106-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn TP.HCM từng quy hoạch xây dựng 103 hồ điều tiết Trong giai đoạn 2016-2020, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM (nay là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM) đề xuất ưu tiên ba hồ là Gò Dưa (TP Thủ Đức, 95 ha - giai đoạn đầu 25 ha), Bàu Cát (quận Tân Bình, 4 ha) và Khánh Hội (quận 4, 4,8 ha) với tổng vốn hơn 950 tỉ đồng. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc, các dự án này vẫn chưa triển khai. Cuối năm 2018, trung tâm này tiếp tục đề xuất bả hồ điều tiết (6 ngầm, 1 hở) với tổng vốn 475 tỉ đồng, gồm Công viên Làng Hoa (quận Gò Vấp) 20.000 m³; Công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) 10.000 m³; khu dân cư Trần Thiện Chánh (quận 10) 5.000 m³; đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) 2.000 m³; cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ 4.000 m³. Năm 2021, TP.HCM phê duyệt Đề án chống ngập và xử lý nước thải 20202045, trong đó tiếp tục nhấn mạnh vai trò của hồ điều tiết. Giai đoạn đầu (2020-2030) dự kiến đầu tư khoảng 1.500 tỉ đồng để xây bảy hồ tại các vùng trũng thấp. Tuy nhiên, đến nay tất cả dự án hồ điều tiết đều chưa rõ hình hài. Hệ thống hồ điều tiết trữ ngập và hệ thống kênh rạch tự nhiên là các giải pháp trữ nước chính và tập trung. Cần giữ lại các kênh rạch tự nhiên với mức ưu tiên cao nhất. Khơi thông và mở rộng các tuyến kênh đóng vai trò kết nối vùng trữ ngập của các lưu vực, để đảm bảo dung tích trữ được phân bổ đều trên toàn vùng. Ngoài ra, TP cũng đưa ra giải pháp nâng cao độ nền các tuyến đường trục chính để chống ngập và phục vụ cứu hộ khi có sự kiện cực đoan xảy ra. Quy hoạch chưa hoàn chỉnh, hồ điều tiết chưa thể hình thành Mặc dù tình trạng ngập úng tại TP.HCM ngày càng diễn biến nghiêm trọng, các dự án hồ điều tiết - một giải pháp then chốt trong kiểm soát lũ đô thị - vẫn chậm trễ triển khai. Nguyên nhân không chỉ đến từ khó khăn kỹ thuật hay thiếu vốn, mà nằm sâu ở vấn đề quy hoạch thiếu đồng bộ, tầm nhìn phân mảnh và cơ chế thực thi chưa đủ quyết liệt. Trao đổi với PV, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, thẳng thắn nhận định: “Việc triển khai hồ điều tiết hiện nay đang gặp nhiều vướng mắc bởi quy hoạch chống ngập của TP.HCM chưa được thực hiện. Khi quy hoạch này được hoàn thiện, các dự án hồ điều tiết mới có cơ sở để triển khai đồng bộ và hiệu quả”. Theo TS Võ Kim Cương, một trong những điểm nghẽn lớn là hệ thống đê bao - thành phần thiết yếu trong quy hoạch chống ngập - vẫn chưa được triển khai. Điều này khiến các khu vực nằm trong phạm vi đê bao không thể xây dựng hồ điều tiết một cách hợp lý. Do đó, ông cho rằng muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ điều tiết, trước hết TP cần quyết liệt hoàn thiện hệ thống quy hoạch chống ngập, thay vì triển khai lẻ tẻ các công trình. Bên cạnh đó, sự thiếu ổn định trong quy hoạch chung TP.HCM - hiện vẫn đang chờ phê duyệt - cũng khiến các dự án hồ điều tiết chưa xác định rõ được vai trò trong bức tranh tổng thể. “Quy hoạch chuyên môn về hồ điều tiết hiện vẫn chưa được định hình rõ ràng, trong khi tình hình ngập ngày càng phức tạp. Điều này đặt ra bài toán cấp bách nhưng triển khai lại ngày càng khó khăn hơn trong bối cảnh mới” - ông nói thêm. Không chỉ gặp khó về mặt quy hoạch, các dự án hồ điều tiết còn bị cản trở bởi những vấn đề muôn thuở như giải phóng mặt bằng, bồi thường giải tỏa, nguồn vốn đầu tư và thứ tự ưu tiên trong ngân sách TP. Trước tình trạng ngập ngày càng trầm trọng ở TP.HCM, TS Võ Kim Cương nhấn mạnh rằng việc xây dựng NHƯ NGỌC Trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, UBND TP.HCM tiếp tục nhấn mạnh vai trò then chốt của hệ thống hồ điều tiết trong chiến lược ứng phó với ngập úng và biến đổi khí hậu. Hồ điều tiết để trữ nước mưa Theo đó, TP dự kiến triển khai hàng loạt công trình hồ điều tiết - kết hợp giữa các hồ hở và hồ ngầm như một giải pháp hạ tầng trọng yếu trong chiến lược chống ngập dài hạn. Cụ thể, TP.HCM sẽ sử dụng hệ thống hạ tầng hiện trạng và xây dựng bổ sung các công trình