trang 6+7 trang 2+3 SỐ 108 (7381) - Thứ Hai 19-5-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay Nhiều giải pháp tìm hướng ra cho sầu riêng Việt Nam trang 16 trang 11 “Bữa ăn vui vẻ” tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM trang 12 Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi tỏa sáng trong mỗi người Việt, tạo nên sức mạnh mềm nâng bước dân tộc trên con đường hướng tới tương lai. Trong ảnh: Chương trình Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 và lễ khánh thành tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: ĐẮC LAM Giáo hoàng Leo XIV nhậm chức tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican Nghị quyết 66 và con tàu khát vọng của dân tộc Luật và đời Trong cuốn sách Tại sao các quốc gia thất bại (Why Nations Fail) , hai tác giả Daron Acemoglu và James Robinson - những người được tặng giải Nobel Kinh tế năm 2024 - đã chỉ ra căn nguyên của sự thành công hay thất bại của một quốc gia. Đó là thể chế. Không phải là tất cả nhưng chính thể chế là ngọn nguồn của sự cách biệt giàu, nghèo giữa các quốc gia. (Xem tiếp trang 7) Tổng Bí thư Tô Lâm: Dám nghĩ lớn, hành động lớn để Việt Nam cất cánh KỶ NIỆM 135 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19-5-1890 _ 19-5-2025) ĐỀ XUẤT TĂNG MỨC PHẠT GIAO THÔNG ĐẾN 200 TRIỆU: Lý do nhiều người chưa đồng tình “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” • Học Bác, quyết xoay chuyển cục diện, tiến vào kỷ nguyên phát triển trang 14
2 Thời sự - Thứ Hai 19-5-2025 NGUYỄN THẢO - ĐỨC MINH “Đã 56 năm kể từ ngày Người đi xa, Bác vẫn như đang đồng hành cùng chúng ta trên mỗi hành trình của đất nước hôm nay và mai sau” - Tổng Bí thư Tô Lâm đã chia sẻ như vậy trong bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2025). Thu non sông về một mối Bác Hồ - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc - Người đã hiến dâng trọn đời cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân, đã để lại một di sản vô giá trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mùa xuân năm 1930 do Người sáng lập đã tạo nên một mốc son chói lọi, chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước lúc bấy giờ, làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Người đã dẫn dắt toàn dân tộc tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu (năm 1954) và đại thắng mùa xuân chấn động địa cầu (năm 1975), thu non sông về một mối, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, hòa bình và xây dựng CNXH. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định không chỉ là lãnh tụ vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặt nền móng vững chắc cho tương lai của đất nước bằng tư tưởng và tấm gương đạo đức cao cả của mình. Tư tưởng của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa tư tưởng nhân loại. Cốt lõi của tư tưởng ấy là khát vọng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, vì mục tiêu cuối cùng là đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. “Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức và tư tưởng thống nhất hài hòa trong một phong cách Với những tư tưởng cốt lõi của Người, Việt Nam cũng đã đạt những thành tựu tích cực, đáng ghi nhận về kinh tế, an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần, sức khỏe của người dân. Đất nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trước Đổi mới, Việt Nam vươn mình trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1986 đến 2023 đạt khoảng 6,5%- 7%/năm, đưa Việt Nam lọt vào nhóm 35 nền kinh tế hàng đầu thế giới và nằm trong top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất. Trong sự nghiệp “trồng người”, đến nay Việt Nam đã phổ cập giáo dục ở các bậc học nền tảng trên phạm vi toàn quốc, đưa tỉ lệ biết chữ của người lớn lên mức gần 100%... Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu rằng sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi các thế hệ nối tiếp nhau chung sức, chung lòng. Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người vì thế không chỉ soi sáng chặng đường đã qua, mà còn tỏa sáng như một nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai. Các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đều lấy mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm trọng tâm. “Những định hướng lớn như phát triển bền vững, tăng trưởng đi đôi với tiến bộ xã hội, xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân… đều bắt nguồn từ tư tưởng xuyên suốt của Người” - Tổng Bí thư khẳng định. Theo Tổng Bí thư, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho mỗi người Việt Nam trong rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, về đạo đức cách mạng đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí hiện nay. Mỗi cán bộ, đảng viên hôm nay đều tự soi lại mình theo những chuẩn mực đạo đức mà Bác nêu cao, từ việc nhỏ đến việc lớn, nêu cao tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính” và ý thức phục vụ nhân dân. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước thì những câu chuyện giản dị mà cảm động về đức hy sinh, về lối sống khiêm tốn, giản dị của Bác đã luôn truyền cảm hứng mạnh mẽ. Chính nguồn cảm hứng ấy đã thôi thúc biết bao người trẻ xung phong đảm nhận việc khó, tình nguyện đến những nơi gian khổ, chung tay dựng xây đất nước ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như di nguyện của Người. “Có thể nói sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục tỏa sáng trong mỗi người Việt, tạo nên sức mạnh mềm nâng bước dân tộc ta trên con đường hướng tới tương lai” - theo Tổng Bí thư Tô Lâm. Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để chúng ta thêm một lần nhắc nhở chính mình về trách nhiệm đối với Tổ quốc và nhân dân. “Chúng ta tự hào về Bác bao nhiêu, càng phải nỗ lực phấn đấu bấy nhiêu để biến những ước nguyện của Người thành hiện thực” - Tổng Bí thư nói và khẳng định tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi là hành trang quý báu cho dân tộc ta trên con đường phát triển. “Mãi mãi, Bác vẫn cùng chúng ta hành quân - Người vẫn sống động trong từng việc làm, từng thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - ông nói và khẳng định mọi người dân Việt Nam sẽ nguyện tiếp bước con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai cùng cường quốc năm châu, xứng đáng với công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Và đó là chân lý thiêng liêng đã đi vào lịch sử: “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!”.• Tổng Bí thư Tô Lâm: “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” sống giản dị, khiêm tốn mà vô cùng cao thượng. Cả cuộc đời, Người sống thanh bạch, khiêm nhường” - Tổng Bí thư nói và nhấn mạnh Người là một tấm gương sống động, cụ thể cho các thế hệ học tập và làm theo. Người không chỉ nói mà luôn thực hành, đi trước làm gương, nói ít làm nhiều. Phong cách ấy đã tạo nên một sức mạnh đoàn kết rộng lớn, một lòng tin tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Bác. Không chỉ dân tộc Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới cũng trân trọng và ghi nhớ Hồ Chí Minh như một biểu tượng của hòa bình, tự do và giải phóng dân tộc. UNESCO vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất” năm 1987. “Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy các phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc trên toàn cầu, đồng thời truyền cảm hứng cho công cuộc xây dựng một thế giới công bằng và nhân văn hơn” - Tổng Bí thư nói. Tư tưởng cốt lõi, dẫn dắt - soi đường Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hơn nửa thế kỷ từ khi Bác đi xa, tư tưởng và tấm gương của Người tiếp tục soi đường, dẫn dắt dân tộc ta gặt hái nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. là người đã định hình đường lối chiến lược “dựng nước đi đôi với giữ nước” cho cách mạng Việt Nam. Nhờ tư tưởng ấy, nhiều năm qua Việt Nam đã duy trì được ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế, đồng thời sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Cũng theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ - mà cốt lõi là giữ vững lợi ích dân tộc và hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc thời đại Hồ Chí Minh đã, đang được Đảng và Nhà nước vận dụng sáng tạo, giúp Việt Nam vươn lên một tầm vóc mới trên trường quốc tế. “Ngày nay, Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện phương châm là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” - Tổng Bí thư nói và nhấn mạnh những thành tựu đối ngoại mà chúng ta đạt được đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, đồng thời nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ở mức cao nhất từ trước đến nay. Sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục tỏa sáng Tổng Bí thư Tô Lâm viết: Học Bác mỗi ngày Chúng ta cần học Bác mỗi ngày - học từ điều lớn đến điều nhỏ, học ở tầm lý tưởng nhưng cũng học trong từng hành vi ứng xử, từng việc làm cụ thể. Học Bác để sống có lý tưởng, có kỷ cương, biết yêu thương, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Học Bác không phải để ca ngợi Người một cách hình thức, mà để tiếp thêm niềm tin, động lực, bản lĩnh cho công cuộc dựng xây đất nước hôm nay. Mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam nguyện khắc ghi lời dạy của Bác, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, đoàn kết, chung sức đồng lòng vì mục tiêu chung. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng vô tận, giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách, giành nhiều thắng lợi trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Tổng Bí thư TÔ LÂM Hơn nửa thế kỷ từ khi Bác Hồ đi xa, tư tưởng và tấm gương của Người tiếp tục soi đường, dẫn dắt dân tộc Việt Nam gặt hái nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi tỏa sáng trong mỗi người Việt, tạo nên sức mạnh mềm nâng bước dân tộc trên con đường hướng tới tương lai. thoisu@phapluattp.vn KỶ NIỆM 135 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH Tổng Bí thư Tô Lâm đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên. Ảnh: TTXVN
