8 Đô thị - Thứ Sáu 16-5-2025 hơn 30 phút. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Để phát huy hiệu quả tuyến giao thông, tuyến đường kết nối từ đường bộ cao tốc đến trung tâm Phan Thiết sẽ được đầu tư đồng bộ với các đầu mối giao thông quan trọng như ga đường sắt tốc độ cao, đường vành đai 2 và các tuyến đường ven biển. Việc hoàn thành tuyến đường này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo nền tảng vững chắc cho TP Phan Thiết phát triển mạnh mẽ và bền vững. Cụ thể, tuyến đường kết nối từ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vào đường Lê Duẩn (tại nút giao với đường Trường Chinh) cùng với các đường Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành sẽ hình thành tuyến kết nối liên thông từ trung tâm Phan Thiết (theo hướng đông - tây). Các đầu mối giao thông đối ngoại quan trọng gồm: Đường bộ - cao tốc, ga đường sắt tốc độ cao, đường tránh Quốc lộ 1 qua TP Phan Thiết (đường vành đai 2), đường Trường Chinh, bến xe tỉnh trong tương lai và đấu nối vào đường ven biển. Sau khi tuyến PHƯƠNG NAM Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã có buổi làm việc về tuyến đường kết nối TP Phan Thiết với ga đường sắt tốc độ cao và nút giao liên thông cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Đây là bước đi chiến lược để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông hiện tại, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho TP Phan Thiết phát triển. Tháo nút thắt, rút ngắn thời gian Theo UBND tỉnh Bình Thuận, hiện các xe lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây từ hướng TP.HCM, Đồng Nai vào trung tâm Phan Thiết phải thông qua Quốc lộ 1 - Mỹ Thạnh, sau đó tiếp tục lưu thông theo Quốc lộ 1 (khoảng 13 km). Từ khi cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đưa vào khai thác, khu vực nút giao Ba Bàu và nút giao vào Quốc lộ 1 thường xảy ra kẹt xe, ùn tắc giao thông, nhất là các ngày cuối tuần và dịp lễ, Tết. Đối với hướng lưu thông từ khu vực phía Bắc theo cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết hướng Khánh Hòa, Ninh Thuận vào trung tâm Phan Thiết phải thông qua Quốc lộ 28 với quy mô nhỏ hẹp (hai làn xe), thời gian di chuyển Người đứng đầu Tỉnh ủy Bình Thuận đề nghị Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, hoàn chỉnh phương án đầu tư đối với dự án do UBND tỉnh trình, phát huy hiệu quả quỹ đất hai bên tuyến đường mới. Đối với tuyến đường mở mới cần lưu ý phát triển không gian đô thị đảm bảo theo hướng văn minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp; đồng thời phát huy hiệu quả quỹ đất hai bên đường; quan tâm xác định lại các dự án thành phần có liên quan. Cùng với đó, nghiên cứu cụ thể bố trí khu tái định cư đảm bảo khả thi và triển khai thực hiện nhanh nhất.• đường hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm Phan Thiết lên các đầu mối giao thông quan trọng, mở ra không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, giúp tăng cường liên kết các tỉnh Đông Nam Bộ; miền Trung và Nam Trung Bộ. Bốn dự án kết nối đường sắt tốc độ cao Về phương án tuyến đường kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, phạm vi nghiên cứu có điểm đầu (Km0+000), tại ngã tư Lê Duẩn - Trường Chinh (Quốc lộ 1A) thuộc phường Phú Tài, TP Phan Thiết; điểm cuối (Km11+200) giao với đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại Km225+160 thuộc xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc. Chiều dài tuyến này khoảng 12 km, trong đó đoạn tuyến đi qua TP Phan Thiết (dài khoảng 1 km) và khu vực xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc (dài 11 km). Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp với các quy hoạch có liên quan, UBND tỉnh đề xuất phương án đầu tư theo hướng tách thành bốn dự án độc lập, triển khai thực hiện đồng thời, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Cụ thể, dự án đầu tư đường từ ngã tư Lê Duẩn - Trường Chinh đến nút giao cao tốc và quỹ đất hai bên đường; dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư; dự án đầu tư khu đô thị TOD và dự án đầu tư xây dựng bến xe tỉnh. Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất với chủ trương triển khai thực hiện đầu tư tuyến đường kết nối TP Phan Thiết với ga đường sắt tốc độ cao và nút giao liên thông đường bộ cao tốc Bắc - Nam theo đề xuất của Đảng ủy UBND tỉnh. Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về phương án đầu tư mở rộng các đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Theo đó, lãnh đạo Chính phủ thống nhất đề xuất của Bộ Xây dựng về việc mở rộng các đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, phấn đấu khởi công một số dự án thành phần trong tháng 12 năm nay. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Xây dựng xác định rõ đối tượng, phạm vi các đoạn tuyến cao tốc cần thiết đầu tư mở rộng hoàn chỉnh; bảo đảm hiệu quả, phù hợp với nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực đầu tư. Các đoạn tuyến đầu tư mở rộng phải bảo đảm quy mô theo quy hoạch, đáp ứng đúng quy chuẩn, thuận lợi trong quá trình tổ chức thi công, tránh phải mở rộng nhiều lần, lãng phí tài sản. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng phương án nhượng quyền thu phí đối với các tuyến cao tốc đã hoàn thành. Đầu tháng 3, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ xem xét đầu tư mở rộng 1.144 km cao tốc Bắc - Nam, đoạn từ Hà Nội đến TP.HCM lên sáu làn xe với tổng đầu tư 152.137 tỉ đồng. Bộ Xây dựng đề xuất trước mắt xem xét mở rộng khoảng 1.144 km đoạn Hà Nội - TP.HCM. Nền đường mở rộng sẽ lệch về phía còn lại. Đoạn tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau (dài 149 km) chưa đề xuất mở rộng do nhu cầu vận tải chưa lớn, điều kiện thi công khó khăn, nhu cầu vật liệu đang thiếu hụt. Với tổng mức đầu tư như trên, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng báo cáo Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư, kèm các chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép áp dụng đối với những dự án giao thông trọng điểm vừa qua. Các chính sách này gồm: Chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp; cho phép nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; cho phép triển khai đồng thời công tác lập dự án và thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu… Nếu được áp dụng các chính sách đặc thù, dự án mở rộng tuyến cao tốc dự kiến phê duyệt trong tháng 9, khởi công trong quý IV-2025. VIẾT LONG Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh chỉ có bốn làn xe hạn chế. Ảnh: V.LONG Phan Thiết đang trở thành khu vực trọng điểm cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Với xu hướng phát triển khu đô thị TOD, TP Phan Thiết không chỉ là trung tâm giao thông mà còn là đô thị thông minh, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các hệ thống giao thông này sẽ tạo cơ hội mới cho việc phát triển công nghiệp, du lịch và các dịch vụ chất lượng cao. Việc đầu tư mạnh mẽ vào kết nối giao thông và hạ tầng giúp TP Phan Thiết đang dần trở thành một khu vực trọng điểm cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Các dự án giao thông kết nối cao tốc và đường sắt tốc độ cao không chỉ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đây chính là động lực lớn để TP Phan Thiết không chỉ là một TP biển xinh đẹp mà còn là trung tâm phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, nơi hội tụ của những cơ hội mới và tầm nhìn xa cho tương lai, sánh ngang với các đô thị hiện đại khác trong cả nước. Nút giao ra Quốc lộ 1A của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh: PN Các dự án giao thông kết nối cao tốc và đường sắt tốc độ cao không chỉ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tháo nút thắt cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết Đây là bước đi chiến lược để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông hiện tại, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho TP Phan Thiết phát triển. Mở rộng cao tốc Bắc - Nam, dự kiến khởi công trong quý IV-2025
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==