Nghị quyết 68: “Cú hích tinh thần” cho cộng đồng doanh nghiệp trang 11 SỐ 105 (7378) - Thứ Năm 15-5-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay Bỏ chất vấn chánh án, viện trưởng, người bị oan sẽ nhờ cậy ai? Để hạn chế hóa đơn tiền điện tăng cao Cẩn trọng khi điều chỉnh nguyện vọng vào lớp 10 trang 8 trang 14 trang 13 trang 2+3 Ngư dân Nghệ An vươn khơi, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo trang 9 Các chuyên gia trao đổi bên lề Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản thi hành án trong các vụ án kinh tế” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào sáng 14-5. Ảnh: NGUYỆT NHI Công an TP.HCM bắt đầu tổ chức thi sát hạch lái xe Nên cho người phải thi hành án tham gia sâu vào việc xử lý tài sản trang 6+7
2 Thời sự - Thứ Năm 15-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 14-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đáng chú ý, đề xuất thu hẹp quyền chất vấn của đại biểu (ĐB) HĐND không được các ĐB đồng thuận. Dự thảo nghị quyết đề xuất sửa 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013, trong số này có Điều 115. Cụ thể, theo Điều 115 Hiến pháp hiện hành, ĐB HĐND có quyền chất vấn chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, chánh án TAND, viện trưởng VKSND và thủ trưởng cơ quan thuộc UBND. Dự thảo đang đề xuất sửa Điều 115 theo hướng quy định ĐB HĐND chỉ có quyền chất vấn chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND. Rất khó thuyết phục Lý giải cho đề xuất trên, ban soạn thảo nêu hai lý do. Thứ nhất, sắp tới, theo chủ trương của Đảng về kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, sẽ không tổ chức TAND và VKSND cấp huyện mà thay thế bằng pháp duy nhất ở nước ta nằm ngoài sự giám sát bằng hình thức chất vấn của ĐB HĐND? Nếu vậy thì người dân bị oan sai sẽ nhờ cậy ai chất vấn để bảo vệ quyền lợi của họ? Và nếu vậy thì trước khi thông qua mô hình TAND, VKSND khu vực, đề nghị QH xem xét kỹ về việc tổ chức thực hiện giám sát đối với các cơ quan này” - bà Thúy nói. Giám sát và kiến nghị không thể thay thế quyền chất vấn Ngoài ra, nữ ĐB cũng cho rằng lý do thứ hai mâu thuẫn với lý do thứ nhất. Bà đặt câu hỏi: Nếu đã cho rằng TAND, để thực hiện quyền chất vấn thì thẩm quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của HĐND đối với những cơ quan tư pháp đó ở mức nào? “Phải chăng thẩm quyền ấy chỉ ngang với thẩm quyền giám sát đối với các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn? Nhưng ở đây, điều đáng quan ngại nhất, lập luận của ban soạn thảo đã đánh đồng các hình thức giám sát khác nhau, trong khi chúng có ý nghĩa, vai trò và hiệu lực pháp lý rất khác nhau” - bà Thúy nó i. Bà Thú y cho rằng giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quyền kiến nghị hoàn toàn không thể thay thế cho quyền chất vấn - vốn là hình thức giám sát trực tiếp, công khai, buộc người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp và chịu trách nhiệm về câu trả lời của mình. “Không có quyền chất vấn, ĐB HĐND sẽ khó có thể yêu cầu chánh án hoặc viện trưởng ra trước kỳ họp HĐND để trả lời cụ thể từng vấn đề, đối thoại công khai với ĐB và cử tri” - bà Thúy nói thêm. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, chất vấn là cơ chế hiệu quả hiếm hoi để ĐB HĐND và rộng hơn là cử tri, nhân dân địa phương yêu cầu thông tin, trao đổi trực tiếp với chánh án TAND, viện trưởng VKSND. Bỏ chất vấn chánh án, viện trưởng, người bị oan sẽ nhờ cậy ai? các TAND, VKSND khu vực không gắn với đơn vị hành chính cụ thể. Do vậy, không có HĐND ngang cấp để thực hiện quyền chất vấn. Thứ hai, tuy Hiến pháp không quy định thẩm quyền chất vấn, HĐND vẫn thực hiện được thẩm quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương (bao gồm giám sát hoạt động của TAND, VKSND và các cơ quan nhà nước khác trên địa bàn) và HĐND vẫn có quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan. “Tôi không đồng tình với cả hai lý do trên” - ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) nêu quan điểm. Bà Thúy cho rằng trong đổi mới cơ cấu sắp tới, bên cạnh TAND, VKSND khu vực vẫn còn TAND, VKSND cấp tỉnh. Do vậy, “rất khó thuyết phục ĐB HĐND cấp tỉnh và cử tri của họ: Vì sao họ không còn được quyền chất vấn người đứng đầu hai cơ quan này như Hiến pháp năm 2013 quy định”. Mặt khác, TAND, VKSND khu vực tuy không gắn với đơn vị hành chính cụ thể nhưng những cơ quan đó vẫn khởi tố, truy tố, xét xử công dân của những đơn vị hành chính cụ thể mà ĐB HĐND là đại diện. “Không lẽ TAND, VKSND khu vực sẽ là những cơ quan tư VKSND khu vực không gắn với đơn vị hành chính cụ thể nên không có HĐND ngang cấp “Trong điều kiện hiện nay, chất vấn là cơ chế hiệu quả hiếm hoi để đại biểu HĐND và rộng hơn là cử tri, nhân dân địa phương yêu cầu thông tin, trao đổi trực tiếp với chánh án TAND, viện trưởng VKSND.” Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy Đại biểu băn khoăn, nếu bỏ quyền chất vấn của đạ i biể u HĐND với chánh án TAND, viện trưởng VKSND thì người bị oan sai sẽ nhờ cậy ai… Sáng 14-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Nêu ý kiến, ĐB Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) đề nghị trao nhiều quyền hơn cho Chính phủ, Thủ tướng để đảm bảo điều hành linh hoạt, thống nhất hệ thống hành chính quốc gia trong toàn quốc. Theo ông Huân, dự thảo luật quy định HĐND bầu chủ tịch UBND theo giới thiệu của chủ tịch HĐND. HĐND cũng bầu các phó chủ tịch UBND, ủy viên UBND theo giới thiệu của chủ tịch UBND, đồng thời miễn nhiệm các chức vụ do HĐND bầu và phê chuẩn. Tuy nhiên, dự thảo luật cũng quy định khi Thủ tướng quyết định cách chức chủ tịch UBND, điều động chủ tịch UBND thì không cần HĐND miễn nhiệm. “Quy định này đúng Hiến pháp nhưng về mặt logic lại không đảm bảo. HĐND bầu thì HĐND phải miễn nhiệm. Nếu làm đúng lại rắc rối, Thủ tướng xin ý kiến của HĐND mới được miễn nhiệm thì lại làm phức tạp quá trình điều hành” - ông Huân phân tích. Từ phân tích trên, ĐBQH đoàn Bình Dương đề xuất nếu giữ quyền điều động, cách chức chủ tịch UBND của Thủ tướng Chính phủ thì nên sửa đổi quy định về việc HĐND bầu chức danh này. “HĐND không phải bầu các chức danh chủ tịch UBND nữa mà giới thiệu để Thủ tướng phê chuẩn. Như thế sẽ rất thuận. HĐND giới thiệu chức danh chủ tịch, sau đó Thủ tướng phê chuẩn” - ông Huân đề nghị. Với chức danh phó chủ tịch, thành viên khác của UBND, ông Huân đề xuất chủ tịch UBND sẽ giới thiệu phó chủ tịch, thành viên khác để HĐND phê chuẩn một lần tại đầu nhiệm kỳ. Những lần sau thay đổi, điều động các chức danh này, chủ tịch UBND chỉ báo cáo HĐND. “Quy định như thế sẽ đảm bảo logic và quyền trao cho Thủ tướng rất linh hoạt” - ông Huân nói. Để thực hiện đề xuất này, ĐB Nguyễn Quang Huân cho rằng cần sửa thêm Điều 114 của Hiến pháp, để sửa quy định HĐND bầu các chức danh của UBND cùng cấp. Theo ĐB Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang), khi không tổ chức cấp huyện, phần lớn nhiệm vụ, quyền hạn vốn trước đây của cấp này sẽ giao cấp xã thực hiện. Cùng với chủ trương mở rộng địa giới đơn vị hành chính cấp xã, bà Hương cho rằng khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Do vậy, nữ ĐB đồng thuận với quy định “trường hợp cần thiết”, UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình, UBND, chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiên, bà Hương đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoặc giao Chính phủ quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn “trường hợp cần thiết là như thế nào” để thuận lợi trong quá trình thực thi. Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập bốn nguyên tắc và yếu tố xuyên suốt của dự thảo luật nhằm thay đổi nền hành chính địa phương. Trong đó, nội dung cốt lõi là kế thừa, bổ sung, phân định rành mạch về thẩm quyền. Trước băn khoăn của ĐB “vậy thế nào là trường hợp cần thiết?”, Bộ trưởng Trà lý giải trường hợp cần thiết là khi cơ quan chuyên môn hoặc cấp xã không đủ năng lực để thực Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoà n Đà Nẵng). Ả nh: QH Đại biểu kiến nghị bỏ quy định HĐND bầu chức danh chủ tịch UBND
3 Thời sự - Thứ Năm 15-5-2025 thoisu@phapluattp.vn Chiều 14-5, Quốc hội tiếp tục phiên làm việc tại hội trường, thảo luận về dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Các đại biểu (ĐB) bày tỏ quan tâm đến cơ chế đánh giá cán bộ theo vị trí việc làm, theo kết quả sản phẩm, các chính sách thu hút nhân tài… Đề xuất luật hóa quy định cán bộ được làm việc từ xa Nêu góp ý, ĐB Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) đề xuất luật hóa phương thức làm việc từ xa, làm việc trực tuyến đi kèm cơ chế đánh giá hiệu quả công việc thực chất, khoa học, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã. Dẫn chứng giai đoạn xảy ra dịch COVID-19, ĐB Nhi cho hay nhiều cơ quan nhà nước đã thử nghiệm phương thức làm việc này và mang lại hiệu quả, góp phần tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí hành chính nâng cao hiệu suất công việc. “Dự luật cần định hướng để xây dựng hệ thống đánh giá dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ gắn với tiến độ, chất lượng công việc, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến hay dựa trên nhật ký công tác điện tử…” - ĐB Nhi nói và đề nghị ứng dụng các công cụ số để giám sát việc đánh giá công việc mà không cần phải giám sát trực tiếp. ĐB Đặng Thị Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) nhận định thực tế thời gian qua, việc đánh giá cán bộ, công chức vẫn được coi là khâu khó nhất để đánh giá đúng, trúng về chất lượng đội ngũ cán bộ. Theo bà Ngọc, dù đã có rất nhiều quy định chung song thực tế triển khai vẫn không được như mong đợi. Vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm, tinh thần phê và tự phê của đội ngũ cán bộ, công chức đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. “Nhiều cán bộ làm việc cầm chừng, chất lượng, hiệu quả công việc thấp, thiếu sự rèn luyện, nâng cao chất lượng trong việc giải quyết công vụ nhưng cuối năm tập thể, người đứng đầu vẫn không dám đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ” - ĐB Ngọc cho hay. Từ thực tế trên, bà Ngọc cho rằng để đánh giá kết quả sản phẩm của cán Xóa bỏ tình trạng “giữ ghế” nhờ ngạch Giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh dự thảo luật lần này đã xác lập một chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, là nền tảng, là cốt lõi để vận hành xuyên suốt toàn hệ thống bộ máy hành chính. “Vị trí việc làm là cơ sở cho xác định biên chế, phân bổ nhân lực và là căn cứ duy nhất để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và trả lương” - bà Trà nhấn mạnh và nói ngạch chỉ là“công cụ phụ trợ”mang tính kỹ thuật để phân định thứ bậc, trình độ chuyên môn trong công vụ, được tích hợp vào hệ thống mô tả khung năng lực của vị trí việc làm. “Đây là vấn đề rất mới so với luật hiện hành và so với việc chúng ta đang làm, để dần dần ngạch chỉ là một công cụ kỹ thuật” - bà Trà nói thêm và khẳng định nếu theo dự thảo sẽ “rất linh hoạt và năng động”. “Khi anh được tuyển dụng vào vị trí việc làm nào thì sẽ được xếp vào ngạch tương ứng”- bàTrà nói và nhìn nhận đây là vấn đề mới, là vấn đề rất thách thức đối với cơ quan chuyên môn nên phải thiết kế sao cho rành mạch. “Cán bộ, công chức muốn tồn tại thì phải đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm; đồng thời xóa bỏ tình trạng “giữ ghế” nhờ ngạch, từ đó tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu và thực thi công vụ…” - bà Trà nói. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh vị trí việc làm là căn cứ duy nhất để thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo và trả lương cán bộ, công chức. Do đó, nhận định rằng “HĐND vẫn giám sát được” là chưa phản ánh đúng thực tiễn hoạt động giám sát, theo bà Thúy. Nữ ĐB cũng nhận xét việc Hiến pháp không còn quy định thẩm quyền chất vấn của ĐB HĐND đối với chánh án TAND và viện trưởng VKSND là đi ngược với Nghị quyết 27-NQ/ TW về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam… Với những phân tích trên, ĐB đoàn Đà Nẵng đề nghị QH giữ lại quy định về thẩm quyền chất vấn của ĐB HĐND đối với chánh án TAND, viện trưởng VKSND trong Hiến pháp. Trên cơ sở đó, luật chuyên ngành quy định cụ thể, phù hợp với mô hình tổ chức mới. “Đây chính là cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước và nội dung này hiện chưa phát sinh vướng mắc” - bà Thúy nhấn mạnh.• bộ, công chức được xuyên suốt, liên tục thì việc đánh giá phải được thực hiện liên tục theo quý, 6 tháng, 1 năm. Điều này nhằm tránh việc kiểm điểm trong 1 năm nhiều nhiệm vụ sẽ bị bỏ sót, lãng quên nhiệm vụ. “Đề nghị bổ sung thêm cơ chế giám sát chéo, phản biện từ đồng nghiệp và người dân đảm bảo khách quan, toàn diện, hạn chế đánh giá cảm tính của người đứng đầu” - bà Ngọc cho hay. Trao quyền cho người đứng đầu trong tuyển dụng người tài Về chính sách thu hút nhân tài, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị phải có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, rành mạch trong đánh giá thế nào là người tài năng để có thể dễ áp dụng vào thực tiễn. Để loại bỏ tư duy biên chế suốt đời, ông Hòa ủng hộ tuyển dụng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, đánh giá theo kết quả sản phẩm (KPI). “Không thể chấp nhận chuyện cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về nhưng cuối năm vẫn được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ, được nâng lương đều đều” - ông Hòa nhấn mạnh. Bên cạnh hình thức xét tuyển, ông Hòa cũng đề xuất ưu tiên thi tuyển cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, kể cả những vị trí quản lý nhà nước hay vị trí cấp chuyên môn, góp phần tránh được tư tưởng nể nang. “Tất nhiên khi thi tuyển thì phải có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng chứ không phải ai cũng có thể tham gia” - ĐB Hòa nói thêm. ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) bày tỏ nhất trí với chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài. Tuy nhiên, để chính sách này đạt hiệu quả, bà Nga kiến nghị Chính phủ thiết kế lại hệ thống đánh giá cán bộ theo đầu ra và hiệu quả công vụ, chứ không chỉ dựa vào hình thức, quy trình. Cho phép xây dựng các cơ chế thử thách và lựa chọn nhân tài linh hoạt, đặc biệt ở những vị trí cần sáng tạo, đổi mới. Đặc biệt là phải trao quyền cho người đứng đầu trong việc phát hiện, đề xuất và sử dụng người tài nhưng đồng thời phải đi kèm cơ chế giám sát, đánh giá khách quan.• hiện nhiệm vụ nào đó; khi phát sinh vấn đề khẩn cấp, phức tạp, nhạy cảm vượt quá khả năng giải quyết của cấp dưới; khi các nhiệm vụ đột xuất, bất thường cần phản ứng nhanh và kịp thời; hay khi chủ tịch UBND tỉnh xác định có dấu hiệu trì trệ, né tránh… NHÓM PV Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương). Ảnh: QH Duy trì quyền chất vấn để đảm bảo công khai, minh bạch Cùng quan điểm, ĐB Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị QH“hết sức cân nhắc”việc bỏ quyền chất vấn của ĐB HĐND đối với chánh án TAND và viện trưởng VKSND. Theo ĐB Nghĩa, chất vấn là một công cụ giám sát quan trọng nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải trình trước ĐB dân cử và nhân dân. “Nếu cho rằng việc chất vấn của ĐB HĐND đối với chánh án và viện trưởng làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tư pháp thì sẽ rất khó lý giải quyền chất vấn của ĐBQH đối với Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao” - ông Nghĩa bày tỏ quan điểm. Mặt khác, ĐB này cho rằng chất vấn của ĐB HĐND không nhằm can thiệp vào nội dung xét xử hay truy tố của vụ án cụ thể, mà tập trung vào trách nhiệm quản lý, việc tổ chức thi hành và tuân thủ pháp luật của chánh án và viện trưởng. “Việc duy trì quyền chất vấn là cần thiết để đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động tư pháp” - ông Nghĩa nói. Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức VKSND trình QH thông qua tại kỳ họp này, mô hình tổ chức của TAND và VKSND có ba cấp: Tối cao, cấp tỉnh và khu vực. Do vậy, ông Nghĩa khẳng định việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho ĐB HĐND cấp tỉnh đối với chánh án và viện trưởng cấp tỉnh là “phù hợp và khả thi”. ĐB Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cho rằng khi không còn cấp huyện, không còn HĐND cấp huyện đồng nghĩa với việc người chất vấn chánh án và viện trưởng VKSND cấp huyện không còn. Tuy nhiên, vẫn còn TAND cấp khu vực và VKSND cấp khu vực, vì vậy trách nhiệm của chánh án TAND cấp tỉnh và viện trưởng VKSND cấp tỉnh nặng nề hơn, bao quát hơn so với trước, ông Thân nêu lý do đề nghị giữ lại quyền chất vấn như quy định hiện hành. “Không thể chấp nhận chuyện cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về nhưng cuối năm vẫn được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ, được nâng lương đều đều.” Đại biểu Phạm Văn Hòa Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Ảnh: PHẠM THẮNG Vị trí việc làm là trung tâm, là cốt lõi trong vận hành bộ máy NHÓM PHÓNG VIÊN
4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Năm 15-5-2025 ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Việt Nam tái đắc cử chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật thường trực Tại phiên họp thứ 247/248 của Ủy ban Kỹ thuật thường trực (PTC) thuộc Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) vừa kết thúc tại Brussels (Bỉ), Việt Nam đã tiếp tục được các thành viên WCO tín nhiệm tái cử giữ cương vị chủ tịch PTC nhiệm kỳ 2025-2026. Việc Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vai trò chủ tịch PTC nhiệm kỳ 2025-2026 do bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO - điều hành, là minh chứng cho sự tin tưởng và đánh giá cao của cộng đồng hải quan quốc tế với năng lực lãnh đạo và đóng góp thực chất của Việt Nam trong việc thúc đẩy các sáng kiến quan trọng của WCO. Phát biểu bế mạc phiên họp, bà Hoài nhấn mạnh trong bối cảnh ngành hải quan toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội, việc tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới và ứng dụng công nghệ, nâng cao khả năng thích ứng và phát triển bền vững là vô cùng quan trọng để thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc Việt Nam tiếp tục giữ vai trò chủ tịch PTC là cơ hội để Việt Nam đóng góp mạnh mẽ hơn nữa vào sự phát triển của ngành hải quan thế giới trong giai đoạn tới. PV Tin vắn • Giải cứu 1 phụ nữ mắc kẹt trong thang máy. Ngày 14-5, lực lượng của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP.HCM đã giải cứu bà Mạc Thị T (53 tuổi, ngụ TP.HCM) bị mắc kẹt trong thang máy của một nhà hàng trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5 trong vụ việc xảy ra vào sáng cùng ngày. N.TÂN • Cháy dữ dội cơ sở sản xuất nến. Ngày 14-5, Công an TP Đà Nẵng cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ cháy dữ dội tại một cơ sở sản xuất nến ở phường Hòa Vang, quận Cẩm Lệ vào rạng sáng cùng ngày. Sau hơn 2 giờ nỗ lực, lực lượng chức năng đã dập tắt đám cháy. M.TRƯỜNG Ngày 14-5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, động viên ngành giáo dục và đào tạo thủ đô, nói chuyện với thầy trò Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường THCS Cầu Giấy. Tổng Bí thư khẳng định đến thăm trường lần này như là “chuyến đi khảo sát thực tế” để nghe các thầy cô và học sinh nêu những kiến nghị, đề xuất, những biện pháp dạy và học nhằm vươn tới mục tiêu đào tạo học sinh thành những công dân ưu tú về cả tâm - trí - tài; triển khai hiệu quả phương pháp dạy học tiên tiến; các hoạt động giáo dục chất lượng cao; tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp... Tổng Bí thư lưu ý Hà Nội thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 2212-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho ngành giáo dục phát triển, nhất là thúc đẩy giáo dục đổi mới sáng tạo, giáo dục STEM và chuyển đổi số trong trường học; quan tâm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn với phương châm “trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau”. Nhân dịp này, Tổng Bí thư đã trao tặng cho hai trường, mỗi trường 100 suất học bổng cho học sinh tiêu biểu, một phòng thực hành giáo dục STEM và trồng cây lưu niệm tại các trường. (Theo TTXVN) UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương về việc tuyển dụng viên chức tại các cơ sở y tế và giáo viên tại các trường phổ thông, mầm non trên địa bàn TP trong giai đoạn sắp xếp bộ máy và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp hiện nay. Việc này nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tuyển dụng viên chức ngành y tế và giáo dục, đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ công thiết yếu đảm bảo liên tục, kịp thời cho người dân và doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, chủ tịch UBND TP.HCM thống nhất cho phép tiếp tục tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở y tế và giáo viên tại các trường phổ thông, mầm non thuộc phạm vi TP quản lý. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực giáo dục (mầm non, phổ thông) và y tế khẩn trương rà soát, tổ chức tuyển dụng viên chức vào các vị trí việc làm theo đúng chủ trương. Qua đó, đảm bảo đủ nhân lực để thực hiện nhiệm vụ được giao và trong phạm vi số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao. LÊ THOA Tổng Bí thư Tô Lâm tặng học bổng cho học sinh xuất sắc Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy. Ảnh: TTXVN Tổng Bí thư: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau TP.HCM sẽ tiếp tục tuyển dụng viên chức y tế và giáo viên Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi cho viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập. Theo Bộ GD&ĐT, giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi cần được tăng phụ cấp từ 35% lên 45%, còn ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn là 80%. Việc tăng này nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc. Dự thảo cũng đề xuất bổ sung phụ cấp lần đầu đối với nhân viên trường học với mức 15% cho các vị trí hỗ trợ, phục vụ (thư viện, văn thư...), 20% cho chức danh chuyên môn dùng chung (kế toán, y tế...) và 25% cho chức danh chuyên ngành. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đề xuất nâng phụ cấp từ 50% lên 70% (ngang bằng với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú) đối với giảng viên trường dự bị đại học, nhằm đảm bảo công bằng cho các nhiệm vụ tương đồng. THANH THANH Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp giáo viên mầm non Chùa Quán Sứ mở cửa xuyên đêm để người dân chiêm bái xá lợi Phật Trước nhu cầu chiêm bái xá lợi Phật của người dân và Phật tử, chùa Quán Sứ quyết định mở cửa xuyên đêm từ ngày 14 đến 16-5. “Chùa sẽ mở cửa 24/24 giờ từ nay đến ngày 16-5 để người dân có thể thuận tiện chiêm bái xá lợi Đức Phật” - đại diện chùa Quán Sứ thông tin. Từ đêm 13 đến sáng 14-5, hàng ngàn người đã xếp hàng trước cổng chùa để đợi đến lượt vào chiêm bái. Trước đó, chiều 13-5, xá lợi Phật - quốc bảo Ấn Độ được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2025. VIẾT THỊNH TP.HCM đề xuất tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù sau sáp nhập đến năm 2030 UBND TP.HCM đã trình Chính phủ đề án sắp xếp hai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM. Trong đề án, UBND TP.HCM đề xuất Trung ương xem xét, chấp thuận tiếp tục tạo cơ chế thực hiện Nghị quyết 98/2023 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển áp dụng cho TP.HCM sau khi sắp xếp, nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh kéo dài thời gian thực hiện đến hết năm 2030. UBND TP.HCM cũng đề xuất Trung ương xem xét, chấp thuận cho ba tỉnh, TP được chủ động, cân đối kinh phí, nguồn lực hiện có của ba tỉnh, TP để giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách bổ sung thêm nguồn sau khi thực hiện Nghị định 178/2024. Trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giữa các xã, phường của TP.HCM có ranh địa giới hành chính chồng lấn (khu vực ĐH Quốc gia TP.HCM thuộc TP Thủ Đức có vài khu vực ranh giới hành chính bất cập với tỉnh Bình Dương). Về việc này, TP.HCM đề xuất Trung ương xem xét, chấp thuận cho hai tỉnh, TP điều chỉnh ranh địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính cấp xã thuộc hai tỉnh, TP. LÊ THOA Triển lãm thương hiệu hàng đầu Thái Lan ở TP.HCM Ngày 14-5, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), TP.HCM, diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Thương hiệu hàng đầu Thái Lan lần thứ 7 - Top Thai Brands 2025”. Năm nay, sự kiện quy tụ 175 đơn vị triển lãm với 210 gian hàng, trưng bày nhiều loại sản phẩm đa dạng thuộc các nhóm ngành chính như thực phẩm và đồ uống; sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe; thời trang; đồ gia dụng. Đặc biệt có cả các nhà hàng Thái nổi tiếng đang hoạt động tại TP.HCM. Một điểm nổi bật của triển lãm là giới thiệu các sản phẩm đạt chứng nhận Thailand Trust Mark - biểu tượng chất lượng đáng tin cậy của Thái Lan. Sự kiện này hướng đến các nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người tiêu dùng Việt Nam đang tìm kiếm các sản phẩm Thái Lan chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. TÚ UYÊN Có 148 trường hợp mắc COVID-19 trong những tháng đầu năm Ngày 14-5, Bộ Y tế thông tin từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, TP, không có trường hợp tử vong. Từ đầu năm đến nay không ghi nhận các ổ dịch COVID-19 tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong ba tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần. Các địa phương ghi nhận ca mắc COVID-19 gồm: TP.HCM (34 trường hợp mắc), Hà Nội (19), Hải Phòng (21), Bắc Ninh (14), Nghệ An (17), Quảng Ninh (6), Bắc Giang (4), Bình Dương (4), 19 tỉnh, TP khác ghi nhận 1-2 ca mắc/tỉnh. TX