3 Thời sự - Thứ Hai 19-5-2025 LÊ THOA thực hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của trí tuệ, bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược xuất chúng. Trong nhiều thời điểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết định làm xoay chuyển tình thế, tạo ra những bước ngoặt lớn cho sự nghiệp cách mạng. TS Nguyễn Quỳnh Anh, giảng viên lĩnh vực khoa học chính trị - an ninh, nhìn nhận vận dụng những bài học mà Bác Hồ để lại, Đảng, Nhà nước ta đã dám làm điều khó, dám phá bỏ những rào cản để hướng đến mục tiêu lớn lao để đất nước hùng cường, nhân dân được sống trong phồn vinh và hạnh phúc như Bác Hồ căn dặn trong di chúc. Nhiều quyết định xoay chuyển . Phóng viên: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đưa ra các quyết định mang tính xoay chuyển cục diện, thể hiện bản lĩnh, tư duy chiến lược và tầm nhìn vượt thời đại của Bác? + TS Nguyễn Quỳnh Anh (ảnh): Qua quá trình tìm hiểu về cuộc đời, đường lối lãnh đạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy với tài năng lãnh đạo kiệt xuất, Bác đã từng đưa ra nhiều quyết định làm xoay chuyển tình thế, tạo ra những bước ngoặt lớn cho sự nghiệp cách mạng. Một là, quyết định tổng khởi nghĩa năm 1945. Ngay từ đầu năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã phân tích thời cơ, sớm thấy rõ được mâu thuẫn giữa phát xít Nhật và thực dân Pháp. Bởi vậy, ngay khi Nhật nổ súng hất cẳng Pháp, Đảng đã nhanh chóng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945. Đặc biệt, ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đầu Học Bác, quyết xoay chuyển cục diện, tiến vào kỷ nguyên phát triển Bác Hồ từng yêu cầu Đảng và cán bộ phải nghiêm túc phê bình và tự phê bình và chỉ khi nào biết nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật thì mới có thể tiến bộ. Bởi vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhiều lần thể hiện bản lĩnh chính trị này - bản lĩnh dám nhận sai, dám sửa sai vì lợi ích của nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Việc triển khai Nghị quyết 18 nhằm sắp xếp lại hệ thống chính trị theo hướng hiệu lực, hiệu quả - dù đụng chạm đến lợi ích cục bộ, đòi hỏi sự thay đổi thói quen tư duy và hành xử - nhưng Đảng vẫn quyết liệt triển khai, đó là quyết tâm chính trị cao độ, kế thừa và phát huy tinh thần Hồ Chí Minh: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có thể nói Đảng ta đang từng bước hiện thực hóa tinh thần cách mạng triệt để của Bác trong thời đại mới: Không chỉ là bản lĩnh trong đấu tranh giành độc lập, mà còn là bản lĩnh trong tự đổi mới, tự chỉnh đốn - vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tự soi, tự sửa, dám thừa nhận sai lầm để đổi mới - đó không chỉ là sự khiêm tốn, mà là phẩm chất của một Đảng chân chính, của một nền chính trị có trách nhiệm và đủ bản lĩnh để dẫn dắt đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tinh gọn bộ máy là bước đi “mạnh tay”, có thể làm thay đổi cục diện quản trị quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và phục vụ nhân dân tốt hơn. hàng Đồng minh, Hồ Chí Minh đã biểu thị quyết tâm: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa ngày 18-8-1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Có thể nói chính sự chỉ đạo kiên quyết, táo bạo và đúng thời điểm của Bác đã tạo nên thắng lợi nhanh chóng, chỉ trong vòng 15 ngày, chính quyền về tay nhân dân trên cả nước. Hai là, quyết định đối phó tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vào thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước ba loại giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đưa ra sách lược mềm dẻo: Chủ trương hòa hoãn tạm thời với quân Tưởng để đánh Pháp. Kế tiếp đó, Người chủ trương hòa Pháp để đuổi Tưởng bằng Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước ngày 14-9. Mục đích của việc hòa Pháp hay hòa Tưởng đều hướng tới lợi ích cao nhất cho quốc gia dân tộc, tránh phải đối đầu cùng lúc với các kẻ thù mạnh, kéo dài thời gian để phục hồi, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Cũng vì vậy, lời dặn dò “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Bác trước khi sang Pháp đàm phán tại Hội nghị Fontainebleau với cụ Huỳnh Thúc Kháng đã thể hiện tinh thần biện chứng và đỉnh cao của ứng xử chính trị, giúp Nhà nước non trẻ vượt qua hiểm họa đe dọa tồn vong. Ba là quyết định chiến lược trong chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954). Ban đầu, chủ trương của chúng ta là “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên, khi tình thế có những thay đổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cân nhắc chuyển hướng sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”… và chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Có thể nói trong mọi tình huống then chốt, Hồ Chí Minh đều thể hiện bản lĩnh vượt trội: Quyết đoán mà không chủ quan, linh hoạt mà không thỏa hiệp. Các quyết sách của Người đều gắn liền với tình hình thực tiễn nhưng mang tầm nhìn dài hạn và có tính định hướng cho cả dân tộc. Đó là phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Xoay chuyển cục diện lịch sử . Xin ông phân tích thêm câu nói lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “… Dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập…”. + Câu nói trên không chỉ là lời quyết tâm mà còn là mệnh lệnh chính trị, là lời hiệu triệu sắt đá. Nó thể hiện rõ nét tư tưởng độc lập là quyền thiêng liêng, không thể đánh đổi bằng bất kỳ điều gì. Hiện nay, tinh thần “dù phải đốt cả Trường Sơn…” vẫn còn nguyên giá trị. Đất nước đã độc lập nhưng hành trình phát triển hùng cường, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phồn vinh, hạnh phúc vẫn đang đối mặt với nhiều thử thách... Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ tinh thần “quyết tâm chiến lược” thông qua nhiều quyết sách lớn mang tính đột phá như: Đẩy mạnh chuyển đổi xanh - số, phát triển công nghiệp bán dẫn, khát vọng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, chiến lược biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đặc biệt, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; sắp n thoisu@phapluattp.vn HỒ CHÍ MINH (19-5-1890 _ 19-5-2025) xếp lại các đơn vị hành chính là một cuộc đại cách mạng. Có thể khẳng định câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng bất diệt của ý chí dân tộc. Nó không chỉ xoay chuyển cục diện lịch sử trong thời chiến, mà còn là kim chỉ nam cho mọi quyết sách lớn của đất nước hôm nay - khi chúng ta không còn phải “đốt Trường Sơn” bằng súng đạn, mà bằng trí tuệ, bản lĩnh, sáng tạo để đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng và bền vững. Dám thay đổi để tiến lên . Học tập tinh thần quyết liệt, đổi mới triệt để của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ thực hiện những quyết sách chiến lược nào để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển phồn vinh, sánh vai với cường quốc năm châu như Bác hằng mong muốn? + Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn đưa đất nước tiến lên thì phải thay đổi từ bên trong. Người từng nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Tinh thần ấy, trong bối cảnh hiện đại, được kế thừa bằng những chủ trương cải cách mạnh mẽ, sâu rộng mà trung tâm là công cuộc đổi mới tư duy lãnh đạo, tổ chức bộ máy và phương thức phát triển đất nước. Một trong những quyết sách mang tính đột phá mà tôi đã nhắc đến ở trên chính là chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Đây là bước đi “mạnh tay”, có thể làm thay đổi cục diện quản trị quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và phục vụ nhân dân tốt hơn. Điều này thể hiện rõ tinh thần “dám thay đổi để tiến lên”, đúng như Bác Hồ từng hành động trong những thời khắc lịch sử quan trọng. Hay gần đây Nghị quyết 68/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, đây không chỉ là sự điều chỉnh về chính sách, mà còn là chủ trương lớn nhằm xóa bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân. Đảng ta không chỉ học Bác ở ý chí độc lập dân tộc, mà còn học Bác ở tư duy cải cách, ở sự linh hoạt và quyết liệt trong hành động. Thay đổi bộ máy không phải là sự từ bỏ nguyên tắc, mà là làm cho nguyên tắc ấy phù hợp với thực tiễn phát triển. Trao cơ hội cho kinh tế tư nhân không phải là buông lỏng định hướng XHCN, mà là mở rộng nền tảng xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để phục vụ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Học Bác hôm nay là dám làm điều khó, dám phá bỏ những rào cản do chính mình dựng lên trước đó và quan trọng hơn cả, là giữ vững mục tiêu lớn lao về một đất nước hùng cường, nơi nhân dân được sống trong phồn vinh và hạnh phúc - đúng như Bác Hồ từng căn dặn trong di chúc thiêng liêng. . Xin cảm ơn ông.• Đảng ta không chỉ học Bác ở ý chí độc lập dân tộc, mà còn học Bác ở tư duy cải cách, ở sự linh hoạt và quyết liệt trong hành động. Chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là bước đi “mạnh tay”, có thể làm thay đổi cục diện quản trị quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và phục vụ nhân dân tốt hơn. Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm hành chính công TP Thủ Đức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: NGUYỆT NHI Bản lĩnh đổi mới, tự chỉnh đốn
4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Hai 19-5-2025 ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Ra mắt sách song ngữ Bác Hồ ở Thái Lan Ngày 18-5, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khỏn Kaen, Thái Lan đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái mang tên Bác Hồ ở Thái Lan. Đây là sự kiện văn hóa đối ngoại có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, đồng thời củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Thái Lan. Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS Nguyễn Văn Tùng, thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cho hay cuốn sách là công trình sưu tầm, biên soạn công phu, tập hợp những tư liệu lịch sử quý báu, những câu chuyện chân thực và cảm động về quãng thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Vương quốc Thái Lan trong những năm 1928-1929. Ấn phẩm góp phần quan trọng vào việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các thế hệ người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thái Lan. Cuốn sách sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cội nguồn, về truyền thống yêu nước của dân tộc và noi theo tấm gương sáng ngời của Bác. QX Tin vắn • Cảnh sát kịp thời giải cứu 5 người lạc trên núi. Ngày 18-5, Công an TP Hà Nội cho biết cảnh sát PCCC&CNCH vừa kịp thời tổ chức lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn an toàn năm người đi lạc tại đỉnh núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn trong vụ việc xảy ra vào tối 17-5. P.HÙNG • 2 thanh niên bị thương nặng do mìn tự chế. Ngày 18-5, Công an xã Kon Gang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) xác nhận trên địa bàn giáp ranh giữa hai xã Kon Gang và Đăk Krong xảy ra vụ nổ mìn tự chế vào ngày 17-5, khiến hai người là anh H (17 tuổi) và T (18 tuổi, cùng ngụ huyện Đăk Đoa) bị thương nặng. L.KIẾN Ngày 18-5, Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức chương trình gặp mặt học sinh dự án “Ươm mầm tương lai” nhằm động viên các em học sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tại buổi gặp gỡ, bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm CLB Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu, bày tỏ niềm vui