107-2025

3 QH đề xuất sửa đổi các luật có liên quan hoặc ban hành một nghị quyết riêng đặc thù theo yêu cầu tại Nghị quyết 141/2024 của QH” - Chủ nhiệm Phan Văn Mãi trình bày. NHÓM PHÓNG VIÊN Thời sự - Thứ Bảy 17-5-2025 Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023. Ảnh: Baochinhphu.vn thoisu@phapluattp.vn Quyền tự do thực chất của Chính phủ, tạo hành lang pháp lý để việc triển khai đi vào nề nếp, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”. Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức quán triệt, tập huấn hướng dẫn về nghiệp vụ, quy trình, trình tự, thủ tục kiểm tra cũng như việc xử phạt hành chính cho các chức danh này bảo đảm phát huy hiệu quả. Đồng ý với ĐB Đỗ Đức Hiển, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (đoàn TP.HCM) cho biết dự luật nêu ra 13 nhóm chức danh có thẩm quyền. “Tuy nhiên, dự luật lại không đề cập đến thẩm quyền đối với từng hành vi” - bà Hạnh nói và cho biết theo giải trình của cơ quan soạn thảo, những nội dung này sẽ được quy định cụ thể trong nghị định. “Luật Xử lý VPHC chỉ là luật cơ bản, còn xử phạt, thẩm quyền cụ thể ra sao… thì đều nằm trong các nghị định” - bà Hạnh nói và cho rằng điều này dẫn tới có một khối lượng lớn các nghị định sẽ được ban hành sau đó. “Điều này rất dễ tạo ra những khoảng trống pháp lý về xử phạt” - nữ ĐB đoàn TP.HCM nêu vấn đề và đề nghị quy định luôn nguyên tắc xác định thẩm quyề n các chức danh đó theo tỉ lệ phần trăm của mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả để áp dụng ngay khi có thay đổi, điều chỉnh về tổ chức bộ máy. Sau sáp nhập tỉnh, chưa rõ tiêu chí để xác định nội thành Một nội dung khác là dự luật đề xuất quy định mức xử phạt cao hơn với các hành vi vi phạm trong một số lĩnh vực xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội và khu vực nội thành của TP trực thuộc Trung ương. Theo ĐB Đỗ Đức Hiển, nội dung này đã được quy định trong Luật Thủ đô 2024. Dự luật hiện đang sửa theo hướng mở ra không chỉ cho Hà Nội mà còn áp dụng cho nội thành các TP khác như TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… “Tuy nhiên, sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy thì khái niệm nội thành rất khó xác định. Chẳng hạn, khi TP.HCM sáp nhập với hai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương thì xác định khu vực nội thành như thế nào?” - ông Hiển đặt vấn đề và đề nghị cơ quan chủ trì cân nhắc nội dung này. Từ đó, ông Hiển đề xuất nội dung này chỉ áp dụng cho Hà Nội, không mở rộng thêm các khu vực nội thành các TP còn lại và thời gian tới, sau khi tổ chức bộ máy ổn định sẽ rà soát chặt chẽ, có quy định cụ thể nội dung này. Như vậy sẽ phù hợp hơn. Trong khi đó, ĐB Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa) đề nghị mở rộng tăng mức phạt tối đa một số lĩnh vực ở tất cả đô thị trên cả nước. Theo ông Trí, tình trạng và mức độ vi phạm về văn hóa, quảng cáo, lấn chiếm xây dựng trái phép, PCCC, nhất là an toàn thực phẩm ngày càng phổ biến, nghiêm trọng hơn. “Mức phạt hiện hành chưa đảm bảo răn đe, ngăn chặn vi phạm” - ông Trí đánh giá và cho rằng trong tương lai, có thể tăng mức phạt mạnh hơn nữa, như thế mới nâng cao nhận thức của người dân, phải đưa vào trật tự.• NHÓM PHÓNG VIÊN Chiều 16-5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, các đại biểu (ĐB) Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC). Tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” Góp ý về thẩm quyền xử phạt, ĐB Đỗ Đức Hiển (TP.HCM) cho rằng luật hiện hành quy định rất cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, quá trình sắp xếp bộ máy, các chức danh quy định trong luật đã có những thay đổi căn bản. Do đó, cùng với yêu cầu đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, linh hoạt trong quá trình thực hiện, dự thảo luật đã có những điều chỉnh theo hướng quy định khái quát các hệ chức danh có thẩm quyền xử phạt và giao Chính phủ quy định chi tiết. Ông Hiển cũng cho biết thời gian tới không còn cơ quan thanh tra ở cấp bộ và thay việc thực hiện thanh tra, các bộ sẽ thực hiện kiểm tra trong các lĩnh vực chuyên ngành do mình quản lý. Do đó, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, luật dự kiến giao thủ trưởng các cơ quan thuộc bộ, ngành Trung ương, thậm chí chánh văn phòng các cơ quan này có thẩm quyền xử phạt. Đây là nội dung mới, trong