11 Kinh tế - Thứ Bảy 17-5-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết hiện cả nước đang có 12 trung tâm thí nghiệm kiểm tra cadimi và 9 trung tâm kiểm tra chất vàng O, nằm tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cà Mau (4 trung tâm), Cần Thơ (2 trung tâm), TP.HCM (3 trung tâm). Đến thời điểm này, cả chín trung tâm, phòng kiểm nghiệm chất vàng O trong sầu riêng đã được cơ quan chức năng của Trung Quốc công nhận. Về phản ánh của doanh nghiệp muốn có thêm các trung tâm kiểm nghiệm, nhất là tại vùng nguyên liệu, ông Hiếu cho biết việc xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế đòi hỏi vốn lớn. Bên cạnh đó, cũng cần đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, được đào tạo bài bản về kiểm nghiệm chất vàng O và cadimi. Tiếp theo, thủ tục phê duyệt cũng không phải dễ, phải được cả Việt Nam và Trung Quốc công nhận. Còn từ phía Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước tình hình cấp bách hiện tại, khi mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ đã bắt đầu, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mới đây đã triệu tập một cuộc họp khẩn để bàn giải pháp. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết trong ngắn hạn, bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để xử lý các vướng mắc liên quan đến những yếu tố kỹ thuật đang cản trở xuất khẩu. Đồng thời, bộ sẽ đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng, phê duyệt cơ sở đóng gói và các phòng thí nghiệm phục vụ xuất khẩu. Cùng với đó, quy trình kiểm dịch thực vật cho sầu riêng sẽ được khẩn trương ban hành. Từ đó làm cơ sở đánh giá lại khả năng xuất khẩu trong năm 2025 và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn. Sẽ xử lý các vướng mắc kỹ thuật cản trở xuất khẩu Ngày 16-5, ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã có văn bản phúc đáp về đề xuất điều chỉnh khung giờ tàu hỏa giữa Ga Đông Hà (Quảng Trị) và Ga Đồng Hới (Quảng Bình). Việc này diễn ra trong bối cảnh hai tỉnh chuẩn bị sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị mới, với tỉnh lỵ đặt tại TP Đồng Hới theo các nghị quyết của Trung ương và Chính phủ. Theo thống kê, hiện tỉnh Quảng Trị có hơn 2.600 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các sở, ban ngành và cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Sau khi sáp nhập, dự kiến khoảng 50% trong số này sẽ thường xuyên di chuyển giữa Đông Hà và Đồng Hới. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại bằng đường sắt ước tính cũng sẽ tăng thêm. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị Tổng Công ty ĐSVN điều chỉnh khung giờ chạy tàu trên tuyến Đông Hà - Đồng Hới và ngược lại sao cho phù hợp với giờ làm việc hành chính. Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị Tổng Công ty ĐSVN xem xét chủ trương nghiên cứu, kêu gọi đầu tư xây dựng mới một đôi tàu đường sắt khai thác riêng tuyến Đông Hà - Đồng Hới với chiều dài khoảng 100 km theo hình thức đối tác công tư (PPP). Về phía Tổng Công ty ĐSVN, đơn vị này cho biết biểu đồ chạy tàu hiện tại đang được thống nhất trên toàn tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM. Do vậy, việc điều chỉnh khung giờ các chuyến tàu khách trên đoạn Đồng Hới - Đông Hà cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với các điểm dừng đỗ khác trên toàn tuyến. Đồng thời, cơ quan này sẽ xây dựng phương án tổ chức chạy hằng ngày một đôi tàu chở khách riêng biệt trên tuyến Đồng Hới - Đông Hà. NGUYỄN DO AN HIỀN Theo số liệu thống kê mới đây, bốn tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam chỉ đạt khoảng 130 triệu USD, sản lượng xuất khẩu ước tính 35.000 tấn (đạt khoảng 20% kế hoạch đề ra), trong khi cùng kỳ năm ngoái hơn 500 triệu USD. Nhiều lô hàng sầu riêng đã lên tới cửa khẩu nhưng không đạt tiêu chuẩn hoặc không đợi được đến lượt làm thủ tục thông quan, đã phải quay đầu về nội địa để tìm hướng tiêu thụ khác. Nhiều xe sầu riêng xuất khẩu phải quay đầu Tiền Giang đang vào chính vụ thu hoạch sầu riêng. Thế nhưng do hàng hóa gặp khó khăn khi xuất khẩu, giá sầu riêng trong nước cũng sụt giảm mạnh. Theo phản ánh, hiện nay, thương lái vào vườn mua hàng xô chỉ khoảng 40.000 -50.000 đồng/kg tùy loại và chất lượng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 70.000-80.000 đồng/kg. Ông Võ Tấn Lợi, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Tiền Giang, Giám đốc Công ty TNHH Phương Ngọc Cái Bè, cho biết trước đây, khi Trung Quốc chưa kiểm tra chỉ tiêu cadimi và