và sự xúc động khi nhìn lại hành trình đầy nỗ lực của các em học sinh kể từ những ngày đầu tiên đến TP.HCM cho đến hiện tại. Bà Trương Mỹ Hoa mong rằng các em hãy giữ tâm thế bình tĩnh, tự tin bước vào kỳ thi quan trọng phía trước, đồng thời lựa chọn ngành học dựa trên thế mạnh và niềm yêu thích của bản thân, bởi đó chính là nền tảng để các em phát huy tối đa khả năng và vững bước trong hành trình sắp tới. Năm nay có 47 học sinh trong dự án “Ươm mầm tương lai” của Quỹ học bổng Vừ A Dính tham gia kỳ thi THPT và xét tuyển ĐH. Mỗi em học sinh sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng làm lộ phí thi, riêng với những em có thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi sẽ được tặng thêm 1 triệu đồng. Tính đến năm học 2024-2025, đã có 665 em học sinh được thụ hưởng học bổng của dự án với tổng số tiền hỗ trợ hơn 394 tỉ đồng. VĂN HÀ Ngày 18-5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã dự và phát biểu tại lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La dài khoảng 32 km. Tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có tổng chiều dài khoảng 85 km, trong đó đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình dài khoảng 53 km đang được tỉnh Hòa Bình triển khai thi công từ cuối năm 2024. Phó Thủ tướng Mai Văn Chính biểu dương hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình và các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã chủ động, tích cực trong công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, hoàn tất các thủ tục cần thiết để khởi công dự án đúng tiến độ. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương phải thường xuyên quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện dự án, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về hành lang pháp lý, giải quyết nhanh các nội dung công việc theo thẩm quyền. Tỉnh Sơn La phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dự án với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng… PV Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm CLB Vì Hoàng Sa - Trường Sa, tặng bằng khen cho các em học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi và Olympic. Ảnh: VH Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức gặp mặt học sinh dự án “Ươm mầm tương lai” Khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định 950/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Tổ công tác). Tổ trưởng Tổ công tác là ông Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cùng ba tổ phó và tám ủy viên. Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong việc triển khai, thực hiện Công điện 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo việc kiểm tra, kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, tiêu cực, buông lỏng quản lý, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… TX Thành lập Tổ công tác về cao điểm ngăn chặn buôn lậu, hàng giả Thủ tướng yêu cầu cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành dịp 19-12 Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng tại phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải diễn ra ngày 10-5. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tiếp tục phát huy kết quả đạt được, kiểm soát chặt chất lượng, an toàn lao động, tổ chức thi công hợp lý, khoa học, bảo đảm tiến độ hoàn thành nhà ga sân bay Long Thành và các hạng mục do đơn vị làm chủ đầu tư trong năm nay. Các chủ đầu tư dự án thành phần khác cũng phải đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm khai thác đồng bộ, hiệu quả. “Chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhân dân về tiến độ triển khai, bảo đảm cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành trong dịp 19-12-2025” - kết luận của Thủ tướng nêu rõ. VIẾT LONG Đà Nẵng kiến nghị thêm trường hợp được thuê nhà ở công vụ UBND TP Đà Nẵng vừa báo cáo Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu nhà ở phục vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cụ thể, UBND TP Đà Nẵng đề xuất Bộ Xây dựng kiến nghị Quốc hội xem xét, sớm thông qua Nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Qua đó, Chính phủ, Bộ Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn để các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác lựa chọn chủ đầu tư, triển khai các dự án nhà ở xã hội. Căn cứ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 45 Luật Nhà ở 2023, UBND TP Đà Nẵng đề xuất Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định bổ sung người được thuê nhà ở công vụ là cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh… T.VIỆT Kiến nghị Bộ Công an điều tra về thông tin “trứng gà giả” Hiệp hội Gia cầm Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ KH&CN… kiến nghị vào cuộc, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội về trứng gà giả đang gây hoang mang đối với người dân. Theo hiệp hội, giá thu mua trứng gà tại trại vốn đang ở mức thấp hơn giá thành là 1.400-1.500 đồng/quả, nay rớt xuống còn 1.200-1.300 đồng/quả. Nhiều doanh nghiệp và hộ chăn nuôi gà trứng đang bị thua lỗ nặng. Hiệp hội khẳng định: “Đến thời điểm hiện nay, trên thế giới chưa có bằng chứng khoa học về việc sản xuất được trứng giả mà có đặc điểm giống như trứng gà tự nhiên. Thực tế ở nước ta, trước đây cũng như hiện nay chưa phát hiện trứng giả lưu thông trên thị trường…”. A.HIỀN 6 căn nhà đổ ập xuống sông vì sạt lở Sáng 18-5, một vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại bờ sông Ông Chưởng, đoạn qua xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, An Giang khiến 10 căn bị ảnh hưởng, trong đó có sáu căn rơi xuống sông, ước tính tổng thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng. Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 70 m, có nguy cơ ảnh hưởng dài khoảng 200 m; độ sâu trung bình khoảng 5-6 m. Trước mắt, mỗi hộ dân bị ảnh hưởng được hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu đồng. Ông Cù Minh Trọng, Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, cho biết: “Về lâu dài, huyện sẽ nghiên cứu phương án xây dựng bờ kè kiên cố để bảo vệ nhà dân và tuyến đường giao thông ven sông”. H.DƯƠNG
