105-2025

3 Thời sự - Thứ Năm 15-5-2025 thoisu@phapluattp.vn Chiều 14-5, Quốc hội tiếp tục phiên làm việc tại hội trường, thảo luận về dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Các đại biểu (ĐB) bày tỏ quan tâm đến cơ chế đánh giá cán bộ theo vị trí việc làm, theo kết quả sản phẩm, các chính sách thu hút nhân tài… Đề xuất luật hóa quy định cán bộ được làm việc từ xa Nêu góp ý, ĐB Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) đề xuất luật hóa phương thức làm việc từ xa, làm việc trực tuyến đi kèm cơ chế đánh giá hiệu quả công việc thực chất, khoa học, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã. Dẫn chứng giai đoạn xảy ra dịch COVID-19, ĐB Nhi cho hay nhiều cơ quan nhà nước đã thử nghiệm phương thức làm việc này và mang lại hiệu quả, góp phần tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí hành chính nâng cao hiệu suất công việc. “Dự luật cần định hướng để xây dựng hệ thống đánh giá dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ gắn với tiến độ, chất lượng công việc, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến hay dựa trên nhật ký công tác điện tử…” - ĐB Nhi nói và đề nghị ứng dụng các công cụ số để giám sát việc đánh giá công việc mà không cần phải giám sát trực tiếp. ĐB Đặng Thị Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) nhận định thực tế thời gian qua, việc đánh giá cán bộ, công chức vẫn được coi là khâu khó nhất để đánh giá đúng, trúng về chất lượng đội ngũ cán bộ. Theo bà Ngọc, dù đã có rất nhiều quy định chung song thực tế triển khai vẫn không được như mong đợi. Vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm, tinh thần phê và tự phê của đội ngũ cán bộ, công chức đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. “Nhiều cán bộ làm việc cầm chừng, chất lượng, hiệu quả công việc thấp, thiếu sự rèn luyện, nâng cao chất lượng trong việc giải quyết công vụ nhưng cuối năm tập thể, người đứng đầu vẫn không dám đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ” - ĐB Ngọc cho hay. Từ thực tế trên, bà Ngọc cho rằng để đánh giá kết quả sản phẩm của cán Xóa bỏ tình trạng “giữ ghế” nhờ ngạch Giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh dự thảo luật lần này đã xác lập một chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, là nền tảng, là cốt lõi để vận hành xuyên suốt toàn hệ thống bộ máy hành chính. “Vị trí việc làm là cơ sở cho xác định biên chế, phân bổ nhân lực và là căn cứ duy nhất để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và trả lương” - bà Trà nhấn mạnh và nói ngạch chỉ là“công cụ phụ trợ”mang tính kỹ thuật để phân định thứ bậc, trình độ chuyên môn trong công vụ, được tích hợp vào hệ thống mô tả khung năng lực của vị trí việc làm. “Đây là vấn đề rất mới so với luật hiện hành và so với việc chúng ta đang làm, để dần dần ngạch chỉ là một công cụ kỹ thuật” - bà Trà nói thêm và khẳng định nếu theo dự thảo sẽ “rất linh hoạt và năng động”. “Khi anh được tuyển dụng vào vị trí việc làm nào thì sẽ được xếp vào ngạch tương ứng”- bàTrà nói và nhìn nhận đây là vấn đề mới, là vấn đề rất thách thức đối với cơ quan chuyên môn nên phải thiết kế sao cho rành mạch. “Cán bộ, công chức muốn tồn tại thì phải đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm; đồng thời xóa bỏ tình trạng “giữ ghế” nhờ ngạch, từ đó tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu và thực thi công vụ…” - bà Trà nói. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh vị trí việc làm là căn cứ duy nhất để thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo và trả lương cán bộ, công chức. Do đó, nhận định rằng “HĐND vẫn giám sát được” là chưa phản ánh đúng thực tiễn hoạt động giám sát, theo bà Thúy. Nữ ĐB cũng nhận xét việc Hiến pháp không còn quy định thẩm quyền chất vấn của ĐB HĐND đối với chánh án TAND và viện trưởng VKSND là đi ngược với Nghị quyết 27-NQ/ TW về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam… Với những phân tích trên, ĐB đoàn Đà Nẵng đề nghị QH giữ lại quy định về thẩm quyền chất vấn của ĐB HĐND đối với chánh án TAND, viện trưởng VKSND trong Hiến pháp. Trên cơ sở đó, luật chuyên ngành quy định cụ thể, phù hợp với mô hình tổ chức mới. “Đây chính là cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước và nội dung này hiện chưa phát sinh vướng mắc” - bà Thúy nhấn mạnh.