104-2025

SỐ 104 (7377) - Thứ Tư 14-5-2025 Thủ tướ ng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn Xóa bỏ biên chế suốt đời: MẠNH DẠN TRẢ LƯƠNG THEO KPI Việc trả lương theo vị trí việc làm, kết quả sản phẩm lao động sẽ góp phần thu hút, trọng dụng người tài vào cống hiến trong bộ máy công vụ. Ảnh: THUẬN VĂN Tranh luận về quyền, trách nhiệm của Nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước Nghị quyết68:Cúhích cho đổi mới sáng tạo Giải pháp để TP.HCM thoát khỏi “bẫy sinh thấp” Hômnay,chương trình“Cùngngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến Nghệ An Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo “Giải pháp xử lý tài sản thi hành án trong các vụ án kinh tế” trong so nay trang 5 trang 12 trang 7 trang 4 trang 11 trang 4 trang 2+3

2 Thời sự - Thứ Tư 14-5-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 13-5, Quốc hội thảo luận về dự luật Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Luật này được cho ý kiến từ kỳ họp thứ 8 và được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều vấn đề cho DN Nhà nước (DNNN) cũng như kiến tạo các cơ chế sử dụng hiệu quả, phù hợp thị trường phần vốn nhà nước. DNNN làm hay không làm những gì tư nhân làm tốt? Đại biểu (ĐB) Trần Anh Tuấn (TP.HCM) cho rằng luật hiện hành quy định “mọi thứ hiện nay đều phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương về tăng vốn điều lệ kể cả ngành nghề kinh doanh chính… như vậy rất là khó cho các DN”. Ông Tuấn đề nghị phân cấp triệt để cho cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo tình hình phát triển. ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) trích báo cáo giải trình về dự luật và cho rằng: “Đầu tư vốn của Nhà nước phải có trọng tâm, trọng điểm. Những việc nào tư nhân làm được để cho tư nhân làm, còn những việc nào tư nhân không làm mà Nhà nước cần phải làm để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội… là rất cần thiết”. Góp vốn thì Nhà nước chỉ giữ cổ phần, cổ phiếu Tán thành với các nội dung được tiếp thu, ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) kỳ vọng những gì Quốc hội sẽ thông qua về kinh tế - xã hội tại kỳ họp này sẽ hài hòa được cả DNNN và DNTN. “Lâu nay có câu chuyện là khối nhà nước hay tị nạnh với tư nhân là được cơ chế dễ nhưng khối tư nhân cũng hay so bì với DNNN là ước gì có được nguồn lực và điều kiện như các DNNN. Với tinh thần như vậy, chúng ta hài hòa được đối với cả khối tư nhân và khối nhà nước khi luật này dành một mục tiêu, đó là hiệu quả đối với nguồn vốn” - ĐB Trịnh Xuân An nói. Trong khi đó, ĐB Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phân tích theo luật pháp Việt Nam thì nhà đầu tư đã góp tiền và tài sản vào trong DN thì phải chuyển quyền sở hữu tiền và tài sản đó thành sở hữu của DN. điều hành gì thì tôi nghĩ nên tạo một không khí phấn khởi và tự do cho DNNN” - ĐB Thân nói. ĐB Trần Anh Tuấn (TP.HCM) phân tích từ thực tiễn, ở DN mà vốn nhà nước dưới 50% thì Nhà nước không có quyền quyết định, nếu vốn nhà nước 30% thì Nhà nước chỉ có quyền biểu quyết, phủ quyết, không có quyền quyết định đối với việc chuyển nhượng dự án, đầu tư dự án, thoái vốn hay các hoạt động liên quan tới đầu tư chuyển nhượng như dự thảo luật quy định. Thực tiễn trong đấu thầu thì giữa đại diện phần vốn nhà nước và DN có thể có xung đột và chuyện này chưa có cơ chế xử lý. “Xung đột này hiện nay sẽ bùng phát và sẽ làm tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu không có sự thống nhất thì DN trở nên kém hiệu quả” - ĐB Tuấn Anh nói và đề xuất sửa đổi Luật Đấu thầu tới đây nên quy định cơ chế giải quyết xung đột với những DN mà Nhà nước góp vốn dưới 50%. Thực hiện quyền, nghĩa vụ tương ứng tỉ lệ sở hữu vốn Trong phần giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Trong luật lần này thì Nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với tỉ lệ sở hữu vốn góp tại DNNN, tại Từ trái sang: ĐB Nguyễn Văn Thân, ĐB Phan Đức Hiếu và ĐB Trần Anh Tuấn thảo luận về dự luật Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: QUỐC HỘI Trong ngày 13-5, Quốc hội cũng đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết 35/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết dự thảo nghị quyết quy định sáu nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể. Trong đó, đáng chú ý là chính sách về thành lập khu thương mại tự do (TMTD) tại TP Hải Phòng. Đây là khu vực có ranh giới địa lý xác định, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Khu TMTD Hải Phòng được tổ chức thành các khu chức năng gồm khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ và các loại hình khu chức năng khác theo quy định của pháp luật. UBND TP Hải Phòng được phân cấp quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu TMTD Hải Phòng gắn với khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng tương tự như khu công nghiệp. Chính sách này tạo hành lang pháp lý cho Khu TMTD Hải Phòng để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, tạo thêm động lực phát triển mới các cơ chế, chính sách đột phá, giúp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho TP phát triển nhanh và bền vững. Ủy ban Kinh tế - Tài chính đánh giá việc thành lập khu TMTD tại Hải Phòng là cần thiết. Dù vậy, đây là vấn đề lớn, không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ một số nội dung, gồm tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội; tính lan tỏa vùng miền...; cơ chế quản lý rủi ro, cơ chế giám sát bảo đảm một mặt thông thoáng song giữ vững an toàn tài chính, an ninh kinh tế, trật tự xã hội… Trong khi đó, về nhóm chính sách về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, Chính phủ đề xuất ngân sách TP hỗ trợ không hoàn lại cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo… Về quản lý đầu tư, Chính phủ phân cấp, phân quyền cho UBND TP Hải Phòng trong chấp thuận chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỉ đồng trở lên thuộc cảng biển Hải Phòng. Ngoài ra, HĐND TP được trao quyền quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách TP ĐB Hòa nói có những trường hợp tư nhân không đầu tư mà Nhà nước không đầu tư thì không được. “Thời gian qua, chúng ta đầu tư một số công trình đường cao tốc, công trình đường quốc lộ kêu gọi xã hội hóa, kêu gọi BOT nhưng họ không làm. Vậy ai làm? Nhà nước phải làm” - ĐB Hòa nói và khẳng định đó là điều tất yếu. ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho biết dù đại diện cho DN vừa và nhỏ Việt Nam nhưng ông lại có quan điểm khác, vì trong bối cảnh “kinh tế nhà nước là chủ đạo” thì vai trò của DNNN rất lớn. “Nếu chúng ta vẫn quan niệm doanh nghiệp tư nhân (DNTN) làm được thì Nhà nước không làm là không phù hợp. Vì DNNN là lấy từ ngân sách nhà nước và DNNN có lãi cũng phải nộp cho Nhà nước, nuôi cán bộ, công nhân, viên chức cũng tạo công ăn việc làm cho Nhà nước thì phải ưu tiên DNNN chứ không thể nói cái gì DNTN làm được thì DNNN không làm. Phải có những ưu tiên” - ông Thân nói. Ông Thân yêu cầu phải minh bạch các nhiệm vụ giao cho DNNN “chứ không phải đang làm về một nhiệm vụ chính mà thấy bất động sản “hot” lại nhảy vào”. Nếu DNNN muốn “nhảy vào” thì phải xin ý kiến Thủ tướng, ông Thân nói. “Như vậy nhà đầu tư sau khi chuyển tiền và tài sản thành sở hữu của DN, nhà đầu tư sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp”. Nhà nước đầu tư vào DN thì Nhà nước sở hữu cổ phần, phần vốn góp và thực hiện quyền của mình thông qua phần vốn góp và cổ phần. “Tôi thiết tha đề nghị lần này phải bổ sung trở lại khái niệm vốn nhà nước đã đầu tư vào DN và được xác định rõ đó là phần vốn góp cổ phần trong tỉ lệ sở hữu nhà nước tại DN như dự thảo trước đây” - ĐB Hiếu đề nghị. ĐB Nguyễn Văn Thân đồng tình việc Nhà nước tham gia góp vốn thì phần vốn đó là tài sản của DN và Nhà nước chỉ sở hữu cổ phiếu, cổ phần. “Nhà nước có ông không trong hội đồng quản trị cũng tham gia được thì rất nguy hiểm và gây cản trở cho DN. DNNN có quyền tham gia cổ phần vào những công ty tư nhân mà họ thấy phát triển để mang lại lợi ích cho Nhà nước, thậm chí tham gia cổ phần ít mà không Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Trong luật lần này thì Nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với tỉ lệ sở hữu vốn góp tại doanh nghiệp nhà nước, tại doanh nghiệp bình đẳng như các nhà đầu tư khác”. thoisu@phapluattp.vn Tranh luận về quyền, trách nhiệm Nhà nước trong doanh nghiệp Sẽ có khu thương mại tự do tại TP Hải Phòng Đại biểu cho rằng thay vì quản lý doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, Nhà nước sẽ chỉ quản lý phần vốn của mình tại doanh nghiệp, nguồn vốn góp đó chính là tài sản của doanh nghiệp.

3 tránh suy diễn áp dụng ngoài các hoạt động của phạm vi thử nghiệm. ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cũng bày tỏ ủng hộ luật hóa tinh thần “chấp nhận rủi ro”, bởi bản chất của nghiên cứu và ĐMST là chấp nhận thất bại có kiểm soát. Tuy nhiên, bà Nga cho rằng nếu không có cơ chế minh bạch thì quy định này dễ bị lạm dụng. Đồng tình với ĐB Mỹ Dung về việc cần làm rõ ranh giới giữa rủi ro chấp nhận được với sai phạm không thể miễn trừ, bà Việt Nga đề nghị thành lập hội đồng đánh giá rủi ro có chuyên môn sâu và độc lập. Đồng thời, thiết lập quỹ riêng cho nghiên cứu mạo hiểm, vận hành theo cơ chế “đầu tư rủi ro công”, đánh giá dựa trên tiềm năng sáng tạo chứ không chỉ là đầu ra hữu hình. Tránh tình trạng thử nghiệm tràn lan Góp ý về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox), ĐB Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn), khẳng định tiêu chí lựa chọn dự án thử nghiệm là hết sức quan trọng, phải được xác định rõ trong luật. Ông Nghĩa đề nghị bổ sung các tiêu chí lựa chọn dự án thử nghiệm như có tính ĐMST cao, ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ số hoặc công nghệ xanh; có tiềm năng tác động kinh tế - xã hội đáng kể; có kế hoạch quản lý rủi ro rõ ràng… Ngoài ra, ĐB Nghĩa cũng đề nghị bổ sung các tiêu chí, thẩm quyền quyết định việc miễn trừ bởi dự luật chưa quy định cụ thể. Đồng thời, sửa đổi quy định tương ứng trong BLHS để khuyến khích ĐMST hợp pháp nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm và tránh tình trạng thử nghiệm tràn lan… Trong khi đó, ĐB Trần Thị Nhị Hà (đoàn TP.HCM) đặt vấn đề về trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác KH,CN&ĐMST. Theo bà Hà, ở đâu mà người đứng đầu thể hiện vai trò tiên phong trong nâng cao năng lực số, ứng dụng công nghệ và thúc đẩy ĐMST thì hoạt động khoa học, công nghệ tại đó có nhiều chuyển biến rõ rệt. Dẫn chứng việc triển khai Đề án 06 và phát triển ứng dụng VNeID, bà Hà khẳng định đây là minh chứng sinh động cho hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện chuyển đổi số. “Tuy nhiên, dự thảo luật chưa thể chế hóa đầy đủ nội dung rất quan trọng này” - bà Trần Thị Nhị Hà nói và đề nghị bổ sung quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trực tiếp phụ trách, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH,CN&ĐMST.• Thời sự - Thứ Tư 14-5-2025 Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QUỐC HỘI Giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá đây là dự án luật có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đối với sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. ÔngHùngnhấnmạnhKHCNlà“nền”củamột quốc gia, KHCN hưng thịnh thì quốc gia đó mới hưng thịnh, KHCN mạnh thì quốc gia mới mạnh. “Một quốc gia muốn trở thành cường quốc thì phải là cường quốc về KH,CN&ĐMST. Một quốc gia trở thành nước phát triển phải là quốc gia có KH,CN&ĐMST phát triển”- ông Hùng nói. Theo bộ trưởng Bộ KH&CN, đổi mới quan trọng nhất khi sửa đổi luật lần này là KHCN của Việt Nam hướng tới ĐMST nên vừa sửa luật, vừa sửa tên của luật. “Tức là hướng tới ứng dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân” - Bộ trưởng nói và nhấn mạnh lần đầu tiên, ĐMST được đưa vào dự thảo luật, được đặt ngang hàng với KHCN. Theo ông, đây là sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển của Việt Nam. Nhấn mạnh ĐMST là nhấn mạnh vai trò thúc đẩy ứng dụng của KHCN trong thực tiễn, góp phần gia tăng giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội. “Nếu KHCN và ĐMST được kỳ vọng đóng góp 4% vào tăng trưởng GDP thì phần đóng góp từ ĐMST chiếm tới 3%, trong khi KHCN chiếm 1%. Qua đó, phản ánh rõ vai trò lan tỏa thực tiễn và mang tính toàn dân của ĐMST trong nền kinh tế hiện đại” - ông Hùng nói và cho biết các đại biểu yêu cầu đầu tư thêm cho nội dung ĐMST. Cụ thể, về ý kiến đề nghị nâng mức chi KHCN, ĐMST từ 2% lên 3% ngân sách nhà nước, ông Hùng cho rằng “cũng nên xem xét” đề xuất thêm 1% này. Đặt đổi mới sáng tạo ngang hàng với khoa học công nghệ thoisu@phapluattp.vn của nhà nước khung chung về cơ chế đánh giá, phê duyệt, đánh giá rủi ro và giao Chính phủ quy định chi tiết” - ĐB Mỹ Dung đề xuất và cho rằng cần coi đây là thủ tục bắt buộc trước khi thực hiện các nhiệm vụ KH,CN&ĐMST. Nói về nguyên tắc loại trừ trách nhiệm trong hoạt động thử nghiệm quy định tại Điều 21 dự luật, nữ ĐB đoàn Long An đề nghị làm rõ thế nào là “đã biết” hoặc “buộc phải biết”. Theo bà Dung, đây là yếu tố then chốt của vấn đề nhưng dễ gây tranh cãi pháp lý nếu như không được giải thích cụ thể. Đồng thời, cần giới hạn loại trừ áp dụng trong khung khổ của chương trình thử nghiệm đã được phê duyệt, NHÓM PHÓNG VIÊN Chiều 13-5, tại phiên thảo luận hội trường, các đại biểu (ĐB) đã thảo luận về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Lập hội đồng đánh giá rủi ro ĐB Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) đánh giá quy định chấp nhận rủi ro trong hoạt động KH,CN&ĐMST là rất tiến bộ, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ tinh thần sáng tạo và thử nghiệm, khắc phục nhiều điểm nghẽn lớn hiện nay về chính sách nghiên cứu KH,CN&ĐMST. Tuy nhiên, bà Dung đề nghị làm rõ ranh giới giữa rủi ro được chấp nhận và vi phạm pháp luật để tránh lạm dụng. Theo bà, những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến đạo đức, môi trường, con người… rất khó lường trước hay đong đếm bằng con số cụ thể. “Cần bổ sung quy định Bản chất của nghiên cứu và đổi mới sáng tạo là chấp nhận thất bại có kiểm soát nhưng phải có cơ chế minh bạch để kiểm soát. Các đại biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chiều 13-5. Ảnh: PHẠM THẮNG Đề xuất lập hội đồng đánh giá rủi ro trong nghiên cứu khoa học Các đại biểu bày tỏ ủng hộ luật hóa tinh thần “chấp nhận rủi ro” trong nghiên cứu khoa học nhưng đề nghị làm rõ nội hàm của việc này, tránh lạm dụng. và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do TP quản lý theo hiệu quả công việc. NHÓM PHÓNG VIÊN DN bình đẳng như các nhà đầu tư khác. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Đây là thay đổi căn bản của luật sửa đổi lần này”. Theo ông Thắng, khi góp vốn, Nhà nước chỉ thực hiện quyền của mình trên cơ sở cổ phần và phần vốn góp của mình, đã góp vốn là phải tôn trọng DN và nguồn vốn góp sẽ hình thành tài sản của DN; DN sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. “Các vấn đề cụ thể giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và sự biến động phát triển của xã hội, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cắt giảm thủ tục, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển DN” - ông Thắng nói. Về ý kiến các ĐB liên quan đến phân cấp, phân quyền, Bộ trưởng Thắng cho hay: Đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì phân cấp cho hội đồng thành viên, chủ tịch công ty tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại DN, chủ động ban hành chiến lược kinh doanh năm năm, kế hoạch kinh doanh hằng năm của DN. “Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty quyết định đầu tư, quyết định chính sách tiền lương, thù lao, tiền thưởng bổ sung quy định về việc cho công ty con vay vốn, bổ sung quy định xử lý từ lợi nhuận sau thuế đối với chi phí theo quy định của luật chuyên ngành. Những chi phí đầu tư thất bại, chi phí thực hiện nhiệm vụ chính trị do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Chính phủ…” - ông Thắng cho hay. Đối với DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ thì dự luật cũng phân cấp cho người đại diện phần vốn nhà nước chủ động quyết định nhiều nội dung theo thẩm quyền, chỉ báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên đối với một số nội dung quan trọng.