5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Hai 19-5-2025 ĐẶNG TRUNG Ngày 18-5, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam, tạm giữ hình sự đối với 11 đối tượng để điều tra, làm rõ về các tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy và sản xuất buôn bán hàng cấm. Đây là đường dây sản xuất, buôn bán hàng cấm có quy mô lớn, trên nhiều tỉnh, TP: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh… với phương thức thủ đoạn rất tinh vi, tính chất phức tạp và đặc biệt nghiêm trọng. Từ kiểm tra ma túy... Bằng các biện pháp nghiệp vụ và tinh thần đấu tranh quyết liệt với tội phạm, khoảng 1 giờ ngày 2-5, tại quán H2 Lounge, ở thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra hành chính đối với bốn người đến từ Hà Nội và phát hiện họ đều dương tính với ma túy. Tiến hành khám xét khẩn cấp tại nơi các đối tượng thuê để lưu trú, lực lượng công an phát hiện, thu giữ một bình kim loại chứa 2,2 kg khí cười N2O cùng nhiều tang vật khác liên quan đến việc sử dụng trái phép chất ma túy. Tiếp tục điều tra mở rộng vụ án và truy nguồn gốc số ma túy mà các đối tượng sử dụng, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các cục nghiệp vụ Bộ Công an, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Khởi tố nhóm bị can trong đường dây sản xuất khí cười quy mô lớn Đường dây chuyên sản xuất khí cười số lượng lớn với phương thức, thủ đoạn tinh vi, có tính chất phức tạp và đặc biệt nghiêm trọng. Công an TP Hà Nội, Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Tại Vĩnh Phúc, công an đã bắt giữ Nguyễn Phương Tây (40 tuổi), ngụ huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, thu giữ 12 túi ma túy đá, 10 túi Ketamin, khoảng 500 viên ma túy hồng phiến, 120 viên ma túy thuốc lắc, 1 túi heroin, 5 túi nước vui (tổng trọng lượng khoảng 240 g ma túy). ... Phát hiện đường dây sản xuất khí cười Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ án, Công an tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, trực tiếp là Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an để chỉ đạo và báo cáo Cục CSĐT tội phạm về ma túy Bộ Công an để hướng dẫn về nghiệp vụ. Công an tỉnh Thanh Hóa đã thành lập năm tổ công tác phối hợp với Công an TP Hà Nội, Hải Phòng và công an các xã, phường có liên quan tổ chức bao vây, khám xét khẩn cấp đồng loạt tại ba nhà xưởng các đối tượng thuê và đặt máy móc để sản xuất khí N2O. Tại nhà xưởng thôn Mùi, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội, công an đã phát hiện, thu giữ toàn bộ hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, sang chiết khí N2O; 177 bình kim loại chứa khí nén N2O (mỗi bình chứa khoảng 30 kg khí N2O) tương đương với 5,25 tấn khí; 27 vỏ bình kim loại; khoảng 130 kg nguyên liệu dùng để sản xuất khí N2O và thu giữ khoảng 12 tấn nguyên liệu dùng để sản xuất khí cười. Cơ sở này do Lương Thái Linh cùng Nguyễn Ngọc Bình và Tô Thế Minh Trí (32 tuổi) ở xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc góp vốn mua máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu để vận hành, tự sản xuất khí N2O bán ra thị trường từ tháng 1-2025. Mỗi ngày, cơ sở này sản xuất được khoảng 400 kg khí N2O, bán ra thị trường với giá 300.000 đồng/kg, thu được khoảng 120 triệu đồng/ngày (trừ chi phí mỗi ngày các đối tượng thu lợi khoảng 30 triệu đồng). Từ tháng 3-2025 đến nay, các đối tượng đã sản xuất được khoảng 15 tấn khí N2O bán ra thị trường và thu lợi ước tính trên 2 tỉ đồng. Tại nhà xưởng ở thôn 7, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội do Nguyễn Bảo Lộc làm chủ, lực lượng công an đã thu giữ toàn bộ hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, sang chiết khí N2O; 236 vỏ bình bằng kim loại dùng để chứa khí; 786 thùng nhựa đựng nguyên liệu dùng để sản xuất khí N2O… Từ tháng 3-2025 đến khi bị bắt, các đối tượng đã sản xuất được khoảng 50 tấn khí N2O, bán ra thị trường tiêu thụ tại nhiều tỉnh, TP và thu lợi ước tính trên 4,5 tỉ đồng. Tại cơ sở sản xuất ở thôn Xuân Sen, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội do Nguyễn Bảo Lộc làm chủ (chưa đi vào hoạt động), công an đã thu giữ toàn bộ hệ thống máy móc sản xuất khí N2O đang trong quá trình lắp ráp, hoàn thiện.