107-2025

13 Đời sống xã hội - Thứ Bảy 17-5-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu giảm đáng kể khi có sự ra đời của vaccine. Vì vậy cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu là tiêm vaccine thủy đậu. Cụ thể, cần tiêm hai liều vaccine thủy đậu nếu chưa từng bị bệnh hoặc chưa tiêm vaccine. Phần lớn người được tiêm hai liều vaccine sẽ không bị bệnh, nếu có thì triệu chứng nhẹ. CDC Mỹ khuyến cáo trẻ từ 12 tháng tuổi, khỏe mạnh chưa tiêm vaccine nên tiêm vaccine thủy đậu sau phơi nhiễm. Tiêm vaccine càng sớm càng tốt, trước năm ngày sau khi tiếp xúc với người có phát ban da. Ở trẻ em, hiệu quả bảo vệ được báo cáo là trên 90% khi tiêm vaccine trong vòng dưới ba ngày sau khi tiếp xúc. Nên tiêm liều thứ hai sau phơi nhiễm cho những người đã tiêm một liều. BS CKII ĐOÀN VĂN LỢI EM, Trưởng khoa Khám bệnh BV Da liễu TP.HCM Chủ động phòng ngừa thủy đậu THẢO PHƯƠNG Bệnh nhân NVT (nam, 20 tuổi) đến khám tại BV Da liễu TP.HCM trong tình trạng da vùng mặt, lưng, ngực nổi nhiều mụn nước, người mệt mỏi. Nhầm lẫn thủy đậu với bệnh mùa nóng Trước đó, nghĩ rằng do tập thể dục, đổ mồ hôi nhiều nên dẫn đến viêm da tiếp xúc dị ứng, bệnh nhân có ra nhà thuốc mua thuốc bôi và các sản phẩm chăm sóc da nhưng tình trạng không đỡ. Bệnh nhân chụp ảnh, nhắn tin đến BV Da liễu TP.HCM để được tư vấn, nhận thấy dấu hiệu của bệnh thủy đậu, bác sĩ đã nhắn bệnh nhân đến thăm khám trực tiếp. Kết quả là bệnh nhân bị thủy đậu. Một bệnh nhân khác (60 tuổi, ngụ TP.HCM) bị viêm đỏ da, tróc vảy, ngứa thân mình và tay chân. Trước đó, từ khi bệnh nhẹ, bệnh nhân đã điều trị ngoại trú tại khoa Da liễu - Dị ứng của BV Quân y 175 ba đợt. Mới đây, bệnh nhân tái khám trong tình trạng da toàn thân viêm đỏ, tróc vảy khô, ngứa nặng, ngoài ra còn bị sốt, ớn lạnh, cẳng chân sưng nề, đi lại khó khăn. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da cơ địa. Trong thời tiết nắng nóng, tình trạng dị ứng tiến triển nặng hơn, nhiễm trùng da nên đã chỉ định bệnh nhân nhập viện để điều trị tích cực. Nhiễm trùng nếu không điều trị đúng cách BS Trần Văn Tính, Chủ nhiệm khoa Da liễu - Dị ứng BV Quân y 175, cho biết mùa nắng nóng, nhiều bệnh nhân là học sinh, sinh viên và người lao động phổ thông... đến khám các bệnh da liễu khá đông. Trong đó, học sinh, sinh viên là lứa tuổi có nền da dầu, nhờn nhiều, nếu không chăm sóc tốt có nguy cơ viêm nhiễm cao. Còn người lao động phổ thông thường xuyên phải tiếp xúc với nắng nóng, bụi bẩn nên cũng dễ gặp bệnh da liễu như chàm, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da ánh sáng. BS Tính khuyến cáo các bệnh da liễu nếu điều trị muộn sẽ dẫn đến biến chứng, thường gặp nhất là nhiễm trùng. Một số trường hợp bị áp xe, nguy cơ nhiễm khuẩn huyết. Nếu viêm da vùng mặt hay những vị trí gần thần kinh trung ương sẽ rất nguy hiểm. “Nhiều người mắc bệnh da Người dân đến khám các bệnh da liễu tại BV Da liễu TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG Sau khi rơi xuống giếng và được đưa lên, chú voi con ở Đắk Lắk cứ bám theo những người đã cứu mình, không chịu trở về rừng. Câu chuyện trên được ông Nguyễn Công Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ vào ngày 16-5, trong hội thảo “Phúc lợi động vật trong hoạt động giải trí - Câu chuyện voi nuôi nhốt”. Hội thảo do Tổ chức Động vật châu Á phối hợp cùng Trường ĐH Tây Nguyên và trung tâm tổ chức. Theo ông Chung, ngày 28-3-2016, đơn vị của ông nhận được tin báo tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk có chú voi con hoang dã khoảng hai tháng tuổi bị rơi xuống giếng trong rẫy. Tiếp cận hiện trường, lực lượng của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đã tìm mọi cách đưa chú voi con lên an toàn. Tuy nhiên, lúc đó chú voi con rất yếu, còn bú sữa mẹ và chưa ăn thức ăn ngoài tự nhiên được. Nghĩ voi con cần có sữa, ông Chung cùng cán bộ của trung tâm đi ngược ra khu dân cư tìm mua các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh, xin nước ấm để pha rồi đem vào cho voi. Chú voi con sau khi uống sữa đã dần phục hồi và khỏe lại. Những ngày tiếp theo, cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk liên tục cho chú voi con uống sữa và lần theo dấu vết để đưa chú trở về với mẹ. “Khi thấy đàn voi rừng, chúng tôi đưa voi con tiến sát lại, hy vọng mẹ con voi sẽ tìm thấy nhau. Tuy nhiên, khi chúng tôi bỏ chạy thì chú voi con cũng chạy theo, không chịu trở lại với đàn” - ông Chung kể. Vẫn lời ông Chung, vì chú voi con cứ bám theo những người cho nó uống sữa, không trở lại đàn nên cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đành đưa nó về khu vực bán hoang dã của đơn vị để chăm sóc. Chú voi con này sau đó được đặt tên là Gold. Hiện chú voi Gold đã được chín tuổi, nặng hơn 1 tấn và rất thông minh, tinh nghịch. “Cứ vào ngày 28-3 hằng năm, chúng tôi lại tổ chức sinh nhật cho chú voi Gold, đây là chú voi duy nhất tại trung tâm được tổ chức sinh nhật” - ông Chung nói. Liên quan đến công tác bảo tồn voi, ông Chung cho biết hiện Đắk Lắk có 60 voi hoang dã và 35 voi nhà. Hiện nay, quần thể voi nhà ở Đắk Lắk đã quá tuổi sinh sản. Cũng theo ông Chung, năm 2016, Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho năm voi cái ghép đôi với voi đực. Trong đó có ba voi cái mang thai, sinh sản. Tuy nhiên, cả ba chú voi con sinh ra đều chết ngạt. Hiện Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đang đề xuất một số phương án để bảo tồn đàn voi nhà. PV Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh da liễu mùa nắng nóng Thời tiết nóng, ẩm, giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển, dễ gây mắc các bệnh da liễu như thủy đậu, viêm da cơ địa... liễu tự trị bệnh theo dân gian như đắp lá, tắm lá, thảo dược không rõ nguồn gốc khiến bệnh nặng hơn, nhiễm trùng lan rộng phải nhập viện. Cũng có người bị bệnh da liễu nhưng chẩn đoán sai bệnh hoặc tự mua thuốc chữa trị dẫn đến biến chứng, phát triển thêm bệnh lý khác. Do đó, khi có bệnh da liễu, người dân nên đến BV để được bác sĩ khám và tư vấn, điều trị” - BS Tính khuyên. Giao mùa, ca mắc thủy đậu tăng Tại BV Da liễu TP.HCM, bốn tháng đầu năm 2025 tiếp nhận điều trị 1.089 ca thủy đậu. Các chuyên gia cảnh báo bệnh thủy đậu có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella-zoster (VZV). Con người là nguồn chứa VZV duy nhất và bệnh chỉ xảy ra ở người. BS CKII Đoàn Văn Lợi Em, Trưởng khoa Khám bệnh BV Da liễu TP.HCM, cho biết thủy đậu thường trải qua bốn giai đoạn. Thứ nhất là giai đoạn ủ bệnh, trung bình 14-16 ngày. Thứ hai là giai đoạn tiền triệu ngắn (1-2 ngày), lúc này có triệu chứng sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, nổi hạch sau tai, hay có thể không có biểu hiện ở trẻ em. Thứ ba là giai đoạn phát ban, có nhiều sẩn, mảng và mụn nước, đầu tiên xuất hiện ở ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể. Cuối cùng là giai đoạn phục hồi sau 7-10 ngày phát bệnh, là lúc mụn nước vỡ, khô và đóng mài. Một số sang thương mụn nước có nguy cơ hình thành sẹo lõm sau khi lành. BS Lợi Em cho biết thêm ở những người đã tiêm vaccine có thể mắc thủy đậu biến đổi (Modified varicella), một thể của bệnh thủy đậu. Triệu chứng thường nhẹ và không điển hình như sốt nhẹ hoặc không sốt, thời gian phát ban ngắn, phát ban không điển hình, ít mụn nước và chủ yếu là các tổn thương dạng sẩn. Thủy đậu biến đổi vẫn có khả năng lây nhiễm mặc dù ít ở những người chưa tiêm vaccine. “Khi bị bệnh hoặc nghi ngờ bệnh thủy đậu, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng” - BS Lợi Em nói. Khi mắc thủy đậu, cần hạn chế cào gãi vì có thể gây sẹo và làm chậm lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đối với trẻ, cần cắt móng tay và đeo găng tay cho trẻ vào ban đêm. Nên tắm bằng thuốc tím pha loãng màu hồng nhạt để hạn chế nhiễm trùng da, thoa các sản phẩm dịu da chứa Calamine. Ngoài ra, cần mặc đồ rộng, thoáng mát dễ thấm hút mồ hôi để hạn chế vỡ mụn nước. Ăn đồ mềm, hạn chế cay, nóng nếu có vết loét trong miệng.• Mùa nắng nóng, nhiều bệnh nhân là học sinh, sinh viên và người lao động phổ thông... đến khám các bệnh da liễu khá đông. Hình ảnh chú voi Gold hiện nay. Ảnh: BTV Được cứu sau khi rơi xuống giếng, chú voi con bám theo người đã cứu mình

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==