• Nhà nước đầu tư cũng phải tìm lợi nhuận Góp vốn dưới 50% thì Nhà nước chỉ đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Tất cả DNNN tham gia dưới 50% thì đều thông qua người đại diện để theo dõi, đánh giá xem những DN đó có cơ hội phát triển hay không. Nếu có cơ hội phát triển thì chúng ta sẵn sàng tiếp tục góp vốn, còn nếu không có cơ hội phát triển thì chúng ta phải thoái vốn. Tập đoàn Temasek của Singapore tham gia góp vốn vào rất nhiều các tập đoàn, DN đang đầu tư vào khu công nghiệp và các DN lớn tại Việt Nam. Hầu hết các DN lớn của Singapore hoạt động hiệu quả ở Việt Nam đều có phần vốn của Temasek. Họ đem lại một nguồn lợi rất lớn cho Chính phủ nên chúng ta cũng cần phải tiếp tục phát huy. Chúng ta có SCIC, nếu quan tâm đầu tư cho SCIC để SCIC cân nhắc tham gia góp vốn vào những ngành, những lĩnh vực, những DN có hiệu quả thì rất thuận lợi. Đây cũng là việc cần làm để tăng thu ngân sách cùng với các DNNN hiện nay. Bộ trưởng Bộ Tài chính NGUYỄN VĂN THẮNG

4 Thời sự - Thứ Tư 14-5-2025 thoisu@phapluattp.vn TP.HCM: Bí thư Nguyễn Văn Nên trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho bà Nguyễn Thị Thanh Bình Ngày 13-5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho bà Nguyễn Thị Thanh Bình (99 tuổi), đợt ngày 19-5-2025. Tại nhà riêng của bà Bình, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe, trò chuyện cùng bà. Ông cũng chia sẻ Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng là phần thưởng cao quý của Đảng dành cho mỗi đảng viên, là niềm vinh dự của mỗi đảng viên và gia đình. Bí thư Thành ủy TP.HCM gửi lời chúc sức khỏe đến bà Bình, mong muốn bà tiếp tục sống vui, sống khỏe cùng con cháu, luôn là niềm tự hào của gia đình và truyền lửa cho thế hệ con cháu. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình (Nguyễn Thị Bình) sinh ngày 1-9-1926, quê Nghệ An. Bà được kết nạp vào Đảng từ tháng 5-1947 (chính thức vào tháng 10-1947). Bà là cán bộ tiền khởi nghĩa. Trước khi nghỉ hưu, bà là chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa). T.TUYỀ N • Tạm giữ người dùng dao chém ô tô đậu bên đường. Ngày 13-5, Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự Nguyễn Hoàng Trung (37 tuổi) để làm rõ hành vi dùng dao phay chém nhiều nhát vào ô tô đậu bên đườ ng gây hư hỏng tạ i xã Phước An, huyện Nhơn Trạch trưa 8-5. VŨ HỘI • Khở i tố cự u tổ ng giá m đố c Công ty XSKT Bạc Liêu. Ngày 13-5, Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố bị can ba cựu cán bộ, lãnh đạo Công ty XSKT Bạc Liêu, trong đó có cự u tổ ng giám đố c Nguyễn Ngọc Thúy để làm rõ hành vi gây thất thoát 70 tỉ đồ ng. TRẦ N VŨ • Giám đốc đi lừa đảo nhiều công ty, cửa hàng. Ngày 13-5, Công an tỉnh Bình Dương khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Thành Nhẫn để điều tra hành vi lừa đảo nhiều công ty, cửa hàng, chiếm đoạt hơn 2 tỉ đồng. LÊ Á NH Chiều 13-5, tại khu bến cảng Lạch Huyện (huyện Cát Hải, Hải Phòng), UBND TP Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức khánh thành hai bến cảng container quốc tế số 3 và 4. Dự và bấm nút khánh thành bến cảng có Chủ tịch nước Lương Cường; Phó Thủ tướng Mai Văn Chính; Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương, lãnh đạo TP Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty CP Cảng Hải Phòng. Dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 3 và số 4 thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định 1323/QĐ-TTg ngày 9-102019, chủ đầu tư là Công ty CP Cảng Hải Phòng. Dự án được đầu tư nhằm đáp ứng tiến độ thực hiện các dự án xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của TP Hải Phòng để phục vụ từng bước việc di dời khu bến cảng Hoàng Diệu; bảo đảm phát huy truyền thống lịch sử của cảng Hải Phòng và phát triển trong tương lai có tính cạnh tranh lâu dài của Công ty CP Cảng Hải Phòng. Quy mô dự án gồm hai bến container số 3, 4 với chiều dài 750 m (375 m/bến), tiếp nhận cỡ tàu 100.000 DWT đầy tải và ≤ 200.000 DWT giảm tải. Cùng với đó, xây dựng một bến sà lan tiếp nhận tàu, sà lan sức chứa ≤ 160 TEU đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết bị đồng bộ, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua đến 1,50 triệu TEU/năm. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 6.946 tỉ đồng. NGỌ C SƠN Hôm nay (14-5), Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” của báo Pháp Luật TP.HCM sẽ đến Nghệ An, cùng với chính quyền góp phần hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển. Nghệ An là địa phương có biển thứ 22 mà báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức chương trình này. Đồng hành cùng chương trình lần này, về phía báo Pháp Luật TP.HCM, có sự tham dự của ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng Ban Tổ chức Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Đặc biệt, chương trình còn có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh Nghệ An; lãnh đạo các sở, ngành liên quan cùng UBND các huyện, thị xã, TP thuộc tỉnh Nghệ An; đại diện từ các nhà tài trợ, các PV, biên tập viên, đại diện nhiều cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương đến đưa tin. Tại đây, Ban Tổ chức Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ thăm hỏi, động viên và trao tặng 100 phần quà cho ngư dân. Mỗi phần trị giá hơn 4 triệu đồng, bao gồm: 1 cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” + 1 bộ bình ắc quy + đèn LED, + 1 túi thuốc + các loại thuốc cần thiết) cho 100 ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức trao tặng 30 suất học bổng (mỗi suất trị giá khoảng 3 triệu đồng, bao gồm tiền mặt và một số dụng cụ học tập) cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi. Trước đó, sau lễ ra mắt vào tháng 4-2023, Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đã được tổ chức tại 21 tỉnh, thành có biển với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Chương trình do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức từ đầu năm 2023, diễn ra tại 28 tỉnh, TP giáp biển trên cả nước, với tổng kinh phí thực hiện hơn 30 tỉ đồng, nhằm hỗ trợ, động viên, đồng hành cùng bà con ngư dân; sát cánh cùng Chính phủ và chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ thẻ vàng cho ngành hải sản của Việt Nam. BAN TỔ CHỨ C Chủ tịch nước Lương Cường và cá c đạ i biể u thực hiện nghi thức bấm nút khánh thành hai bến cảng container quốc tế số 3, 4 Lạch Huyện. Ảnh: NS Thủ tướ ng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 63 về việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp (DN). Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP nghiên cứu các kết quả về môi trường kinh doanh và cải thiện chất lượng quản trị môi trường tại Báo cáo chỉ số PCI 2024, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 6-5 để tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế. Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, giải quyết dứt điểm các phản ánh, kiến nghị nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng điều hành và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho cộng đồng DN. Chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức về tinh thần, thái độ phục vụ người dân, DN; phê bình, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm. Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng DN phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. MINH TRÚ C Ông Trần Quang Lâm làm quyền giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Chiều 13-5, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì buổi lễ trao quyết định cán bộ. Theo đó, tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Bắc Nam đã công bố quyết định của UBND TP.HCM về việc điều động, bổ nhiệm ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông công chánh, làm phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM. UBND TP cũng có quyết định giao quyền giám đốc Sở Xây dựng đối với ông Trần Quang Lâm cho đến khi chủ tịch UBND TP ban hành quyết định bổ nhiệm giám đốc Sở Xây dựng. Cũng tại buổi lễ, UBND TP.HCM đã có quyết định bổ nhiệm ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng (cũ), làm phó giám đốc Sở Xây dựng mới; 9 phó giám đốc Sở Xây dựng và Sở Giao thông công chánh làm phó giám đốc Sở Xây dựng (mới) gồm các ông Phạm Minh Mẫn, Huỳnh Thanh Khiết, Phan Ngọc Phúc, Trương Trung Kiên, Phan Văn Tuấn, Bùi Hòa An, Võ Khánh Hưng, Đặng Phú Thành và Nguyễn Thành Lợi. Trước đó, tại kỳ họp thứ 22 (ngày 18-4), HĐND TP.HCM khóa X đã quyết nghị thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông công chánh. LÊ THOA Bộ đội Việt Nam đóng bàn ghế tặng học sinh thị trấn Abyei Ngày 13-5, trong khuôn khổ hoạt động dân vận kết hợp hợp tác dân sự - quân sự (CIMIC), Đội Công binh số 3, thuộc Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, đã trao tặng cho Bộ Giáo dục khu vực Abyei một bộ thiết bị văn phòng. Bộ thiết bị gồm: 1 máy tính xách tay, 1 máy in Canon 2900, 1 máy chiếu và 5 ram giấy A4. Các thiết bị này nhằm phục vụ hoạt động điều hành, hội họp và giảng dạy của ngành giáo dục địa phương. Cán bộ, nhân viên của đội cũng tận dụng giờ nghỉ, ngày nghỉ để đóng 15 bộ bàn ghế học sinh tặng cho một trường tiểu học tại thị trấn Abyei. Số bàn ghế được làm từ vật liệu tái chế sau quá trình tháo dỡ các mô-đun nhà ở cũ và kiện hàng vận chuyển từ Việt Nam. Ông Biong Mathok Aguek (Bộ trưởng Bộ Giáo dục Abyei) bày tỏ xúc động trước tấm lòng của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam. “Tôi rất trân trọng tình cảm của các bạn Việt Nam trong việc hỗ trợ ngành giáo dục của chúng tôi tại khu vực Abyei. Cảm ơn các bạn rất nhiều” - ông Aguek nói. VIẾ T THỊNH ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Chủ tịch nước bấm nút khánh thành 2 bến cảng container quốc tế tại Hải Phòng Hôm nay, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến Nghệ An Tin vắ n