khi hành lang pháp lý cho việc thực hiện kiểm tra chưa đầy đủ, mỗi cơ quan thực hiện theo các trình tự, thủ tục khác nhau, nay lại gắn thêm thẩm quyền xử phạt hành chính nên rất cần có những quy định chung Đạ i biể u cho rằ ng sau sắp xếp tổ chức bộ máy, khái niệm nội thành rất khó xác định, chẳng hạn khi TP.HCM sáp nhập với hai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương thì xác định khu vực nội thành như thế nào? Đại biểu Đỗ Đức Hiển (TP.HCM). Ảnh: XĐCân nhắc áp dụng mức phạt cao hơn ở sáu TP lớn Có đại biểu đề nghị mở rộng tăng mức phạt vi phạm hành chính tối đa một số lĩnh vực ở tất cả đô thị chứ không chỉ sáu TP lớn nhưng số khác đề nghị cân nhắc. ĐB Khương Thị Mai (Nam Định) cho rằng phải luật hóa các chủ trương, đồng bộ hóa hệ thống pháp luật, gỡ bỏ các luật chồng chéo hiện nay. Phải thay đổi cơ chế để DN tư nhân không bị ràng buộc bởi các điều kiện kinh doanh, chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm. “Nghĩa là các DN tư nhân được đầu tư kinh doanh phát triển tùy theo năng lực, không phải thực hiện các thủ tục hành chính mất thời gian và chi phí ban đầu để nhanh chóng gia nhập thị trường. Nhà nước kiểm tra, giám sát thông qua thanh tra” - ĐB Mai nói và lưu ý Nghị quyết của QH phải cải cách mạnh mẽ về khâu thực thi, đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng đất đai và môi trường. Trao đổi với báo chí, ĐB Phan Đức Hiếu (Thái Bình) cho rằng: Đối với các luật chưa có trong chương trình kỳ họp thì cần thêm thời gian để sửa, có thể làm cho Nghị quyết 68 phần nào chậm đi vào cuộc sống. Nghị quyết của QH sẽ tập trung vào các nội dung rõ ràng, cấp bách, có thể triển khai ngay và phù hợp với tính chất một nghị quyết QH và quỹ thời gian hạn chế, ví dụ như miễn thuế môn bài. Hậ u kiể m phả i đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nhất trí “chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm”, đặc biệt trong quản lý điều kiện kinh doanh. Theo bà, đây là hướng đi phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần giảm chi phí tuân thủ cho DN, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo và mở rộng sản xuất. “Tuy nhiên, nếu không có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả thì chính sách này lại rất dễ trở thành kẽ hở để các DN có thể lợi dụng” - ĐB Nga nói và đề nghị bổ sung yêu cầu cụ thể đối với hệ thống hậu kiểm. ĐB Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cũng đồng tình và cho rằng khoản 8 Điều 4 trong nghị quyết cần ghi rõ là bỏ đăng ký ngành nghề kinh doanh trong giấy phép đăng ký kinh doanh vì trong Nghị quyết 68 cũng nói là các DN được tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm. “Chúng ta ủng hộ hậu kiểm, không ủng hộ tiền kiểm nhưng hiện nay việc đăng ký giấy phép kinh doanh, thậm chí có những mã ngành nghề chúng ta còn chưa có thì nhiều DN sẽ rất vướng, không thể triển khai, nhất là các DN về đổi mới sáng tạo” - ĐB Huân nói. ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) thì “tha thiết” đề nghị QH nên đưa vào mục là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan thực thi công việc để phát triển KTTN, tránh tình trạng “xin-cho”, trên bảo dưới không nghe. “Cần có một nghị quyết rất rõ ràng để chúng tôi làm việc với các cơ quan thực thi công vụ. Sai của bên nào thì bên đấy phải chịu trách nhiệm” - ông Thân nói và lưu ý nếu không đưa nội dung này vào nghị quyết thì vẫn dẫn tới tình trạng trì trệ.• Tôi đồng tình với việc bổ sung quy định về những trường hợp cho phép bán ngay tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ như trong dự luật. Điều này sẽ giúp khắc phục những vướng mắc, bất cập mà các cơ quan chức năng gặp trong thời gian qua. Bởi thực tiễn, những tang vật vi phạm bị tạm giữ để xử lý hành chính phải lưu giữ trong thời gian khá dài, nhiều trường hợp không xác định được chủ sở hữu… trong khi kho bãi, điều kiện bảo quản gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa phương như Hà Nội, TP.HCM. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện quy định về quyền sở hữu tài sản của công dân được pháp luật bảo vệ, việc xử lý với những tài sản này cần được thực hiện theo quy trình, trình tự, thủ tục chặt chẽ, có kiểm tra, giám sát. ĐB ĐỖ ĐỨC HIỂN Nhiều nơi gặp khó trong xử lý tang vật vi phạm

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==