liên quan, triển khai ba lớp kiểm soát ngập để tăng cường khả năng chống ngập và thích ứng với biến đổi khí hậu cho TP.HCM, bao gồm lớp bảo vệ, lớp thích ứng và lớp giảm thiểu thiệt hại. Các giải pháp chính bao gồm hạ tầng ngăn ngập ven sông (thuộc lớp bảo vệ), sẽ kết hợp nhiều giải pháp như đê, kè, đường ngăn triều, cống ngăn triều, hành lang kiểm soát ngập… phục vụ mục tiêu kiểm soát nguy cơ ngập do sự dâng cao của mực nước trên sông do triều, xả lũ từ thượng lưu và nước biển dâng. Đặc biệt, trong nhóm giải pháp “lớp thích ứng”, TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng hệ thống “hồ điều tiết”, để trữ dòng chảy tràn gây ngập do mưa cho các khu vực nằm trong hệ thống đê, kè, đường ngăn triều và hành lang kiểm soát ngập, khi hệ thống không thể thoát nước mưa ra ngoài do mực nước trên sông dâng cao. Các hồ điều tiết này có thể là công trình hở hoặc ngầm, kết hợp cùng hệ thống kênh rạch tự nhiên, các không gian mở và các khu vực trũng thấp có khả năng trữ nước như công viên bán ngập, hệ thống hạ tầng xanh. Hồ điều tiết sẽ trữ được nước mưa, giảm ngập cho khu vực. Ảnh: NN hồ điều tiết là rất cần thiết. Ông đề xuất cần triển khai theo một tư duy hệ thống: Kết hợp hồ điều tiết với các công trình như đê bao, cống ngăn triều, kênh thoát nước… để tạo nên một mạng lưới phòng ngập khép kín và hiệu quả. Với các hồ điều tiết lớn phục vụ điều tiết thủy triều hoặc điều phối nguồn nước từ thượng nguồn, TP.HCM cần một kế hoạch dài hơi hơn - có tầm nhìn chiến lược, kết hợp nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và đặt nó trong chiến lược phát triển dài hạn. Đại diện UBND TP Thủ Đức cho biết trước tình trạng ngập úng diễn biến phức tạp, địa phương này cũng đang kiến nghị UBND TP.HCM xem xét cơ chế để đầu tư các hồ điều tiết nhỏ tại những khu vực ngập cục bộ để giảm áp lực lên hệ thống thoát nước chính.• Việc triển khai hồ điều tiết hiện nay đang gặp nhiều vướng mắc bởi quy hoạch chống ngập của TP.HCM chưa được thực hiện. Khi quy hoạch này được hoàn thiện, các dự án hồ điều tiết mới có cơ sở để triển khai đồng bộ và hiệu quả. Ngày 15-5, tại Trường CĐ Kỹ thuật công - nông nghiệp Quảng Bình, Phòng CSGT công an tỉnh này lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho gần 300 thí sinh. Đáng chú ý, trong lần đầu tiên tổ chức kỳ sát hạch, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành đo nồng độ cồn đối với 295 thí sinh trước khi dự thi. Đây được xem là một bước mới nhằm siết chặt kỷ cương, tăng cường ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông ngay từ khi còn là học viên. Theo Thượng tá Đinh Cao Quang, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình, dù là kỳ sát hạch đầu tiên sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ Sở GTVT (cũ) nhưng các sát hạch viên và thành viên hội đồng đã có sự chuẩn bị chu đáo, nỗ lực học hỏi, phối hợp chặt chẽ với Cục CSGT để triển khai công việc một cách nghiêm túc, bài bản. Hội đồng sát hạch tổ chức kỳ thi đảm bảo đúng quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, chính xác. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, sai phạm nếu có. Trước đó, thực hiện theo phân công nhiệm vụ mới, Công an tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Sở GTVT (cũ). Ngay sau tiếp nhận, công an tỉnh này đã phối hợp với Cục CSGT tổ chức tập huấn, đào tạo và cấp thẻ sát hạch viên cho 21 cán bộ thuộc Phòng CSGT, đảm bảo đủ điều kiện chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ mới. Trong kỳ thi sát hạch, các thí sinh dự thi đủ bốn phần theo quy định gồm: Lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình và lái xe trên đường. BẢO THIÊN TP.HCM cần thúc đẩy giải pháp hồ điều tiết trong chống ngập TP.HCM từng lên kế hoạch xây dựng các hồ điều tiết để chống ngập nhưng đến nay phần lớn các dự án vẫn chỉ là những “bản vẽ quy hoạch” chưa được triển khai. Thí sinh thi bằng lái ở Quảng Bình phải đo nồng độ cồn trước khi thi Lần đầu tiên các thí sinh thi bằng lái được đo nồng độ cồn trước khi vào thi. Ảnh: BT

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==