5 Thời sự - Thứ Tư 14-5-2025 thoisu@phapluattp.vn LÊ THOA thực hiện Hôm nay (14-5), theo nghị trình dự kiến, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Cán bộ, công chức (CBCC) sửa đổi. So với luật hiện hành, dự thảo luật sửa đổi lần này được đánh giá có nhiều điểm mới tiến bộ, tinh thần thể hiện xuyên suốt trong dự luật là tư duy đổi mới về quản lý CBCC theo vị trí việc làm, hướng tới tăng cường tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ… ThS Nguyễn Nhật Khanh (ảnh), Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm có một nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, lấy KPI để đánh giá cán bộ khách quan, xứng đáng với năng lực. Tư duy biên chế suốt đời là lực cản . Phóng viên: Phát biểu tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 9 mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh quy định trong dự thảo Luật CBCC sửa đổi hướng tới việc khắc phục tư duy biên chế suốt đời, chấm dứt chuyện vào được biên chế rồi là “không có ra”. Quan điểm của ông về việc này? + ThS Nguyễn Nhật Khanh: Việc xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, đưa “tinh thần doanh nghiệp” vào nền công vụ là một trong các điểm mới nổi bật của dự thảo luật nhằm nâng cao ý thức rèn luyện, phấn đấu, cống hiến của đội ngũ CBCC. Chính tư duy biên chế suốt đời là lực cản kéo giảm hiệu quả của nền công vụ suốt một thời gian dài. Việc được bảo đảm vững chắc vị trí công việc đã làm cho một bộ phận CBCC có tâm lý chủ quan, ỷ lại và thiếu động lực phấn đấu. Qua nghiên cứu, dự thảo luật nêu rõ người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức có trách nhiệm đánh giá thực chất, phân định rõ mức độ xếp loại đối với công chức, bảo đảm sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công vụ. Công chức xếp loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan quản lý công chức xem xét, bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc cho thôi việc nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu. Những quy định này cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Vị trí việc làm là tiêu chuẩn cốt lõi . Nhưng để dứt khoát xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, mấu chốt là áp dụng triệt để vị trí việc làm? + Vị trí việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác tuyển dụng và quản lý công chức. Đây là căn cứ để xác định rõ nhu cầu tuyển dụng, tránh tình trạng thừa, thiếu nhân lực hoặc chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Thông qua xác định vị trí việc làm, các cơ quan, đơn vị có thể bố trí, sử dụng đội ngũ công chức phù hợp với năng lực, trình độ, đảm bảo đúng người, đúng việc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác. Vị trí việc làm còn là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc, phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ công chức. Quản lý theo vị trí việc làm giúp đánh giá hiệu quả làm việc một cách cụ thể, minh bạch, làm căn cứ cho khen thưởng, kỷ luật và chính sách đãi ngộ. Nhờ đó, công tác quản lý công chức trở nên khoa học, hiện đại, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp và hiệu quả. Đáng chú ý, trong dự luật đã bổ sung một điều khoản riêng biệt để quy định về căn cứ xác định vị trí việc làm của công chức, nội dung vị trí việc làm của công chức, phân loại theo vị trí việc làm. Có thể thấy “vị trí việc làm” trở thành tiêu chuẩn cốt lõi trong việc tuyển dụng, quản lý công chức. Tuyển dụng công chức phải tuân thủ nguyên tắc “người được tuyển chọn phải đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển”, không còn trải qua thời gian tập sự để làm quen với vị trí việc làm như trước. Người dự tuyển công chức vào vị trí chuyên môn hay lãnh đạo, quản lý đều phải đáp ứng được tiêu chuẩn vị trí việc làm tương ứng. Việc bổ nhiệm, xếp lương ở ngạch công chức cũng như đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật công chức đều dựa trên tiêu chuẩn vị trí việc làm. Tôi cho rằng chính điều này cũng giúp thu hút, trọng dụng người tài năng trong hoạt động công vụ. Điều này thể hiện qua cơ chế người có tài năng được ưu tiên tuyển dụng công chức bằng hình thức tiếp Việc xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, đưa tinh thần “doanh nghiệp” vào nền công vụ là một trong những điểm mới, nổi bật của dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Ảnh: THUẬN VĂN Xóa bỏ biên chế suốt đời: Mạnh dạn trả lương theo KPI Các chuyên gia đánh giá việc trả lương theo vị trí việc làm, theo kết quả sản phẩm lao động sẽ góp phần thu hút, trọng dụng người tài vào công hiến trong bộ máy công vụ. nhận thay vì thi tuyển hoặc xét tuyển như các trường hợp thông thường. Đồng thời, họ còn được áp dụng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác… Lâu dài, cần trả lương theo vị trí việc làm . Bỏ tư duy biên chế suốt đời nhưng dự luật vẫn giữ ngạch công chức dù trước đây có rất nhiều đề xuất bỏ ngạch công chức. + Đây là một nội dung đáng chú ý của dự thảo luật. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức sẽ được thực hiện dựa trên vị trí việc làm, còn việc tiếp tục quy định ngạch công chức nhằm mục đích chính là để tính lương. Tôi cho rằng trong bối cảnh hiện tại, việc giữ nguyên cơ chế tính lương theo ngạch là cần thiết nhằm duy trì sự ổn định, tránh gây xáo trộn trong hệ thống công vụ. Tuy nhiên, về lâu dài, cần định hướng chuyển dần sang mô hình quản lý và trả lương theo vị trí việc làm, phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện đại, bảo đảm nguyên tắc trả lương theo tính chất, yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc. Dự thảo luật đã thể hiện bước đi đúng đắn khi phân loại vị trí việc làm thành ba nhóm rõ ràng gồm vị trí lãnh đạo, vị trí chuyên môn - nghiệp vụ và vị trí hỗ trợ - phục vụ. Sau khi hoàn thiện hệ thống bảng mô tả và phân loại cụ thể các vị trí việc làm, việc chuyển đổi cơ chế tính lương theo ngạch sang tính lương theo vị trí việc làm là hoàn toàn khả thi và cần thiết. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và linh hoạt hơn trong tương lai. . Xin cảm ơn ông.• Tư duy biên chế suốt đời là lực cản kéo giảm hiệu quả của nền công vụ suốt một thời gian dài, một bộ phận cán bộ, công chức có tâm lý chủ quan, ỷ lại và thiếu động lực phấn đấu. Để triển khai hiệu quả các nội dung của dự thảo luật, tôi cho rằng chất lượng của đề án vị trí việc làm đóng vai trò quan trọng. Cơ quan có thẩm quyền quản lý, tuyển dụng công chức phải thiết kế được bản mô tả vị trí việc làm cụ thể, chi tiết và phù hợp với thực tiễn. Đề án này phải làm rõ từng vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, từ đó xác định rõ phạm vi công việc, trách nhiệm và mối quan hệ công tác của từng vị trí. Đồng thời, cần mô tả đầy đủ yêu cầu đối với từng vị trí về trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và năng lực thực tiễn mà công chức đảm nhận vị trí đó cần có. Để thu hút và giữ chân đội ngũ CBCC có năng lực, tâm huyết, chúng ta cần thiết phải xây dựng chế độ đãi ngộ cụ thể, rõ ràng, đủ sức hấp dẫn và có tính cạnh tranh so với khu vực tư nhân. Đặc biệt, cần mạnh dạn áp dụng cơ chế đánh giá và trả lương theo kết quả thực thi nhiệm vụ, năng suất lao động (KPI), bảo đảm người làm tốt được đãi ngộ xứng đáng. Việc thiết kế chính sách đãi ngộ như vậy thể hiện “đưa tinh thần doanh nghiệp vào hoạt động công vụ”, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong thực thi công vụ, tạo động lực để đội ngũ CBCC cống hiến lâu dài và hiệu quả hơn cho bộ máy hành chính nhà nước. ThS NGUYỄN NHẬT KHANH Xây dựng chế độ đãi ngộ đủ sức cạnh tranh Dự thảo luật vẫn đề xuất xếp loại đánh giá công chức theo bốn mức gồm hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi luật được thông qua, Chính phủ sẽ ban hành nghị định dành riêng cho nội dung này và sử dụng tối đa công nghệ số để đánh giá. Theo đó, trên cơ sở vị trí việc làm, dựa vào KPI… thì đến cuối năm sẽ rõ cán bộ, công chức làm được những gì, làm ra bao nhiêu sản phẩm. Đây chính là thước đo, còn như hiện nay việc đánh giá còn chung chung, mang tính định tính nên rất khó. Bộ trưởng Bộ Nội vụ PHẠM THỊ THANH TRÀ Tiêu điểm

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 14-5-2025 Chiến vừa lấy tay đặt lên ngực như để đè nén nỗi đau: “Con tôi bị tai nạn mất 15 năm rồi. Dù đã gửi không biết bao nhiêu đơn nhưng đến nay tôi vẫn chưa được rõ ai là người cầm lái gây ra cái chết cho con tôi” - ông Chiến nói. Theo hồ sơ, ngày 30-4-2010, tại Quốc lộ 14 đoạn qua xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk, một vụ tai nạn giao thông giữa hai xe máy làm con trai ông Chiến là LQL (sinh năm 1993, khi đó là học sinh lớp 11) tử vong. Cơ quan điều tra xác định TTĐ (hiện 35 tuổi) là người cầm lái. Tháng 5-2011, TAND huyện Krông Búk tuyên phạt Đ ba năm tù về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Sau đó, Đ kháng cáo. Tháng 7-2011, TAND tỉnh Đắk Lắk xử phúc thẩm. Tại tòa, Đ khai Trần Thanh Sang (hiện 37 tuổi) mới là người điều khiển xe dẫn đến tai nạn. Trong khi đó, trước ngày 146-2010, Trần Thanh Sang khai Đ là người cầm lái. Tuy nhiên, về sau ông Sang thay đổi lời khai, nhận là người điều khiển xe gây ra tai nạn. TAND tỉnh Đắk Lắk nhận định việc điều tra của cấp sơ thẩm không đầy đủ, làm cho việc xác định sự thật của vụ án không chính xác nên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại. Ai mới là người điều khiển xe gây tai nạn? Điều tra lại, đến tháng 10-2013, Cơ quan CSĐT Công an huyện Krông Búk xác định Trần Thanh Sang là người cầm lái xe máy đi không đúng làn đường bên phải theo chiều đi của mình, vượt ẩu, đi lấn đường gây ra tai nạn. Cơ quan điều tra cho rằng Sang khai báo gian dối nhằm chối tội, dẫn đến việc cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự oan đối với Đ. Năm 2014, TAND huyện Krông Búk phạt Sang 18 tháng tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Sang kháng cáo kêu oan. Năm 2015, TAND tỉnh Đắk Lắk xử phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để VKSND huyện Krông Búk điều tra lại vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, sau đó cơ quan điều tra giữ nguyên kết luận điều tra hồi TIẾ N THOẠ I Ông Lê Quang Chiến (55 tuổi, ngụ huyện Krông Búk, Đắk Lắk) đang tiếp tục đề nghị các cơ quan tố tụng tỉnh Đắk Lắk làm rõ người điều khiển xe máy gây tai nạn khiến con trai ông tử vong 15 năm trướ c. “Tôi đau đớn vô cùng!” “Khi tôi đến bệnh viện thì con đã chết. Tôi đau đớn vô cùng! Nó là con trai đầu ngoan hiền của vợ chồng tôi” - giọng người cha nghẹn lại. Vừa nhìn di ảnh con trai, ông Ông Lê Quang Chiến (bên phải) trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM về vụ tai nạn xảy ra 15 năm trước làm chết con ông. Ảnh: TT năm 2013, tiếp tục đề nghị truy tố Sang về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Năm 2016, TAND huyện Krông Búk xử sơ thẩm, tuyên phạt Trần Thanh Sang 10 tháng 16 ngày tù. Năm 2017, TAND tỉnh Đắk Lắk xử phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm, tuyên Sang không phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; đồng thời đình chỉ vụ án đối với Sang. TAND tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu các cơ quan liên quan khôi phục danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp đối với ông Trần Thanh Sang. Theo tòa phúc thẩm, với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, chưa đủ căn cứ pháp lý để quy kết Trần Thanh Sang là người điều khiển xe gây tai nạn.