ứng tỉ lệ sở hữu vốn Trong phần giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Trong luật lần này thì Nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với tỉ lệ sở hữu vốn góp tại DNNN, tại Từ trái sang: ĐB Nguyễn Văn Thân, ĐB Phan Đức Hiếu và ĐB Trần Anh Tuấn thảo luận về dự luật Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: QUỐC HỘI Trong ngày 13-5, Quốc hội cũng đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết 35/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết dự thảo nghị quyết quy định sáu nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể. Trong đó, đáng chú ý là chính sách về thành lập khu thương mại tự do (TMTD) tại TP Hải Phòng. Đây là khu vực có ranh giới địa lý xác định, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Khu TMTD Hải Phòng được tổ chức thành các khu chức năng gồm khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ và các loại hình khu chức năng khác theo quy định của pháp luật. UBND TP Hải Phòng được phân cấp quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu TMTD Hải Phòng gắn với khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng tương tự như khu công nghiệp. Chính sách này tạo hành lang pháp lý cho Khu TMTD Hải Phòng để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, tạo thêm động lực phát triển mới các cơ chế, chính sách đột phá, giúp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho TP phát triển nhanh và bền vững. Ủy ban Kinh tế - Tài chính đánh giá việc thành lập khu TMTD tại Hải Phòng là cần thiết. Dù vậy, đây là vấn đề lớn, không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ một số nội dung, gồm tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội; tính lan tỏa vùng miền...; cơ chế quản lý rủi ro, cơ chế giám sát bảo đảm một mặt thông thoáng song giữ vững an toàn tài chính, an ninh kinh tế, trật tự xã hội… Trong khi đó, về nhóm chính sách về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, Chính phủ đề xuất ngân sách TP hỗ trợ không hoàn lại cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo… Về quản lý đầu tư, Chính phủ phân cấp, phân quyền cho UBND TP Hải Phòng trong chấp thuận chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỉ đồng trở lên thuộc cảng biển Hải Phòng. Ngoài ra, HĐND TP được trao quyền quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách TP ĐB Hòa nói có những trường hợp tư nhân không đầu tư mà Nhà nước không đầu tư thì không được. “Thời gian qua, chúng ta đầu tư một số công trình đường cao tốc, công trình đường quốc lộ kêu gọi xã hội hóa, kêu gọi BOT nhưng họ không làm. Vậy ai làm? Nhà nước phải làm” - ĐB Hòa nói và khẳng định đó là điều tất yếu. ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho biết dù đại diện cho DN vừa và nhỏ Việt Nam nhưng ông lại có quan điểm khác, vì trong bối cảnh “kinh tế nhà nước là chủ đạo” thì vai trò của DNNN rất lớn. “Nếu chúng ta vẫn quan niệm doanh nghiệp tư nhân (DNTN) làm được thì Nhà nước không làm là không phù hợp. Vì DNNN là lấy từ ngân sách nhà nước và DNNN có lãi cũng phải nộp cho Nhà nước, nuôi cán bộ, công nhân, viên chức cũng tạo công ăn việc làm cho Nhà nước thì phải ưu tiên DNNN chứ không thể nói cái gì DNTN làm được thì DNNN không làm. Phải có những ưu tiên” - ông Thân nói. Ông Thân yêu cầu phải minh bạch các nhiệm vụ giao cho DNNN “chứ không phải đang làm về một nhiệm vụ chính mà thấy bất động sản “hot” lại nhảy vào”. Nếu DNNN muốn “nhảy vào” thì phải xin ý kiến Thủ tướng, ông Thân nói. “Như vậy nhà đầu tư sau khi chuyển tiền và tài sản thành sở hữu của DN, nhà đầu tư sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp”. Nhà nước đầu tư vào DN thì Nhà nước sở hữu cổ phần, phần vốn góp và thực hiện quyền của mình thông qua phần vốn góp và cổ phần. “Tôi thiết tha đề nghị lần này phải bổ sung trở lại khái niệm vốn nhà nước đã đầu tư vào DN và được xác định rõ đó là phần vốn góp cổ phần trong tỉ lệ sở hữu nhà nước tại DN như dự thảo trước đây” - ĐB Hiếu đề nghị. ĐB Nguyễn Văn Thân đồng tình việc Nhà nước tham gia góp vốn thì phần vốn đó là tài sản của DN và Nhà nước chỉ sở hữu cổ phiếu, cổ phần. “Nhà nước có ông không trong hội đồng quản trị cũng tham gia được thì rất nguy hiểm và gây cản trở cho DN. DNNN có quyền tham gia cổ phần vào những công ty tư nhân mà họ thấy phát triển để mang lại lợi ích cho Nhà nước, thậm chí tham gia cổ phần ít mà không Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Trong luật lần này thì Nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với tỉ lệ sở hữu vốn góp tại doanh nghiệp nhà nước, tại doanh nghiệp bình đẳng như các nhà đầu tư khác”. thoisu@phapluattp.vn Tranh luận về quyền, trách nhiệm Nhà nước trong doanh nghiệp Sẽ có khu thương mại tự do tại TP Hải Phòng Đại biểu cho rằng thay vì quản lý doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, Nhà nước sẽ chỉ quản lý phần vốn của mình tại doanh nghiệp, nguồn vốn góp đó chính là tài sản của doanh nghiệp.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==