106-2025

13 doisongxahoi@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Chiều 15-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc cùng một số nội dung quan trọng khác. Đã cử hàng ngàn lượt cán bộ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Tại phiên thảo luận, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình. Trong đó, riêng Bộ Quốc phòng có 1.067 người, với 6 lượt triển khai BV dã chiến cấp 2, 3. Đáng chú ý, tỉ lệ nữ của Việt Nam hiện nay cao hơn so với nhiều nước tham gia lực lượng này. Theo Đại tướng, Việt Nam hiện đang tham gia gìn giữ hòa bình dưới hai hình thức: Đơn vị và cá nhân. Với hình thức đơn vị, chúng ta đã triển khai đội công binh, có nhiệm vụ xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình tại địa bàn được giao. BV dã chiến cấp 2 có nhiệm vụ khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị, phòng, chống dịch và hỗ trợ y tế cho người dân địa phương. “BV dã chiến cấp 2 đã trực tiếp tham gia nhiều ca cấp cứu cho người dân sở tại. Ấn tượng nhất là dù điều kiện vật chất, trang thiết bị y tế còn rất khó khăn nhưng anh em đã cấp cứu thành công hai ca sản phụ. Tưởng rằng không thể qua khỏi nhưng cuối cùng đều thành công” - Đại tướng chia sẻ. Với hình thức cá nhân, các sĩ quan của ta khi tham gia nhiệm vụ cũng đã khắc phục nhiều khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt, các đơn vị được triển khai từ năm 2018 đến nay đều thực hiện xuất sắc vai trò của mình. Lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình gặp không ít khó khăn Cũng theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, trong quá trình triển khai, Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ từ các nước trên thế giới cả về vật chất, phương tiện kỹ thuật lẫn kinh nghiệm đào tạo. Tuy nhiên, lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình cũng gặp không ít khó khăn, như tình hình an ninh phức tạp, xung đột vũ trang, vấn đề sắc tộc, tôn giáo, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đời sống người dân sở tại còn rất thiếu thốn. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho lĩnh vực này chưa hoàn chỉnh. Hiện mới chỉ có nghị quyết của Quốc hội nên rất cần có một đạo luật riêng để làm cơ sở triển khai chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đại tướng Nguyễn Tân Cương cho biết thêm dự thảo luật đã bổ sung thêm lực lượng dân sự để đa dạng hóa, phù hợp với xu thế của nhiều quốc gia khác cũng đang triển khai lực lượng dân sự tham gia gìn giữ hòa bình. “Dự thảo luật cũng quy định rõ nguyên tắc tham gia. Chúng Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: PV Từ ngày 15-5 đến chậm nhất là 17 giờ ngày 19-5, phụ huynh học sinh truy cập vào trang tuyển sinh đầu cấp https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn để đăng ký tuyển sinh. Trong sáng 15-5, nhiều phụ huynh không thể truy cập vào hệ thống. Lý do, lượng phụ huynh truy cập khá lớn, nhiều trường hợp phải giữ phiên đăng nhập kéo dài để xem thông tin tuyển sinh và đăng ký gây áp lực lên hệ thống. Trước tình hình trên, Sở GD&ĐT TP.HCM đã công bố thêm địa chỉ dự phòng https://tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn/. Hai địa chỉ này đều truy cập vào cùng một hệ thống, do đó phụ huynh yên tâm sử dụng. Việc tuyển sinh đầu cấp được triển khai bằng hình thức trực tuyến. Do đó, các đơn vị sẽ sử dụng thông tin nơi ở hiện tại (xác minh thông qua VNeID) trong cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo làm tiêu chí chính để xét tuyển vào các lớp đầu cấp. Năm nay cũng là năm đầu tiên Sở GD&ĐT TP.HCM chia đối tượng tuyển sinh làm hai nhóm. Trong đó, nhóm 1 là học sinh cư trú thực tế trên địa bàn, nhóm 2 là học sinh không cư trú trên địa bàn (thường gọi là học sinh trái tuyến). Phụ huynh lưu ý các mốc thời gian quan trọng liên quan đến tuyển sinh đầu cấp: + Từ ngày 15-5 đến chậm nhất là 17 giờ ngày 19-5: Phụ huynh học sinh truy cập trang tuyển sinh đầu cấp của TP, lựa chọn khu vực quận, huyện nộp hồ sơ và xác định chính xác đối tượng tuyển sinh. Trường hợp thuộc nhóm 2, phụ huynh cần nghiên cứu kỹ kế hoạch tuyển sinh của TP và địa phương, đồng thời chuẩn bị đầy đủ minh chứng để cập nhật vào hệ thống trực tuyến. Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn quy trình thực hiện và giải đáp thắc mắc, nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh. + Từ ngày 20-5 đến chậm nhất là 17 giờ ngày 235: Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm đồng bộ hóa dữ liệu tuyển sinh từ hệ thống quản lý tập trung của TP về hệ thống tuyển sinh địa phương, đảm bảo tính chính xác, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật. + Từ ngày 24-5 đến chậm nhất là 17 giờ ngày 29-5: Phụ huynh học sinh tiến hành đăng ký tuyển sinh trên cổng thông tin tuyển sinh của TP đối với các cơ sở giáo dục triển khai chương trình đặc thù, bao gồm: Chương trình chất lượng cao, tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế; chương trình tiếng Anh tích hợp theo Đề án 5695, chương trình tăng cường tiếng Pháp; Trường Tiểu học - THCS - THPT Nam Sài Gòn, quận 7 (lớp 1, lớp 6), Trường THPT Lương thế Vinh, quận 1 và các cơ sở giáo dục có mô hình đặc thù khác trong hệ thống giáo dục TP. Học sinh không có tên vào các trường có chương trình đặc thù sẽ được bố trí vào các trường thuộc khu vực đã đăng ký trong giai đoạn từ ngày 15 đến 19-5. NGUYỄN QUYÊN ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN TÂN CƯƠNG: Sẽ có chính sách tốt nhất cho lực lượng gìn giữ hòa bình Đại tướng Nguyễn Tân Cương cho biết từ năm 2014 đến nay, Việt Nam cử hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, được quốc tế đánh giá cao. ta thực hiện chính sách quốc phòng “4 không”, vì vậy sẽ không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới các khu vực có chiến sự, vì Việt Nam không tham gia liên minh quân sự. Luật quán triệt rất rõ ràng, quy định cụ thể các nhiệm vụ được phép tham gia” - ông nhấn mạnh. Về chính sách cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để đưa ra chính sách “cao nhất, tốt nhất” cho lực lượng đặc biệt này.• Riêng Bộ Quốc phòng có 1.067 người, với 6 lượt triển khai BV dã chiến cấp 2, 3. Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận 12, TP.HCM trong lễ khai giảng năm học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN Cần có thêm chính sách hỗ trợ thân nhân lực lượng gìn giữ hòa bình Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến chế độ, chính sách cho lực lượng gìn giữ hòa bình. Đại diện cho các ý kiến này, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho hay đây là lực lượng đặc thù, tham gia nhiệm vụ ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, gian khổ, nguy hiểm và phải xa gia đình nhiều năm. Do đó, bên cạnh chính sách dành cho người trực tiếp tham gia, cần có thêm chính sách gián tiếp hỗ trợ thân nhân của họ, như về nhà ở, bảo hiểm, học hành cho con cái, vị trí việc làm… “Hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới yên tâm công tác” - đại biểu Bình nói. Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, Sở GD&ĐT TP.HCM bổ sung địa chỉ đăng ký Đời sống xã hội - Thứ Sáu 16-5-2025 Trung tướng Mohan Subramanian, Tư lệnh Phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Sudan, gắn Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cho cán bộ, nhân viên BVDC2.6 của Việt Nam. Ảnh: SỸ CÔNG

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==