105-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 15-5-2025 phapluat@phapluattp.vn TS-LS PHAN TRUNG HOÀI , Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam Việc xử lý tài sản thi hành án (THA) trong các vụ án hình sự kinh tế đang gặp nhiều bất cập trong thực tế về các vấn đề như định giá tài sản, thời hạn hiệu lực của chứng thư thẩm định giá… Có cơ chế xử lý đối với tài sản đang hình thành dang dở Theo tôi, cần xem xét và có cơ chế thống nhất xử lý đối với các tài sản đang hình thành dở dang hoặc chưa hoàn thiện về pháp lý, quyền tài sản liên quan đến cổ phần, cổ phiếu; đảm bảo việc định giá tài sản theo các căn cứ và phương pháp phù hợp quy định của pháp luật và giá cả thị trường nhằm thu hồi tối đa tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả vụ án. Trong quá trình THA, đối với những vụ án phức tạp, liên quan đến các tài sản bị kê biên, phong tỏa có giá trị lớn, hồ sơ pháp lý phức tạp cần thành lập Hội đồng xử lý tài sản THA đối với các vụ đại án kinh tế, tham nhũng để tập trung sức mạnh tổng hợp và có cơ chế tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý và thủ tục để hồi sinh các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn để nguồn tiền khắc phục hậu quả vụ án. Ví dụ Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo thu hồi tài sản trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Giải pháp khắc phục tình trạng gặp khó khi xác định giá thị trường Về giải pháp xây dựng và thi hành pháp luật cần quy định trình tự và thủ tục để đảm bảo thu thập thông tin phải khách quan, đúng thực tế, phải có tính hệ thống, phù hợp với tài sản thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá Cần thành lập hội đồng xử lý tài sản đối với các vụ đại án Còn thiếu hướng dẫn cụ thể liên quan đến xác định thời điểm định giá tài sản để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng. tham gia sâu nghĩa. Thứ nhất là để họ tham gia xử lý tài sản có thể giảm tối đa khiếu nại, tố cáo. Thứ hai là đối với những tài sản lớn, những dự án lớn tại thời điểm THA mà chưa hoàn thiện về mặt thủ tục pháp lý thì chỉ có chủ sở hữu tài sản/người phải THA mới là người hoàn thiện pháp lý một cách nhanh nhất, hơn bất cứ chủ thể nào khác. Thậm chí đối với những tài sản lớn này thì chính chủ sở hữu/người phải THA mới có thể đàm phán, phối hợp với đối tác để bán tài sản với giá cao nhất có thể, thu về tối đa giá trị của tài sản. Tạo cơ chế để cho phép chuyển nhượng tổng thể dự án Đồng quan điểm về vấn đề này, TS-LS Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam, cho biết thực tế trong các vụ đại án tham nhũng, kinh tế sẽ có rất nhiều tài sản như cổ phần, cổ phiếu, quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai (các dự án đang được phát triển) có giá trị rất lớn nhưng chỉ vì pháp lý của tài sản chưa hoàn thiện nên không được định giá. Việc xác định giá trị của các loại tài sản này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cũng như giai đoạn THA. LS Hoài dẫn chứng trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bản án có hiệu lực của tòa án đã tuyên giao các mã tài sản cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) phối hợp cùng với cơ quan THA dân sự để xử lý tài sản dưới sự giám sát của Bộ Công an và VKSND Tối cao. LS Hoài cho rằng trong hướng xử lý mới này, tòa án là một điểm mới/cơ chế mới trong vấn đề xử lý tài sản vì khi đó tài sản của vụ án khi mang ra xử lý sẽ được các cơ quan phối hợp để có phương án xử lý tốt nhất. Bên cạnh đó, việc tham gia xử lý tài sản của người phải THA/chủ sở hữu tài sản trong ví dụ này (bị án Trương Mỹ Lan) cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét bởi hơn ai hết bị án Lan là người hiểu rõ về pháp lý của các tài sản; là người đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước để xử lý tài sản để thu về tối đa giá trị, tránh lãng phí, góp phần khắc phục hậu quả của vụ án. Cùng vấn đề, ông Ngụy Cao Thắng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP.HCM, cho biết vướng mắc lớn nhất hiện nay khi xử lý tài sản trong giai đoạn THA đó là xử lý tài sản là các dự án. Đặc biệt trong các đại án, các dự án có quy mô rất