5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Năm 15-5-2025 Ngày 14-5, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết Công an xã Hồ Đắc Kiện (huyện Châu Thành) vừa phát hiện gần 8 tấn hàng hóa không hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ và giấy phép lưu hành sản phẩm. Thông tin ban đầu, ngày 11-5, Công an xã Hồ Đắc Kiện kiểm tra nhà bà Nguyễn Thị Chi (34 tuổi), phát hiện tại nhà bà Chi có ba nam thanh niên đang bóc tách bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, phát hiện số lượng lớn thùng carton đặt ở nhiều vị trí trong nhà, bên trong chứa các sản phẩm gồm: Sữa, rượu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dung dịch vệ sinh… Bước đầu, công an thống kê có tổng cộng 413 thùng, 67 bao đựng với tổng trọng lượng gần 8 tấn, chứa các loại sản phẩm. Tất cả sản phẩm này đều không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ và giấy phép lưu hành sản phẩm. Qua khai thác nhanh, ba thanh niên trên được Đỗ Kiều Hưng (45 tuổi, quê quán TP Hà Nội) thuê làm việc từ đầu tháng 5-2025, không có hợp đồng lao động. Ba người này làm công việc tháo gỡ, bóc tách các bao bì sản phẩm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và các hàng hóa khác. Thời điểm làm việc, ông Hưng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép lưu hành sản phẩm, hàng hóa. Làm việc với công an, ông Hưng cho biết được người khác thuê mở kho chứa hàng hóa, gồm: Sữa, rượu, tinh dầu tỏi… Hiện vụ việc được Công an tỉnh Sóc Trăng tiếp tục điều tra, xử lý. CHÂU ANH Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện nhiều sữa, rượu không hóa đơn, chứng từ MINH TRÚC Ngày 14-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Mở đợt tấn công cao điểm, truy quét hành vi buôn lậu, hàng giả Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa vẫn diễn biến phức tạp. Chỉ ra nguyên nhân, Thủ tướng cho rằng do sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa sâu sát, quyết liệt. Ngoài ra còn do sự buông lỏng quản lý; một số quy định còn lạc hậu, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung; công tác tổ chức thực hiện còn hạn chế, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân hạn chế; việc xử lý sai phạm chưa kịp thời. Hoạt động thương mại điện tử phát triển nhanh nhưng quản lý chưa theo kịp. Đặc biệt, một số cá nhân tham gia công tác phòng, chống lại có vi phạm như lực lượng chức năng vừa khởi tố, bắt tạm giam nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Thủ tướng nêu rõ mục tiêu thời gian tới là đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích của nhân dân, người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa phải gắn liền với quá trình sắp xếp địa giới hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý và phân định trách nhiệm của các cơ quan, bảo đảm không trùng chéo, không bỏ sót. Khẳng định đây là vấn đề được người dân rất quan tâm, ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền lợi nhân dân, Thủ tướng nhấn mạnh phải tạo chuyển biến đột phá trong hoạt động phòng, chống. Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa. Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng, các địa phương thành lập tổ công tác do chủ tịch UBND làm tổ trưởng để triển khai đợt cao điểm trong thời gian từ ngày 15-5 đến 15-6. Ngăn chặn quảng cáo sai sự thật kiểu “thuốc chữa bách bệnh” Giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ rà soát chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, không vì sắp xếp tổ chức, bộ máy, địa giới hành chính mà buông lỏng quản lý. Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng xác lập các chuyên án, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; phối hợp với các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, kịp thời công khai kết quả để răn đe, phòng ngừa… Bộ Tài chính được giao chỉ đạo lực lượng hải quan, thuế phải bảo đảm phòng, chống vi phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Còn Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, TP chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường xử lý các vụ việc vi phạm; hoàn thiện chính sách thương mại điện tử… Bộ Công Thương được giao chỉ đạo lực lượng Quản lý thị Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về công tác chống buôn lậu Theo ý kiến tại cuộc họp, thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương; sửa đổi quyết định, quy chế quy định hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 các cấp; chủ động thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, xử lý các đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thủ tướng yêu cầu mở đợt truy quét buôn lậu, hàng giả Thủ tướng yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm, truy quét việc buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong thời gian một tháng (từ ngày 15-5 đến 15-6). trường chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các cơ quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại… Cùng với đó, quy định cụ thể nhiệm vụ của UBND cấp xã trong việc phối hợp với các sở, ngành, đơn vị quản lý kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất trên địa bàn; xây dựng Luật Thương mại điện tử, sửa đổi Luật Thương mại, sửa đổi nghị định về xuất xứ hàng hóa, các nghị định liên quan đến xuất nhập khẩu. Thủ tướng giao Bộ KH&CN khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh, nhất là trên môi trường số, thương mại điện tử; tăng cường kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, công bố sản phẩm sai sự thật. Bộ Y tế được yêu cầu kiểm soát không để thuốc giả, thuốc nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào Việt Nam. Cương quyết đấu tranh, đẩy lùi, chấm dứt tình trạng thuốc giả, coi việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết. Đồng thời, Bộ Y tế, Bộ NN&MT, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan tăng cường hậu kiểm, xử lý các vi phạm, nhất là đối với thực phẩm giả, thuốc chữa bệnh giả không rõ nguồn gốc. Hoàn thiện các quy định về hậu kiểm, cấp phép hàng hóa, tích cực áp dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu; xây dựng Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn đã lạc hậu, tăng cường chế tài, xử lý. Đáng chú ý, Thủ tướng giao Bộ VH-TT&DL nghiên cứu bổ sung chế tài, xử lý những người lợi dụng uy tín của mình để quảng cáo sai sự thật, nhất là trên môi trường mạng; cùng các cơ quan liên quan ngăn chặn những quảng cáo sai sự thật kiểu “thuốc chữa bách bệnh”. UBND các tỉnh, TP được giao chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường xử lý nghiêm các vi phạm trên địa bàn; cùng lực lượng biên phòng, công an tăng cường quản lý ở biên giới, kiểm soát, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái qua biên giới.• Thủ tướng yêu cầu lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Ảnh: VGP Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện gần 8 tấn hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ và giấy phép lưu hành sản phẩm trên địa bàn xã Hồ Đắc Kiện. Ảnh: CAST Thủ tướng giao Bộ VH-TT&DL nghiên cứu bổ sung chế tài xử lý những người lợi dụng uy tín của mình để quảng cáo sai sự thật, nhất là trên môi trường mạng.
6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 15-5-2025 phapluat@phapluattp.vn NGUYỄN CHÍNH – SONG MAI – HỮU ĐĂNG Sáng 14-5, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án (THA) dân sự - Giải pháp xử lý tài sản THA trong các vụ án kinh tế”. Vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm, bàn luận liên quan đến sự tham gia của người phải THA/chủ sở hữu tài sản vào quá trình THA, việc xử lý tài sản THA là các dự án bất động sản... Giải pháp để thu hồi tối đa giá trị tài sản Luật THA dân sự hiện hành Trao đổi về vấn đề này tại hội thảo, luật sư (LS) Trần Cao biết tuy luật cho phép người phải THA/chủ sở hữu tài sản được tham gia vào quá trình THA nhưng sự tham gia chủ yếu về mặt thủ tục, sự tham gia chưa đúng với ý nghĩa tham gia để xử lý tài sản. Trên thực tế, quá trình xử lý tài sản xảy ra rất nhiều vướng mắc liên quan; đặc biệt rất nhiều trường hợp có khiếu nại, tố cáo, thậm chí là sai phạm từ chấp hành viên, đấu giá viên do xâm phạm đến quyền lợi của chủ tài sản. Do đó đề xuất cho chủ sở hữu tài sản/người phải THA tham gia sâu hơn nữa vào quá trình xử lý tài sản trong giai đoạn THA là việc làm cần thiết. Tham gia sâu ở đây là về khía cạnh tích cực, hợp tác trong vấn đề xử lý tài sản. Theo LS Quân, việc cho người phải THA/chủ sở hữu tài sản tham gia sâu có hai ý HỘI THẢO “GIẢI PHÁP XỬ LÝ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN TRONG CÁC VỤ ÁN KINH TẾ” Nên cho người phải thi hành án vào quá trình xử lý tài sản cho người phải THA/chủ sở hữu tài sản các quyền như quyền ưu tiên mua lại tài sản, yêu cầu tổ chức định giá lại hoặc quyền tham gia phiên đấu giá tài sản. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đặt vấn đề: Có nên tạo cơ chế cho phép người phải THA/chủ sở hữu tài sản được tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý tài sản không? Chẳng hạn cho phép họ được quyền tư vấn bán tài sản hoặc kết nối với các đối tác có thể mua lại tài sản với giá cao hơn. Nếu cho phép thì nên quy định giới hạn nào và cơ chế kiểm soát như thế nào để không tạo ra kẽ hở pháp lý hoặc nguy cơ trục lợi? Đại Kỳ Quân, Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Đồng Nai, cho “Vướng mắc lớn nhất hiện nay khi xử lý tài sản trong giai đoạn THA là đối với các tài sản là các dự án, đặc biệt trong các đại án.” Ông Ngụy Cao Thắng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP.HCM Các chuyên gia cho rằng nếu tạo điều kiện cho người phải thi hành án tham gia