• bộ, công chức được xuyên suốt, liên tục thì việc đánh giá phải được thực hiện liên tục theo quý, 6 tháng, 1 năm. Điều này nhằm tránh việc kiểm điểm trong 1 năm nhiều nhiệm vụ sẽ bị bỏ sót, lãng quên nhiệm vụ. “Đề nghị bổ sung thêm cơ chế giám sát chéo, phản biện từ đồng nghiệp và người dân đảm bảo khách quan, toàn diện, hạn chế đánh giá cảm tính của người đứng đầu” - bà Ngọc cho hay. Trao quyền cho người đứng đầu trong tuyển dụng người tài Về chính sách thu hút nhân tài, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị phải có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, rành mạch trong đánh giá thế nào là người tài năng để có thể dễ áp dụng vào thực tiễn. Để loại bỏ tư duy biên chế suốt đời, ông Hòa ủng hộ tuyển dụng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, đánh giá theo kết quả sản phẩm (KPI). “Không thể chấp nhận chuyện cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về nhưng cuối năm vẫn được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ, được nâng lương đều đều” - ông Hòa nhấn mạnh. Bên cạnh hình thức xét tuyển, ông Hòa cũng đề xuất ưu tiên thi tuyển cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, kể cả những vị trí quản lý nhà nước hay vị trí cấp chuyên môn, góp phần tránh được tư tưởng nể nang. “Tất nhiên khi thi tuyển thì phải có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng chứ không phải ai cũng có thể tham gia” - ĐB Hòa nói thêm. ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) bày tỏ nhất trí với chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài. Tuy nhiên, để chính sách này đạt hiệu quả, bà Nga kiến nghị Chính phủ thiết kế lại hệ thống đánh giá cán bộ theo đầu ra và hiệu quả công vụ, chứ không chỉ dựa vào hình thức, quy trình. Cho phép xây dựng các cơ chế thử thách và lựa chọn nhân tài linh hoạt, đặc biệt ở những vị trí cần sáng tạo, đổi mới. Đặc biệt là phải trao quyền cho người đứng đầu trong việc phát hiện, đề xuất và sử dụng người tài nhưng đồng thời phải đi kèm cơ chế giám sát, đánh giá khách quan.• hiện nhiệm vụ nào đó; khi phát sinh vấn đề khẩn cấp, phức tạp, nhạy cảm vượt quá khả năng giải quyết của cấp dưới; khi các nhiệm vụ đột xuất, bất thường cần phản ứng nhanh và kịp thời; hay khi chủ tịch UBND tỉnh xác định có dấu hiệu trì trệ, né tránh… NHÓM PV Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương). Ảnh: QH Duy trì quyền chất vấn để đảm bảo công khai, minh bạch Cùng quan điểm, ĐB Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị QH“hết sức cân nhắc”việc bỏ quyền chất vấn của ĐB HĐND đối với chánh án TAND và viện trưởng VKSND. Theo ĐB Nghĩa, chất vấn là một công cụ giám sát quan trọng nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải trình trước ĐB dân cử và nhân dân. “Nếu cho rằng việc chất vấn của ĐB HĐND đối với chánh án và viện trưởng làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tư pháp thì sẽ rất khó lý giải quyền chất vấn của ĐBQH đối với Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao” - ông Nghĩa bày tỏ quan điểm. Mặt khác, ĐB này cho rằng chất vấn của ĐB HĐND không nhằm can thiệp vào nội dung xét xử hay truy tố của vụ án cụ thể, mà tập trung vào trách nhiệm quản lý, việc tổ chức thi hành và tuân thủ pháp luật của chánh án và viện trưởng. “Việc duy trì quyền chất vấn là cần thiết để đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động tư pháp” - ông Nghĩa nói. Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức VKSND trình QH thông qua tại kỳ họp này, mô hình tổ chức của TAND và VKSND có ba cấp: Tối cao, cấp tỉnh và khu vực. Do vậy, ông Nghĩa khẳng định việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho ĐB HĐND cấp tỉnh đối với chánh án và viện trưởng cấp tỉnh là “phù hợp và khả thi”. ĐB Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cho rằng khi không còn cấp huyện, không còn HĐND cấp huyện đồng nghĩa với việc người chất vấn chánh án và viện trưởng VKSND cấp huyện không còn. Tuy nhiên, vẫn còn TAND cấp khu vực và VKSND cấp khu vực, vì vậy trách nhiệm của chánh án TAND cấp tỉnh và viện trưởng VKSND cấp tỉnh nặng nề hơn, bao quát hơn so với trước, ông Thân nêu lý do đề nghị giữ lại quyền chất vấn như quy định hiện hành. “Không thể chấp nhận chuyện cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về nhưng cuối năm vẫn được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ, được nâng lương đều đều.” Đại biểu Phạm Văn Hòa Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Ảnh: PHẠM THẮNG Vị trí việc làm là trung tâm, là cốt lõi trong vận hành bộ máy NHÓM PHÓNG VIÊN

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==