lớn, trong khi đó hầu như không đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản khi mang ra đấu giá. Điều này dẫn đến việc không thể chuyển nhượng toàn bộ dự án mà chỉ có thể tách nhỏ thành các phần để chuyển nhượng, thu về giá trị rất thấp. Do đó, ông Thắng nêu giải pháp là khi xử lý đối với những dự án chưa hoàn thiện về mặt pháp lý này là tạo cơ chế để cho phép chuyển nhượng tổng thể dự án để phát huy hết giá và phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá. Tiếp đến là cần có quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan đến xác định thời điểm định giá tài sản là thời điểm tài sản bị xâm phạm để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng và theo hướng có lợi cho người phạm tội. Để khắc phục tình trạng không biết xác định giá thị trường như thế nào hoặc hội đồng định giá chỉ căn cứ vào khung giá do UBND tỉnh ban hành, không định giá sát với giá thị trường thì trước khi tiến hành định giá, cần hoàn thiện quy định về việc bắt buộc hội đồng định giá tham khảo mức giá tại địa phương trong phạm vi nhất định; Nhà nước đấu giá diện tích đất tương tự như thế nào?... hoặc căn cứ vào giá trị tài sản do các bên cung cấp để chia ra giá trị bình quân. Trước khi định giá cần giải thích rõ cho đương sự biết hậu quả của việc định giá tài sản và giao tài sản để các đương sự đưa ra giá cho phù hợp. Hội đồng định giá chỉ định giá theo khung giá khi thu thập được đầy đủ các chứng cứ chứng minh khung giá đó là sát với giá thị trường và các tài liệu thu thập được để chứng minh này phải được kèm theo biên bản định giá tài sản, kết luận định giá tài sản gửi cho tòa án và các bên đương sự. Bổ sung quy trình định giá tài sản đối với tài sản không mua bán phổ biến trên thị trường; cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp tại các doanh nghiệp; giấy tờ có giá khác; quyền đòi nợ và quyền xử lý các bất động sản…• Tiêu điểm Với vai trò là cơ quan báo chí chính thống, tiếng nói của UBND TP.HCM, báo Pháp Luật TP.HCM mong muốn không chỉ là cầu nối thông tin giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp, mà còn là một kênh đóng góp ý kiến thiết thực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Chúng tôi kỳ vọng rằng những ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ không chỉ góp phần sửa đổi Luật THA dân sự mà còn lan tỏa đến các luật liên quan khác, tạo nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu quả, bảo vệ vững chắc quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, khơi thông dòng chảy kinh tế và thu hút đầu tư. Ông MAI NGỌC PHƯỚC, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM phát sinh thêm chi phí mà còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác thu hồi tài sản, đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi của người có nghĩa vụ THA. LS Lê Hồng Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn LS Việt Nam, Trưởng Cơ quan đại diện Liên đoàn LS tại TP.HCM, đồng tình với cơ chế mà ông Hoài đề xuất. Tuy nhiên, ông Nguyên lưu ý rằng nếu đưa quy định này vào luật thì cần cân nhắc kỹ, đặc biệt là vai trò của Bộ Công an. Theo ông, Bộ Công an chỉ nên tham gia ở giai đoạn điều tra, truy tố chứ không nên quy định vai trò giám sát trong giai đoạn THA. Thay vào đó, có thể thiết lập các cơ chế đặc biệt đối với từng vụ án cụ thể. LS Nguyễn Thành Công cũng bày tỏ sự ủng hộ với cơ chế giám sát đến từ VKS và Bộ Công an trong quá trình THA, xem đây là cơ chế cần thiết trong một số vụ án đặc thù. NHÓM PV “Trong quá trình thi hành án, đối với những vụ án phức tạp, liên quan đến các tài sản bị kê biên, phong tỏa có giá trị lớn, hồ sơ pháp lý phức tạp cần thành lập hội đồng xử lý tài sản thi hành án.” TS-LS Phan Trung Hoài TS-LS Phan Trung Hoài, , Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NGUYỆT NHI trị của tài sản. Cho phép chủ tài sản/người phải THA tham gia phối hợp xử lý cũng là một phương án xem xét cân nhắc tới để tạo thuận lợi trong quá trình xử lý tài sản.• LS Lê Hồng Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn LS Việt Nam, Trưởng Cơ quan đại diện Liên đoàn LS tại TP.HCM.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==