sâu vào quá trình xử lý tài sản thì có thể thu về tối đa giá trị của tài sản. Thực tiễn trong nhiều vụ án hình sự, khi tuyên án phần dân sự, tòa án giao ngân hàng hoặc ngân hàng phối hợp với cơ quan thi hành án (THA) xử lý một số tài sản. Từ thực tiễn đó, chủ tọa hội thảo đã đặt ra vấn đề: Có nên giao cho ngân hàng quyền xử lý tài sản trong vụ án hình sự về kinh tế? Nếu giao cho ngân hàng tự xử lý tài sản thì cơ chế nào để đảm bảo việc xử lý được công bằng? Nhiều chuyên gia pháp lý đã có những ý kiến phân tích, tranh luận sôi nổi về vấn đề này. Không nên giao ngân hàng xử lý tài sản TS - luật sư (LS) Phan Trung Hoài phân tích việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp hiện nay được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, ngân hàng có quyền chủ động xử lý tài sản mà họ đang nắm giữ. Tuy nhiên, theo ông Hoài, khi đã phát sinh vụ án hình sự thì việc giao tài sản liên quan đến vụ án cho ngân hàng xử lý là không phù hợp. Bởi nếu để ngân hàng tự định giá tài sản, đặc biệt là các tài sản như cổ phiếu, cổ phần... thì hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng tài sản bị định giá “0 đồng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người phải THA. Cùng quan điểm, LS Nguyễn Thành Công, Ủy viên Ban chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM, khẳng định không nên giao ngân hàng xử lý tài sản, đặc biệt là trong các vụ án hình sự. “Chỉ nên giao trong các vụ việc dân sự, phi hình sự, bởi nếu không sẽ dẫn đến việc ngân hàng tùy tiện định giá, tạo ra nhiều hệ lụy pháp lý” - ông Công nêu ý kiến. LS Lê Văn Hoan, người từng tham gia nhiều đại án, cũng phân tích rằng việc giao cho ngân hàng, một tổ chức không có chức năng chuyên môn về THA là điều không hợp lý. Theo ông Hoan, ngay cả cơ quan THA, nơi có đầy đủ công cụ, nghiệp vụ và thẩm quyền còn gặp nhiều khó khăn thì việc giao cho ngân hàng, vốn không có thẩm quyền cưỡng chế, lại càng không khả thi. Cần thiết có cơ chế giám sát TS-LS Phan Trung Hoài đặc biệt lưu ý đến cơ chế cơ quan THA và ngân hàng phối hợp thực hiện nghĩa vụ THA, đồng thời có sự giám sát của VKS, Bộ Công an. “Vấn đề đặt ra là liệu cơ chế mới này có thực sự hiệu quả hay không và có nên luật hóa nó không?” - ông Hoài nêu vấn đề. Gợi mở thêm để các đại biểu thảo luận, GS-TS Đỗ Văn Đại cho biết với cơ chế mà LS Hoài nêu thì sẽ phát sinh thêm cơ quan tham gia vào quá trình THA, vậy thì có phát sinh chi phí hay không. Điều này cũng cần được tính toán, bên cạnh tính hiệu quả. Về vấn đề này, TS-LS Phan Trung Hoài cho rằng giám sát là yếu tố cần thiết, nhất là trong bối cảnh các cơ quan THA gặp nhiều trở ngại khi xử lý các tài sản liên quan đến đại án. Ông cũng cho rằng việc tạo điều kiện để chấp hành viên, LS và các bên liên quan trực tiếp làm việc với người phải THA sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình thu hồi tài sản. Cơ chế này theo ông Hoài, không làm Có nên giao ngân hàng xử lý tài sản thi hành án? Tạo điều kiện để chấp hành viên, luật sư và các bên liên quan trực tiếp làm việc với người phải thi hành án sẽ giúp đẩy nhanh việc thu hồi tài sản. “Ngay cả cơ quan thi hành án còn gặp nhiều khó khăn thì việc giao cho ngân hàng, vốn không có thẩm quyền cưỡng chế, lại càng không khả thi.” Luật sư Lê Văn Hoan Phát biểu kết thúc hội thảo, GS-TS Đỗ Văn Đại đúc kết: Quá trình THA bao gồm rất nhiều chủ thể tham gia xử lý tài sản, trong đó có người phải THA/chủ sở hữu, đồng sở hữu tài sản. Trong các vụ án tham nhũng, kinh tế thường có các tài sản rất lớn cần xử lý trong giai đoạn THA mà người phải THA thường là các bị án đang chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, không phải vì những người này đang chấp hành án mà “quên” đi các quyền của họ đối với tài sản của mình. Bên cạnh đó, hiện nay Luật THA dân sự quy định về sự tham gia của người phải THA/chủ sở hữu tài sản vào quá trình xử lý tài sản của mình dừng lại ở mức hạn chế. Do đó, đề xuất cho đối tượng này “tham gia sâu” vào quá trình THA cũng là một đề xuất mà các cơ quan có thẩm quyền cần cân nhắc xem xét bổ sung vào quy định của pháp luật. Bởi lẽ mục đích cuối cùng của việc xử lý tài sản THA là thu về tối đa giá trị của tài sản để khắc phục hậu quả của vụ án. Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM, cũng cho biết từ ý kiến của các đại biểu, báo sẽ đúc kết để có những kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước, cơ quan ban ngành và thi hành pháp luật. “Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến những bị án, bên mua, bên bán... mà còn liên quan đến tòa xã hội vì tài sản trong các vụ án suy cho cùng là tài sản của xã hội. Đây là nguồn lực rất lớn, cấn được xử lý tốt để đảm bảo quyền lợi cho các bên và cho toàn xã hội” - ông Hiển nói. Tạo điều kiện cho người phải thi hành án/chủ sở hữu tài sản tham gia xử lý tài sản Phó Tổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển và GS-TS Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM chủ trì hội thảo. Ảnh: THUẬN VĂN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==