7 Ngày 13-5, phiên tòa xét xử cựu thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc, chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn và 25 bị cáo khác trong vụ khai thác, buôn lậu đất hiếm tiếp tục phần xét hỏi. Ông Nguyễn Linh Ngọc và ông Nguyễn Văn Thuấn (cựu tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản) cùng bị xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Theo cáo buộc, ông Nguyễn Linh Ngọc và ông Nguyễn Văn Thuấn cùng một số bị can khác được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước trong việc thẩm định, cấp giấy phép khai thác quặng đất hiếm. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Ngọc, ông Thuấn cố ý làm trái nguyên tắc, điều kiện cấp phép khai thác cho Công ty Thái Dương. Mặc dù được cấp phép, do năng lực tài chính không đảm bảo, Công ty Thái Dương không thể xây dựng nhà máy thủy luyện tại Yên Bái và nhà máy tách chiết tại Hải Phòng để chế biến sâu đất hiếm. Từ năm 2019 đến tháng 10-2023, Đoàn Văn Huấn chỉ đạo cấp dưới tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, quặng sắt có tổng trị giá hơn 736 tỉ đồng và xả trái phép hơn 350.000 tấn chất thải ra môi trường. Sau khi được cấp giấy phép, nhân dịp sinh nhật ông Thuấn, Đoàn Văn Huấn đến gặp và cảm ơn số tiền 500 triệu đồng. Khai về việc này, ông Thuấn thừa nhận hồ sơ của Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện và lẽ ra hồ sơ phải được thẩm định lại, xem xét lại tất cả nhưng “lúc đó anh em trình lên, thấy đầy đủ theo quy định nên bị cáo không kiểm tra mà ký tờ trình luôn”. Giải trình về sai sót này, ông Thuấn nói nguyên nhân là hy vọng doanh nghiệp Nhật Bản với công nghệ tiên tiến sớm vào Việt Nam thúc đẩy hợp tác nên chủ quan, không xem kỹ hồ sơ đã duyệt. Cùng lúc đó, ông Thuấn đang dồn tâm huyết xây dựng và đề xuất một dự án khác. Trả lời HĐXX, ông Thuấn khẳng định ông làm việc theo đúng nguyên tắc, không quen biết hay nhận tác động từ Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương. Tuy nhiên, ông Thuấn thừa nhận dịp sinh nhật mình năm 2013, ông Huấn có đến chúc mừng bằng một bó hoa và một túi hoa quả. Khi về, ông mở túi hoa quả ra thấy bên trong có 500 triệu đồng. “Tôi giật mình, gọi lại nhưng anh Huấn không nhấc máy. Khi làm việc với cơ quan điều tra, tôi đã khai ngay và nộp lại hết” - ông Thuấn trình bày. Người trình hồ sơ này lên cho ông Thuấn là bị cáo Hoàng Văn Khoa, cựu vụ trưởng Vụ Khoáng sản, cùng bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Ông Khoa khai hồ sơ của Thái Dương nằm trong số rất nhiều hồ sơ tồn đọng được giao giải quyết khi ông lên làm vụ trưởng. Do đó, bản thân ông không theo dõi từ đầu. Hồ sơ Thái Dương được bị cáo Lê Duy Phương trình lên và nói đã đủ điều kiện. Khi xem xét, ông Khoa thấy có vấn đề nhưng không theo từ đầu nên không đủ tự tin nói ra mà ký ngay. Khi chủ tọa phiên tòa chất vấn “không đủ tự tin sao còn ký?”, ông Khoa nói “đó là điều bị cáo rất dằn vặt, đau xót”. Ông Khoa nói thêm hồ sơ Thái Dương tồn quá lâu rồi, nếu yêu cầu doanh nghiệp làm lại sẽ rất mất thời gian, sợ mang tiếng nhũng nhiễu này khác... Tại tòa, bị cáo Lê Duy Phương khai hồ sơ xin cấp phép của Thái Dương trước đó do chuyên viên khác thẩm định. Sau khi bộ tạm dừng cấp phép để đợi Luật Khoáng sản mới có hiệu lực, chuyên viên này chuyển công tác. Ông Phương được lãnh đạo phân công thay thế và cuối năm 2012 mới tiếp cận hồ sơ. Quá trình xem xét hồ sơ, ông Phương nói thấy có thiếu và chỉ báo cáo miệng với ông Khoa, sau đó vẫn trình ý kiến hồ sơ đủ điều kiện để cấp trên ký. Tại phiên tòa, ông Phương nhận lỗi: “Cái này tôi sai”. BÙI TRANG Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 14-5-2025 SONG MAI Hôm nay (14-5), báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản thi hành án trong các vụ án kinh tế”. Chủ trì - điều hành hội thảo là GS-TS Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM và nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM. Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia am tường về công tác thi hành án dân sự (THADS), gồm: GS-TS Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM; TS - luật sư (LS) Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam; PGS-TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM; LS Lê Hồng Nguyên, Ủy viên ban Thường vụ Liên đoàn LS Việt Nam; TS Thái Thị Tuyết Dung, Phó Trưởng ban phụ trách ban Thanh tra - Pháp chế ĐH Quốc gia TP.HCM; ông Ngụy Cao Thắng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP.HCM;… cùng nhiều chuyên gia uy tín khác. Hiện Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng dự thảo Luật THADS (sửa đổi). Theo dự thảo tờ trình của bộ, qua hơn 16 năm thi hành, Luật THADS năm 2008 đã từng bước tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả công tác THADS. Dù vậy, công tác THADS trên thực tiễn vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Tính chất của các vụ việc ngày càng phức tạp, nhất là những vụ việc phải kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, nhà đất có giá trị lớn, rải rác ở nhiều địa phương; tình trạng pháp lý của tài sản để bảo đảm THA thường phức tạp, nhiều trường hợp đến giai đoạn THA thì xuất hiện các vấn đề pháp lý phát sinh, cần phải xác minh, làm rõ…; dẫn đến nhiều vụ án lớn, dù đã tuyên án nhiều năm nhưng vẫn chưa thể THA dứt điểm. Đáng chú ý là mới đây nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4-5-2025 về phát triển kinh tế tư nhân. Theo tinh thần của Nghị quyết 68, Nhà nước đảm bảo tạo môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, doanh nhân. Đặc biệt, nghị quyết đã đề ra biện pháp chống hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế đảm bảo nguyên tắc “ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước”. Theo đó, “trường hợp áp dụng thực tiễn pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo”. Chấp hành viên đọc quyết định cưỡng chế thi hành án. Ảnh minh họa: CẨM TÚ Nghị quyết cũng yêu cầu phải bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức… Có thể thấy theo tinh thần của Nghị quyết 68 thì trong một vụ án, việc xử lý tài sản để khắc phục hậu quả là vô cùng quan trọng. Tinh thần nói trên của Nghị quyết 68 sẽ khơi thông môi trường kinh doanh, đảm bảo sự an tâm, an toàn cho doanh nhân, doanh nghiệp. Muốn vậy, tinh thần đó phải được thể chế hóa, phải được chuyển hóa vào các văn bản pháp luật liên quan, trong đó có dự thảo Luật THADS (sửa đổi) mà Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng. Hội thảo được tổ chức với mong muốn tạo diễn đàn để các chuyên gia cùng phân tích những khó khăn, vướng mắc hiện tại trong công tác THADS - nhất là trong việc xử lý tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế. Thông qua đó, các chuyên gia pháp lý sẽ đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành và đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện Luật THADS và các luật, bộ luật liên quan.• Theo tinh thần của Nghị quyết 68 thì trong một vụ án, việc xử lý tài sản để khắc phục hậu quả là vô cùng quan trọng. Vụ án đất hiếm: Quà sinh nhật 500 triệu đồng và lời khai “tiến thoái lưỡng nan” phapluat@phapluattp.vn Hội thảo “Giải pháp xử lý tài sản thi hành án trong các vụ án kinh tế” Hội thảo do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức nhằm phân tích những khó khăn, vướng mắc trong thi hành phần dân sự trong các vụ án hình sự về kinh tế, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) và các luật liên quan. Những vấn đề thảo luận chính tại hội thảo Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật THADS - Giải pháp xử lý tài sản thi hành án trong các vụ án kinh tế” được tổ chức vào sáng 14-5. Hội thảo sẽ tập trung trình bày và thảo luận sâu một số vấn đề chính: 1. Mua tài sản THA: Những lưu ý để tránh các rủi ro và cơ chế bảo vệ người mua trúng đấu giá, nhất là bất động sản trong các vụ án kinh tế. 2. Thực tiễn, những bất cập trong định giá bất động sản là tài sản THA liên quan đến phương pháp định giá và thời điểm định giá tài sản trong các vụ án kinh tế. 3. Các vướng mắc thường gặp liên quan đến việc xử lý tài sản THA là bất động sản trong các vụ án kinh tế nhìn từ thực tiễn.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==