106-2025

3 Thời sự - Thứ Sáu 16-5-2025 thoisu@phapluattp.vn tiền Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra. Theo ông Tùng, nếu thực hiện phân cấp thì các cơ quan nhận phân cấp mới là chủ thể chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, “có thể lại tạo ra cấp trung gian trong giải quyết công việc tại cấp chính quyền cơ sở”. Cơ quan thẩm tra đã rà soát các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 cũng không giao UBND cấp xã thẩm quyền phân cấp. Thay cho quy định UBND cấp xã ban hành quyết định để phân cấp, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cơ chế phân công, ủy quyền linh hoạt hơn. Việ c nà y để UBND cấp xã có thể giao cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, thậm chí cả công chức thuộc UBND cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của địa phương. Nhất là đối với các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp có diện tích và dân số lớn để bảo đảm kịp thời giải quyết các hồ sơ, công việc của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Đề xuất quy định chuyển tiếp về hiệu lực của văn bản Về quy định chuyển tiếp, Chính phủ đề xuất cho phép VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện tiếp tục có hiệu lực trong phạm vi địa giới của ĐVHC cấp huyện trước khi sắp xếp cho đến thời điểm không áp dụng VBQPPL đó theo quy định tại VBQPPL của HĐND, UBND cấp xã sau sắp xếp hoặc có hiệu lực tối đa đến ngày 1-3-2027. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đồng tình với đề xuất nói trên và đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để quy định đầy đủ các trường hợp cần chuyển tiếp như được nêu trong báo cáo thẩm tra đầy đủ để bảo đảm không tạo khoảng trống pháp luật do thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Cụ thể, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định về chuyển giao nhiệm vụ của HĐND, UBND cấp huyện để đề xuất quy định chuyển tiếp về hiệu lực của VBQPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành trước khi sắp xếp bảo đảm phù hợp với thẩm quyền của HĐND, UBND tiếp nhận thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp xã). Bên cạnh đó là trường hợp VBQPPL của cơ quan nhà nước ở Trung ương, VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh quy định áp dụng riêng cho địa phương cấp huyện thì sau khi cấp huyện kết thúc hoạt động sẽ được áp dụng như thế nào? Trường hợp VBQPPL của cơ quan nhà nước ở Trung ương, VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh quy định áp dụng riêng cho địa phương cấp xã thì sau khi sáp nhập sẽ được áp dụng như thế nào? Ngoài ra, trường hợp ĐVHC cấp xã được hình thành trên cơ sở nhập các ĐVHC cấp xã thuộc hai hay nhiều ĐVHC cấp huyện trước khi sắp xếp (ví dụ ở TP.HCM) thì việc thực hiện VBQPPL của các ĐVHC cấp huyện đó như thế nào, đặc biệt trong trường hợp nếu VBQPPL của các ĐVHC cấp huyện có sự khác nhau.• NHÓM PHÓNG VIÊN Sáng 15-5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã trình bày dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Đề xuất HĐND, UBND cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật Một trong những nội dung đáng chú ý là dự thảo Luật sửa đổi, hoàn thiện hệ thống VBQPPL theo hướng bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền cấp huyện, bổ sung thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND và UBND cấp xã. Việc này nhằm cụ thể hóa chủ trương bỏ đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (gồm cấp tỉnh và cấp xã). “Quy định này phù hợp với chủ trương cấp xã là cấp tổ chức thực hiện chính sách, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn…” - theo Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ đề xuất quy định UBND cấp xã ban hành quyết định để phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. “Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cân nhắc quy định này, vì chính quyền cấp xã là cấp cơ sở nên phải gần dân, sát dân, trực tiếp và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình” - Chủ nhiệm Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định về chuyển giao nhiệm vụ của HĐND, UBND cấp huyện để đề xuất quy định chuyển tiếp về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp huyện ban hành. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: QHTính toán cơ chế phân công, ủy quyền linh hoạt hơn Chính phủ đề xuất bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp xã. tổng kết thực tiễn đánh giá tác động kỹ lưỡng để đề xuất khi sửa tổng thể luật” - báo cáo thẩm tra nêu. Sáu TP trực thuộc Trung ương có thể phạt mức cao hơn Tại dự thảo mới nhất trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó: “Đối với địa bàn TP Hà Nội và khu vực nội thành của TP trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn nhưng tối đa không quá hai lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội; văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, PCCC, an toàn thực phẩm”. Như vậy, ngoài việc bổ sung cụm từ “địa bàn TP Hà Nội và”, dự thảo đề xuất bổ sung thêm sáu lĩnh vực có thể áp mức phạt tiền cao gấp hai lần mức phạt chung tại khu vực nội thành của TP trực thuộc Trung ương, gồm văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, PCCC, an toàn thực phẩm. Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng việc bổ sung địa bàn TP Hà Nội là không cần thiết, vì Luật Thủ đô năm 2024 đã quy định việc này. Với đề xuất bổ sung sáu lĩnh vực được áp dụng mức phạt tăng gấp hai lần đối với khu vực nội thành của TP trực thuộc Trung ương khác, cơ quan thẩm tra cho rằng “cần được tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động”. Theo Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, mỗi địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý khác nhau, Thủ đô Hà Nội có đặc thù riêng, có mức đô thị hóa cao khác với các TP trực thuộc Trung ương khác. Mặt khác, việc quy định “khu vực nội thành” như trong dự thảo luật cũng chưa thực sự phù hợp, khả thi và khó xác định, nhất là trong điều kiện nhiều địa phương đang tiến hành sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. “Đề nghị tiếp tục nghiên cứu nội dung này, tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động kỹ lưỡng để làm cơ sở xem xét khi sửa đổi toàn diện luật này, bảo đảm hài hòa giữa hiệu quả quản lý nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức” - báo cáo thẩm tra nêu rõ.• Tăng mức phạt tiền tối đa khi phạt vi phạm hành chính không lập biên bản Một trong những nội dung đáng chú ý là dự thảo luật dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để đơn giản hóa thủ tục xử phạt, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tạo thuận lợi cho người có thẩm quyền trong việc thực thi công vụ. Trong đó, dự thảo sửa đổi Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản theo hướng tăng giới hạn mức phạt tiền tối đa được thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Cụ thể, từ 250.000 tăng lên 1 triệu đồng đối với cá nhân và từ 500.000 lên 2 triệu đồng đối với tổ chức. Theo Chính phủ, việc này nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho cả đối tượng vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt trên cơ sở bảo đảm phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mức tăng thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm hiện nay so với trước đây. Dự thảo cũng quy định rõ trường hợp hành vi vi phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản… Tiêu điểm Theo tờ trình, mục đích ban hành luật để bảo đảm thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (thay thế); yêu cầu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến xây dựng, ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã; vai trò tham gia của MTTQ Việt Nam trong xây dựng, ban hành VBQPPL; bổ sung một số quy định để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định để tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thi hành luật, nhất là khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==