• Theo tòa phúc thẩm, với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, chưa đủ căn cứ pháp lý để quy kết Trần Thanh Sang là người điều khiển xe gây tai nạn. phapluat@phapluattp.vn Ngày 13-5, theo báo Công An Nhân Dân, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với: Nguyễn Thanh Phong, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế; Đinh Quang Minh, Nguyễn Thị Minh Hải, Lê Thị Hiên lầ n lượ t là giám đố c, phó giám đố c và chuyên viên Trung tâm Ứng dụng và đào tạo ATTP; Cao Văn Trung, phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc, cùng về tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 BLHS. Trong đó, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Hải; bắt tạm giam đối với bố n bị can còn lại. Mở rộ ng điề u tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã làm rõ sai phạm của cán bộ Cục ATTP. Cụ thể là sai phạ m trong việc thẩm định, hậu kiểm, cấp bốn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (giấy chứng nhận GMP) cho Nhà máy MediPhar và Nhà máy Mediusa; cấp 207 giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (giấy phép công bố sản phẩm) cho nhóm chín công ty của Nguyễn Năng Mạnh. Từ năm 2016, Mạnh cùng Đỗ Mạnh Hoàng, Khúc Minh Vũ tổ chức, điều hành chín công ty, Nhà máy MediPhar và Nhà máy Mediusa sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả với số lượng đặc biệt lớn, chủng loại đa dạng. Để sản xuất và tiêu thụ thực phẩm chức năng giả trên thị trường, Mạnh, Hoàng thống nhất chi tiền “lobby” cho Cục ATTP trong việc thẩm định, hậu kiểm và cấp phép công bố sản phẩm. Kết quả điều tra vụ án sữa giả do Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an thụ lý, bước đầu xác định có chín sản phẩm là giả gây bức xúc dư luận xã hội. PHI HÙ NG 15 năm chưa xác định được người cầm lái khiến nam sinh tử vong 15 năm qua, cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được người điều khiển xe máy tông chết một nam sinh ở Đắk Lắk. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện TAND tỉnh Đắk Lắk nói năm 2017, tòa cấp phúc thẩm tuyên ông Sang không có tội vì chứng cứ không thuyết phục; đồng thời đình chỉ vụ án đối với người này. “Chiếc xe máy gây tai nạn có hai người nhưng không ai nhận là người cầm lái. Cơ quan điều tra lúc thì xác định người này, lúc lại kết luận người kia cầm lái. Người bị nạn thì đã chết, các chứng cứ đưa ra đều không thuyết phục nên không thể buộc tội được”- đại diệnTAND tỉnh Đắk Lắk nói. Cũng theo đại diện TAND tỉnh Đắk Lắk, tòa tuyên đình chỉ vụ án đối với ông Sang không có nghĩa là khép lại vụ án. Trách nhiệm điều tra, chứng minh người phạm tội là của cơ quan điều tra. Khi cơ quan điều tra chứng minh được người phạm tội và tiếp tục truy tố thì tòa tiếp tục xử. “Việc chứng minh người phạm tội là nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan điều tra, tòa án không thể làm thay phần việc này. Trong vụ này, tòa tỉnh đã nhiều lần trả hồ sơ nhưng cơ quan điều tra không khắc phục được. Vì vậy, phải đình chỉ vụ án, tuyên ông Sang không phạm tội” - đại diện TAND tỉnh Đắk Lắk nói. Đại diện TAND tỉnh Đắk Lắk cho rằng vụ án xảy ra đã quá lâu nhưng không chứng minh được người điều khiển xe gây tai nạn, gây thiệt thòi đối với gia đình bị hại. “Nếu hiện nay chưa có diễn tiến gì mới, gia đình bị hại có thể làm đơn đề nghị Công an tỉnh Đắk Lắk, các cơ quan liên quan tiếp tục điều tra vụ án” - đại diện TAND tỉnh Đắk Lắk nói thêm. Đại tá Nguyễn Văn Bôn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, nói trước đây, vụ án do Công an huyện Krông Búk thụ lý điều tra. Hiện nay, công an tỉnh chưa nhận được đơn của gia đình bị hại nên chưa nắm nội dung cụ thể và chưa thể trả lời các nội dung liên quan. “Đình chỉ vụ án đối với ông Sang không có nghĩa là khép lại vụ án” Ngày 8-5, trao đổi với PV, ông Trần Thanh Sang nói hồi đó ông với ông Đ là bạn thân. Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, Đ đang là sinh viên. Do người thân của Đ thuyết phục nên ông Sang nhận là người cầm lái để bạn tiếp tục đi học... Chúng tôi đang cố gắng liên hệ với ông Đ để ghi nhận ý kiến của ông về ý kiến của ông Sang và về vụ tai nạn này nhưng chưa liên hệ được. Tiêu điểm Cơ quan điều tra VKSND Tối cao bắt tạm giam 1 lãnh đạo thuộc VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng Ngày 13-5, đại diện lãnh đạo VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng xác nhận ông Lê Phước Thạnh, phó viện trưởng VKS án hành chính, kinh doanh thương mại (Viện 3) thuộc VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, đã bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao bắt tạm giam về tội môi giới hối lộ. Ông Thạnh (sinh năm 1968) vào ngành kiểm sát từ năm 1990, trải qua nhiều vị trí tại VKSND quận Thanh Khê, VKSND quận Ngũ Hành Sơn, VKSND TP Đà Nẵng và giữ chức vụ phó viện trưởng Viện 3 thuộc VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng từ tháng 2-2025. MINH TRƯỜ NG Bắt tạm giam nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==