105-2025

2 Thời sự - Thứ Năm 15-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 14-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đáng chú ý, đề xuất thu hẹp quyền chất vấn của đại biểu (ĐB) HĐND không được các ĐB đồng thuận. Dự thảo nghị quyết đề xuất sửa 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013, trong số này có Điều 115. Cụ thể, theo Điều 115 Hiến pháp hiện hành, ĐB HĐND có quyền chất vấn chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, chánh án TAND, viện trưởng VKSND và thủ trưởng cơ quan thuộc UBND. Dự thảo đang đề xuất sửa Điều 115 theo hướng quy định ĐB HĐND chỉ có quyền chất vấn chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND. Rất khó thuyết phục Lý giải cho đề xuất trên, ban soạn thảo nêu hai lý do. Thứ nhất, sắp tới, theo chủ trương của Đảng về kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, sẽ không tổ chức TAND và VKSND cấp huyện mà thay thế bằng pháp duy nhất ở nước ta nằm ngoài sự giám sát bằng hình thức chất vấn của ĐB HĐND? Nếu vậy thì người dân bị oan sai sẽ nhờ cậy ai chất vấn để bảo vệ quyền lợi của họ? Và nếu vậy thì trước khi thông qua mô hình TAND, VKSND khu vực, đề nghị QH xem xét kỹ về việc tổ chức thực hiện giám sát đối với các cơ quan này” - bà Thúy nói. Giám sát và kiến nghị không thể thay thế quyền chất vấn Ngoài ra, nữ ĐB cũng cho rằng lý do thứ hai mâu thuẫn với lý do thứ nhất. Bà đặt câu hỏi: Nếu đã cho rằng TAND, để thực hiện quyền chất vấn thì thẩm quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của HĐND đối với những cơ quan tư pháp đó ở mức nào? “Phải chăng thẩm quyền ấy chỉ ngang với thẩm quyền giám sát đối với các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn? Nhưng ở đây, điều đáng quan ngại nhất, lập luận của ban soạn thảo đã đánh đồng các hình thức giám sát khác nhau, trong khi chúng có ý nghĩa, vai trò và hiệu lực pháp lý rất khác nhau” - bà Thúy nó i. Bà Thú y cho rằng giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quyền kiến nghị hoàn toàn không thể thay thế cho quyền chất vấn - vốn là hình thức giám sát trực tiếp, công khai, buộc người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp và chịu trách nhiệm về câu trả lời của mình. “Không có quyền chất vấn, ĐB HĐND sẽ khó có thể yêu cầu chánh án hoặc viện trưởng ra trước kỳ họp HĐND để trả lời cụ thể từng vấn đề, đối thoại công khai với ĐB và cử tri” - bà Thúy nói thêm. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, chất vấn là cơ chế hiệu quả hiếm hoi để ĐB HĐND và rộng hơn là cử tri, nhân dân địa phương yêu cầu thông tin, trao đổi trực tiếp với chánh án TAND, viện trưởng VKSND. Bỏ chất vấn chánh án, viện trưởng, người bị oan sẽ nhờ cậy ai? các TAND, VKSND khu vực không gắn với đơn vị hành chính cụ thể. Do vậy, không có HĐND ngang cấp để thực hiện quyền chất vấn. Thứ hai, tuy Hiến pháp không quy định thẩm quyền chất vấn, HĐND vẫn thực hiện được thẩm quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương (bao gồm giám sát hoạt động của TAND, VKSND và các cơ quan nhà nước khác trên địa bàn) và HĐND vẫn có quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan. “Tôi không đồng tình với cả hai lý do trên” - ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) nêu quan điểm. Bà Thúy cho rằng trong đổi mới cơ cấu sắp tới, bên cạnh TAND, VKSND khu vực vẫn còn TAND, VKSND cấp tỉnh. Do vậy, “rất khó thuyết phục ĐB HĐND cấp tỉnh và cử tri của họ: Vì sao họ không còn được quyền chất vấn người đứng đầu hai cơ quan này như Hiến pháp năm 2013 quy định”. Mặt khác, TAND, VKSND khu vực tuy không gắn với đơn vị hành chính cụ thể nhưng những cơ quan đó vẫn khởi tố, truy tố, xét xử công dân của những đơn vị hành chính cụ thể mà ĐB HĐND là đại diện. “Không lẽ TAND, VKSND khu vực sẽ là những cơ quan tư VKSND khu vực không gắn với đơn vị hành chính cụ thể nên không có HĐND ngang cấp “Trong điều kiện hiện nay, chất vấn là cơ chế hiệu quả hiếm hoi để đại biểu HĐND và rộng hơn là cử tri, nhân dân địa phương yêu cầu thông tin, trao đổi trực tiếp với chánh án TAND, viện trưởng VKSND.” Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy Đại biểu băn khoăn, nếu bỏ quyền chất vấn của đạ i biể u HĐND với chánh án TAND, viện trưởng VKSND thì người bị oan sai sẽ nhờ cậy ai… Sáng 14-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Nêu ý kiến, ĐB Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) đề nghị trao nhiều quyền hơn cho Chính phủ, Thủ tướng để đảm bảo điều hành linh hoạt, thống nhất hệ thống hành chính quốc gia trong toàn quốc. Theo ông Huân, dự thảo luật quy định HĐND bầu chủ tịch UBND theo giới thiệu của chủ tịch HĐND. HĐND cũng bầu các phó chủ tịch UBND, ủy viên UBND theo giới thiệu của chủ tịch UBND, đồng thời miễn nhiệm các chức vụ do HĐND bầu và phê chuẩn. Tuy nhiên, dự thảo luật cũng quy định khi Thủ tướng quyết định cách chức chủ tịch UBND, điều động chủ tịch UBND thì không cần HĐND miễn nhiệm. “Quy định này đúng Hiến pháp nhưng về mặt logic lại không đảm bảo. HĐND bầu thì HĐND phải miễn nhiệm. Nếu làm đúng lại rắc rối, Thủ tướng xin ý kiến của HĐND mới được miễn nhiệm thì lại làm phức tạp quá trình điều hành” - ông Huân phân tích. Từ phân tích trên, ĐBQH đoàn Bình Dương đề xuất nếu giữ quyền điều động, cách chức chủ tịch UBND của Thủ tướng Chính phủ thì nên sửa đổi quy định về việc HĐND bầu chức danh này. “HĐND không phải bầu các chức danh chủ tịch UBND nữa mà giới thiệu để Thủ tướng phê chuẩn. Như thế sẽ rất thuận. HĐND giới thiệu chức danh chủ tịch, sau đó Thủ tướng phê chuẩn” - ông Huân đề nghị. Với chức danh phó chủ tịch, thành viên khác của UBND, ông Huân đề xuất chủ tịch UBND sẽ giới thiệu phó chủ tịch, thành viên khác để HĐND phê chuẩn một lần tại đầu nhiệm kỳ. Những lần sau thay đổi, điều động các chức danh này, chủ tịch UBND chỉ báo cáo HĐND. “Quy định như thế sẽ đảm bảo logic và quyền trao cho Thủ tướng rất linh hoạt” - ông Huân nói. Để thực hiện đề xuất này, ĐB Nguyễn Quang Huân cho rằng cần sửa thêm Điều 114 của Hiến pháp, để sửa quy định HĐND bầu các chức danh của UBND cùng cấp. Theo ĐB Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang), khi không tổ chức cấp huyện, phần lớn nhiệm vụ, quyền hạn vốn trước đây của cấp này sẽ giao cấp xã thực hiện. Cùng với chủ trương mở rộng địa giới đơn vị hành chính cấp xã, bà Hương cho rằng khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Do vậy, nữ ĐB đồng thuận với quy định “trường hợp cần thiết”, UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình, UBND, chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiên, bà Hương đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoặc giao Chính phủ quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn “trường hợp cần thiết là như thế nào” để thuận lợi trong quá trình thực thi. Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập bốn nguyên tắc và yếu tố xuyên suốt của dự thảo luật nhằm thay đổi nền hành chính địa phương. Trong đó, nội dung cốt lõi là kế thừa, bổ sung, phân định rành mạch về thẩm quyền. Trước băn khoăn của ĐB “vậy thế nào là trường hợp cần thiết?”, Bộ trưởng Trà lý giải trường hợp cần thiết là khi cơ quan chuyên môn hoặc cấp xã không đủ năng lực để thực Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoà n Đà Nẵng). Ả nh: QH Đại biểu kiến nghị bỏ quy định HĐND bầu chức danh chủ tịch UBND

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==