vàng O (Auramine O, chất dùng tạo màu trong công nghiệp), các lô sầu riêng xuất khẩu được kiểm tra theo hình thức xác suất, chỉ khoảng 1%-2% trong tổng số container, nên việc thông quan rất nhanh. Nhưng từ khi Trung Quốc phát hiện có dư lượng cadimi và vàng O vượt ngưỡng, họ đã siết chặt quy trình và chuyển sang kiểm tra 100% các lô hàng. Theo ông Lợi, vào chính vụ, khu vực cửa khẩu có đến 200-300 container sầu riêng chờ thông quan mỗi ngày. Tuy nhiên, do phải chờ xét nghiệm nên thời gian chờ lên tới 15-16 ngày mới đến lượt, khiến sầu riêng bị chín, nứt, không còn đảm bảo chất lượng, buộc phải quay đầu về, không thể xuất khẩu. “Hiện nay, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đang cực kỳ khó khăn” - ông Lợi nói. Đồng thời cho biết ngay cả những xe hàng đã có giấy kiểm nghiệm từ các phòng kiểm nghiệm do phía Trung Quốc chỉ định nhưng tới cửa khẩu Trung Quốc vẫn bị kiểm tra lại và có nhiều lô bị đánh giá không đạt yêu cầu. Chi phí kiểm nghiệm lên tới 50-60 triệu đồng/xe Cũng theo ông Võ Tấn Lợi, chi phí kiểm nghiệm hiện cũng tăng đáng kể. Thời điểm tháng 10, 11-2024, mỗi xe hàng chỉ mất khoảng 20-30 triệu đồng tiền xét nghiệm. Nhưng hiện nay, nếu kiểm tra đủ cả chỉ tiêu vàng O và cadimi, chi phí lên tới 50-60 triệu đồng/xe. Thông tin thêm về thủ tục xuất khẩu, một số doanh nghiệp cho biết trước khi xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chủ động mang mẫu đi kiểm tra tại các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn được Việt Nam và Trung Quốc công nhận. Sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, phía Việt Nam cho thông quan thì sang phía Trung Quốc, họ tiếp tục kiểm tra lại lần nữa. Nếu kết quả xét nghiệm không đạt thì không cho nhập khẩu. Kể cả sau khi vào các chợ tại Trung Quốc, họ vẫn tiếp tục xét nghiệm lại, rất chặt chẽ. Một thông tin khá bất ngờ, đó là nhiều doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu sầu riêng vẫn chưa nắm được thông tin cụ thể về hệ thống các phòng kiểm nghiệm đủ điều kiện xét nghiệm cadimi và vàng O để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ông Võ Tấn Lợi cho biết mỗi lần muốn biết thông tin về phòng kiểm nghiệm, doanh nghiệp phải liên hệ cơ quan chức năng. Trong khi những phòng kiểm nghiệm này nhiều khi lại đặt khá xa vùng nguyên liệu. Đơn cử Tiền Giang là thủ phủ sầu riêng nhưng lại không có phòng kiểm nghiệm. Muốn kiểm nghiệm, các doanh nghiệp phải chuyển hàng đến kiểm nghiệm tại Cần Thơ, Cà Mau hoặc TP.HCM. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đang sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh: AH Xuất khẩu sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn Kim ngạch xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam đang lao dốc mạnh, chỉ sau khoảng ba năm khi Trung Quốc chính thức mở cửa thị trường. Tại Tây Nguyên, vựa sầu riêng này cũng đang rất sốt ruột khi chỉ 1-2 tháng nữa là bước vào chính vụ thu hoạch. Ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk, lo lắng: “Với tình hình như hiện nay, xuất khẩu trái tươi sẽ gặp trở ngại do yêu cầu kiểm nghiệm gắt gao”. Hiệp hội bày tỏ lo ngại khi từ năm 2024 đến nay, số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói bị thu hồi của sầu riêng đã lên tới 116 mã. Hiện tổng diện tích sầu riêng cả nước là 150.000 ha nhưng diện tích được cấp mã số chỉ khoảng 20%. Hiệp hội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành hướng dẫn công khai trong hoạt động kiểm tra chất lượng của các phòng thí nghiệm, kiểm dịch tại địa phương để hàng hóa khi đóng container, kẹp chì ra cảng, cửa khẩu không mất thời gian mở lại, ảnh hưởng đến nhiệt độ, chất lượng hàng hóa đông lạnh. “Hiện nay, phía Trung Quốc chỉ phê duyệt cho một số phòng thí nghiệm để kiểm tra vàng O và cadimi, đề nghị bộ chỉ đạo các phòng thí nghiệm tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kết nối, không đứt gãy thông tin với chi phí ổn định và hợp lý, tránh trường hợp độc quyền trục lợi, tạo ra cơ chế “xin-cho”, không công bằng với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để mở thêm nhiều phòng thí nghiệm được phép kiểm tra để doanh nghiệp có nhiều lựa chọn” - Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk nêu ý kiến.• Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để xử lý các vướng mắc liên quan đến những yếu tố kỹ thuật đang cản trở xuất khẩu sầu riêng. Đường sắt sẽ có tàu nối 2 ga Đông Hà - Đồng Hới khi nhập tỉnh
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==