7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Sáu 16-5-2025 phapluat@phapluattp.vn VKS đề nghị giảm án cho ông Lưu Bình Nhưỡng Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm án vì nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, có các văn bản xác nhận bị cáo đã kêu gọi thiện nguyện hàng chục tỉ đồng. Sáng 15-5, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (62 tuổi), Lê Thanh Vân (61 tuổi, đều là cựu đại biểu Quốc hội (ĐBQH)) và Nguyễn Văn Vương (49 tuổi, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước). Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng có tình tiết giảm nhẹ mới Tại phần luận tội, đại diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội nêu: Đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, tòa sơ thẩm đã xem xét các chứng cứ, lời khai, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nên việc tuyên phạt bị cáo Nhưỡng 3 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản và 10 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; tổng hợp hình phạt là 13 năm tù là có cơ sở. Tuy nhiên, sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng đã nộp thêm nhiều tài liệu liên quan đến việc xin giảm nhẹ như vợ bị cáo nộp thêm tiền để khắc phục hậu quả, có các văn bản xác nhận bị cáo đã kêu gọi đóng góp thiện nguyện hàng chục tỉ đồng. Do đó, đại diện VKS cấp phúc thẩm cho rằng có căn cứ để chấp nhận kháng cáo, sửa một phần bản án sơ thẩm. Theo đó, đại diện VKS đề nghị giảm cho bị cáo Nhưỡng 3-6 tháng tù đối với tội cưỡng đoạt tài sản và từ 9 tháng đến 1 năm tù với tội danh tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. Đối với hai bị cáo Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương, đại diện VKS cho rằng với các tài liệu thu thập trong quá trình điều tra vụ án, việc tòa sơ thẩm kết án hai bị cáo này là có căn cứ, không oan. Tại phiên tòa phúc thẩm, hai bị cáo không đưa ra được những chứng cứ, tài liệu, tình tiết mới. Từ đó, đại diện VKS đề nghị giữ nguyên sơ thẩm đối với hai bị cáo này (bị cáo Vân 7 năm tù; bị cáo Vương 14 năm tù, cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi). Tòa nhắc bị cáo Lê Thanh Vân giữ bình tĩnh Tại phần xét hỏi, HĐXX đã cho bị cáo Vân trình bày tóm tắt về bản kháng cáo dài 28 trang mà bị cáo đã gửi trước đó. Bị cáo Vân cho rằng bản án sơ thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan mà có ảnh hưởng đến bản chất vụ án, những vi phạm tố tụng hình sự đã không được tòa sơ thẩm xem xét... Với một số nội dung trong bản kháng cáo không thuộc thẩm quyền của tòa án phúc thẩm, ông Vân cho biết muốn nêu ra để thông qua HĐXX kiến nghị với các cơ quan liên quan. Tại phần xét hỏi, ông Vân vẫn khẳng định việc khởi tố, truy tố ông là không đúng tội danh, việc khởi tố ông lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một ĐBQH là cũng không đúng. “ĐBQH chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri chứ không phải trước pháp luật, trừ khi là trong vai trò cá nhân phạm tội, bị bắt quả tang” - ông Vân khẳng định… Sau phần trình bày của bị cáo Vân, HĐXX tiếp tục hỏi về các tình tiết trong vụ án. Đến phần luật sư hỏi bị cáo Vân, bị cáo Vân bắt đầu mất bình tĩnh khi đưa ra những lời nói không phù hợp tại phiên tòa. Phần lớn nội dung trả lời luật sư, bị cáo Vân cho rằng ông không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, không có chuyện ông nhận lời giúp đỡ nhằm hưởng lợi đất. Ông cũng cho rằng những chứng cứ ở tòa sơ thẩm đưa ra là không đúng. HĐXX đã phải nhắc nhở bị cáo Vân cần phải bình tĩnh. HĐXX cho rằng bị cáo Vân là người hiểu luật, có học thức, vì vậy nên sử dụng những từ văn minh tại phiên tòa. NGỌC SƠN sản thi hành án tế, tham nhũng nói riêng (là loại án có ảnh hưởng lớn đến Nhà nước và thường có nhiều bị hại) thì trước hết cần có các tiêu chí để phân loại án, tài sản mang tính đặc thù…; để từ đó xây dựng một cơ chế đặc thù, hiệu quả để giải quyết đối với loại án, tài sản này. Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan điều tra, TAND, VKSND, THADS và cơ quan quản lý, đăng ký tài sản trong việc xác minh, cung cấp thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản trong các loại án này. Quy chế cần cụ thể hóa trách nhiệm và cộng đồng trách nhiệm giữa các cơ quan. ThS HỒ QUÂN CHÍNH, Trưởng bộ môn Đào tạo các chức danh THADS tại Cơ sở TP.HCM của Học viện Tư pháp THS HUỲNH QUỐC VINH, Phó Chi cục trưởng Chi cục THADS quận 1, TP.HCM Định giá tài sản phần dân sự trong vụ án hình sự có nhiều giai đoạn; từ thời điểm khởi tố, truy tố đến xét xử và thi hành án (THA) đều có quy định khác nhau. Ba căn cứ pháp lý xác định giá khởi điểm để đưa tài sản ra bán đấu giá Pháp lệnh 13/2004/UBTVQH 11 ngày 14-1-2004 về THA dân sự (DS) có quy định về việc thẩm định giá tài sản kê biên trong THA được thực hiện bởi hội đồng định giá tài sản do chấp hành viên thành lập (Điều 43 về định giá tài sản kê biên). Tuy nhiên, Luật THADS năm 2008 ra đời đã bỏ quy định chấp hành viên thành lập hội đồng định giá. Hiện nay, việc định giá tài sản kê biên trong THA được thực hiện theo quy định tại Điều 98, Điều 99 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014; 2022). Theo đó, có ba căn cứ pháp lý xác định giá khởi điểm để đưa tài sản ra bán đấu giá gồm: - Giá khởi điểm do đương sự thỏa thuận tại buổi kê biên. - Giá theo chứng thư thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá do chấp hành viên ký để thực hiện thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật. - Giá do chấp hành viên xác định giá. Do vậy có thể khẳng định: Giá theo chứng thư thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá do chấp hành viên ký để thực hiện thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật, được pháp luật xác định làm giá khởi điểm để đưa tài sản ra bán đấu giá. Nếu có tranh chấp, giải quyết sao cho hài hòa lợi ích ba bên? Định giá tài sản kê biên nhằm mục đích xác định giá để bán đấu giá. Do đó, việc định giá có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý tài sản. Định giá đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật và định đúng giá tài sản giúp cho quá trình xử lý tài sản thuận lợi hơn, nhanh hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Trường hợp hội đồng định giá trong giai đoạn THA tham khảo kết quả của đơn vị thẩm định giá tư; mà kết quả này bị khiếu nại hoặc khởi kiện thì lúc này việc giải quyết tranh chấp sao cho hài hòa lợi ích giữa ba bên là người phải THA, cơ quan THA và người mua tài sản là rất quan trọng. Luật hiện hành không có quy định cụ thể về thẩm quyền và quy trình trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo trong trường hợp đương sự có khiếu nại về giá của chứng thư thẩm định giá. Do vậy, khi có khiếu nại liên quan đến các vấn đề trên, cơ quan THA sẽ hướng dẫn đương sự liên hệ với tổ chức thẩm định giá… Tuy nhiên, theo tôi, chấp hành viên cần giải thích rõ quy định của pháp luật về thẩm định giá, bán đấu giá để họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều 98 (Định giá tài sản kê biên), Điều 99 (Định giá lại tài sản kê biên), Điều 101 (Bán đấu giá tài sản kê biên), Điều 103… Luật THADS hiện hành. Khi biết về quyền được thỏa thuận giá tài sản, quyền được yêu cầu thẩm định giá lại, biết về thời hạn bán đấu giá và thời hạn chuộc lại tài sản theo quy định thì các bên sẽ tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.• Khi biết rõ về quyền được thỏa thuận giá tài sản, quyền được yêu cầu thẩm đ ịnh giá lại, thời hạn chuộc lại tài sản… thì các bên sẽ tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Rút ngắn thời gian thông báo thi hành án Nên quy định chỉ thông báo công khai trên trang điện tử của cơ quan quản lý thi hành án Bộ Tư pháp để việc tống đạt thông báo thi hành án để đỡ tốn thời gian. Ba bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương tại phiên tòa. Ảnh: TD
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==