• Tiếp tục điều tra mở rộng Tổng số vật chứng mà Công an tỉnh Thanh Hóa đã thu giữ gồm 850 bình kim loại, trong đó có 373 bình khí N2O, 477 vỏ bình dùng để chứa khí N2O; tạm giữ 27 tấn và quy trữ 110 tấn nguyên liệu sản xuất khí N2O để xác minh làm rõ nguồn gốc và ba hệ thống dây chuyền, máy móc để sản xuất khí N2O. Hiện Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra mở rộng đường dây sản xuất hàng cấm là khí cười để xử lý nghiêm các đối tượng trước pháp luật. Bên trong một đường dây sản xuất hàng cấm khí cười - N2O bị Công an Thanh Hóa triệt phá. Ảnh: CA Công an TP.HCM lần theo tờ rơi, bắt 2 người cho vay lãi nặng Ngày 18-5, Công an TP.HCM cho biết vừa khởi tố, bắt giam Hoàng Văn Sơn và Nguyễn Tiến Duy (cùng cư trú tại Thanh Oai, Hà Nội) vì hoạt động cho vay lãi nặng tại TP.HCM. Trước đó, từ thông tin trên tờ rơi quảng cáo, Công an TP.HCM đã lần theo manh mối, xác định Sơn và Duy hoạt động cho vay lãi nặng. Điều tra cho thấy hai người này đã sử dụng Facebook và tờ rơi tiếp cận người lao động, sinh viên đang khó khăn về tài chính, cho vay với lãi suất từ 20%-30%/tháng (tương đương 240%-360%/năm). Trong thời gian qua, việc duy trì các đợt ra quân bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM đã cho thấy sự kiên trì và quyết tâm của các cơ quan chức năng, đoàn thể và người dân trong công cuộc lập lại trật tự mỹ quan đô thị. Từ các tờ rơi quảng cáo bẩn, lực lượng Công an TP.HCM đã lần ra manh mối, truy xét, xử lý hàng trăm người liên quan đến hoạt động cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản. Dù vậy, một số cá nhân vẫn tái diễn hành vi dán quảng cáo tại các cột điện, tường nhà dân, hẻm nhỏ với nội dung cho vay tài chính, hút hầm cầu... có dấu hiệu lừa đảo. Phương thức hoạt động cũng thay đổi tinh vi hơn, sử dụng tờ rơi nhỏ như danh thiếp để tránh bị phát hiện. Để giải quyết điều này, Công an TP.HCM đã chỉ đạo công an 273 xã, phường, thị trấn xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ngoài xử phạt hành chính, người dán quảng cáo bẩn còn bị buộc phải tự bóc xóa toàn bộ sản phẩm vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu. Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, giữ gìn cảnh quan đô thị và góp phần phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là tội phạm tín dụng đen, Công an TP.HCM đã tham mưu Ban Chỉ đạo 138 TP ban hành Công văn 3437/UBND-BCĐ138/TP ngày 15-5-2025 về việc đẩy mạnh bóc xóa quảng cáo sai quy định. Ngay trong ngày 15-5, lễ ra quân điểm với chủ đề “Tuổi trẻ TP Bác xung kích xây dựng văn minh, mỹ quan đô thị” đã diễn ra tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM, số 227 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5). Gần 10.000 sinh viên ba trường ĐH cùng đoàn viên quận 1, quận 5 đồng loạt xuống đường bóc xóa quảng cáo sai quy định trên nhiều tuyến đường, con hẻm. NGUYỄN TÂN Công an điều tra vụ 1 người nước ngoài bị đánh hội đồng Ngày 18-5, Công an phường Phạm Ngũ Lão (quận 1) đang phối hợp với Công an TP.HCM địa bàn quận 1 lập hồ sơ, lấy lời khai người liên quan để điều tra vụ nhóm người đánh hội đồng một người nước ngoài. Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền clip một người đàn ông nước ngoài bị nhóm bốn người đàn ông đánh hội đồng. Dù người đàn ông phản kháng, không đánh lại nhưng vẫn bị bốn người này vây đánh tới tấp. Đỉnh điểm, một người đàn ông cầm chai bia chạy tới đập thật mạnh vào người đàn ông nước ngoài nhưng không trúng vào đầu mà trúng vào lưng. Chai bia sau đó văng xuống đường, vỡ nát. Theo ghi nhận, vụ việc xảy ra tại trước một quán bar trên đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, tối 17-5. Những người liên quan trong vụ việc đã được Công an phường Phạm Ngũ Lão đưa về trụ sở để lấy lời khai, xử lý. N.TÂN Nhóm người đánh hội đồng một người đàn ông nước ngoài ở đường Bùi Viện. (Ảnh cắt từ clip) Đây là đường dây sản xuất, buôn bán hàng cấm có quy mô lớn, trên nhiều tỉnh, TP: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh… với phương thức thủ đoạn rất tinh vi.
6 Thời sự - Thứ Hai 19-5-2025 Ý kiến TS ĐINH THẾ HIỂN, chuyên gia kinh tế: Xây dựng pháp luật thành nguồn lực cạnh tranh quốc gia Trong nhiều năm, hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam thường chịu ảnh hưởng bởi tư duy “không quản được thì cấm”. Mô hình mới, công nghệ mới như taxi công nghệ, tiền kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, kinh tế chia sẻ... đều từng bị rơi vào trạng thái “chờ pháp luật” hoặc “thiếu cơ chế”, dẫn đến đình trệ triển khai hoặc không rõ ràng pháp lý. Tư duy này đã tạo nên một vòng luẩn quẩn: Không có luật nên không cho làm - không có thực tiễn nên không có luật - và hệ quả là Việt Nam bị động trong hội nhập và dễ lỡ nhịp phát triển so với thế giới. Nghị quyết 66 thể hiện một bước đột phá chiến lược trong tư duy pháp luật. Tinh thần chủ đạo là thay đổi từ “quản lý - hạn chế - kiểm soát” sang “kiến tạo - mở đường - tạo điều kiện” cho phát triển. Ví dụ: Những công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới khi chưa biết quản lý thế nào thì có thể được thử nghiệm trong không gian và thời gian giới hạn (sandbox). Đồng thời, Nhà nước thay vì cấm kinh doanh mô hình mới nên luật hóa cơ chế thử nghiệm về sandbox, tạm thời cho phép với điều kiện kiểm soát rủi ro, đặt dưới sự giám sát của các nhà quản lý và có các phương án dự phòng rủi ro phù hợp để ngăn hậu quả của sự thất bại mà không ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính quốc gia. Nghị quyết 66 ra đời đã nhấn mạnh cải cách cơ bản về thủ tục pháp lý: Chuyển từ cơ chế cấp phép sang hậu kiểm, công khai - minh bạch - trách nhiệm giải trình. Điều này sẽ giảm quyền tùy tiện của cơ quan quản lý, bảo đảm công bằng pháp lý và khơi thông tiềm năng của người dân, doanh nghiệp. Nghị quyết 66 xác định vai trò của hệ thống pháp luật như một “năng lực mềm” trong cạnh tranh quốc tế. Pháp luật phải có tính minh bạch và dễ tiên liệu. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà khoa học… chỉ yên tâm bỏ vốn, bỏ chất xám nếu họ hiểu luật, đoán được rủi ro và có thể dự báo được phản ứng của Nhà nước trong các tình huống mới. Pháp luật ổn định là nền tảng để hoạch định kế hoạch dài hạn. Đồng thời, một hệ thống pháp luật có khả năng thích ứng với cái mới sẽ tạo ra một không gian thể chế cho đổi mới sáng tạo và phát triển… Luật sư LÊ VĂN HOAN, Đoàn Luật sư TP.HCM: Loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm” Quan điểm cốt lõi và mang tính đột phá thoisu@phapluattp.vn Ngày 18-5, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhìn nhận những chuyển động về mọi mặt trên thế giới vừa tạo thách thức, vừa tạo cơ hội cho tất cả quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết lần này việc cải cách tập trung vào bốn đột phá. Cụ thể, Nghị quyết 57 thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng. Nghị quyết 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) và Nghị quyết 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật. “Đến thời điểm hiện nay có thể gọi bốn nghị quyết nêu trên được coi là “bộ tứ trụ cột” để giúp Việt Nam cất cánh” - theo Tổng Bí thư. Chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển KTTN Nhìn nhận đất nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Việt Nam cần một cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc và đồng bộ, với những đột phá mới về thể chế, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng và tổ chức bộ máy. “Chỉ có cải cách quyết liệt, bền bỉ và hiệu quả mới giúp đất nước ta vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ và hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ xuất, kinh doanh, không mở được DN thì tỉnh làm sao thu được thuế, còn người dân thì rất vất vả” - Tổng Bí thư đánh giá và nhìn nhận đây là bài học đáng suy ngẫm. Tổng Bí thư cho rằng những tỉnh nghèo đều do DN không phát triển được. Vì thực tế, chỉ cần một DN lớn có thể đóng góp hàng chục ngàn tỉ đồng cho nguồn thu của tỉnh… “Nghị quyết 68 đặt nền móng cho sự chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển KTTN: Từ việc “thừa nhận” sang “bảo vệ, khuyến khích, thúc đẩy”, từ “bổ trợ” sang “dẫn dắt phát triển”” - Tổng Bí thư nói và khẳng định đây là sự lựa chọn chiến lược đúng đắn, cấp thiết, mang tầm nhìn dài hạn, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường. Dù vậy, Tổng Bí thư vẫn khẳng định vai trò chủ đạo, dẫn dắt của DN Nhà nước. “Chúng ta nói nhiều về KTTN nhưng không phủ nhận vai trò chủ đạo của DN nhà nước. Tôi cảm nhận có đồng chí băn khoăn nên phải chia sẻ điều này” - ông nói thêm. pháp luật: Chuyển từ tư duy “quản lý” sang “phục vụ”, từ bị động sang chủ động, kiến tạo sự phát triển. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, thi hành pháp luật phải nghiêm minh, công bằng, thực chất. Đặc biệt, phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm giải trình, xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, triệt tiêu các lợi ích cục bộ và đặc quyền nhóm. Về Nghị quyết 59, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là quyết sách đột phá, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, xác định hội nhập là động lực chiến lược để Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới. Đồng sức, đồng lòng, việc gì khó cũng xong Theo Tổng Bí thư, bốn nghị quyết lớn của Bộ Chính trị đã cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Mặc dù mỗi nghị quyết tập trung vào một lĩnh vực trọng yếu, chúng liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện. Tổng Bí thư Tô Lâm: Dám nghĩ lớn, để Việt Nam cất cánh mới” - Tổng Bí thư nói và khẳng định phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn chứ không thể đi theo lối mòn cũ. Đi sâu vào nội dung cụ thể, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết tinh thần cốt lõi nhất của Nghị quyết 68 là phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Quan điểm này theo Tổng Bí thư đã đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức chiến lược về vai trò của khu vực tư nhân từ vị trí thứ yếu trở thành trụ cột phát triển, song hành cùng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tạo thành thế “kiềng ba chân” vững chắc cho nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập thành công”. Tổng Bí thư cũng nói một quận, huyện của Hà Nội, TP.HCM nhưng có thu nhập cao hơn gấp 2-3 lần của một tỉnh, lý do là vì họ dựa vào doanh nghiệp (DN) tư nhân, kinh doanh và dịch vụ… “Có cán bộ nói với tôi phát triển của tỉnh chủ yếu dựa vào xin ngân sách Trung ương, xin kế hoạch. Không thể phụ thuộc như thế được. Tiền trong dân rất nhiều, tiền dân gửi ngân hàng rất nhiều nhưng tỉnh không tiêu được. Người dân không biết sản Chuyển từ tư duy “quản lý” sang “phục vụ” Liên quan đến nội dung đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư khẳng định Nghị quyết 66 là nội dung cốt lõi, nền tảng cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Nghị quyết khẳng định pháp luật không chỉ đơn thuần là công cụ điều chỉnh hành vi xã hội, mà phải được xem là cơ sở tổ chức, vận hành quyền lực nhà nước, là nền tảng vững chắc để bảo vệ quyền con người, quyền công dân và là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. “Pháp luật phải đồng bộ, khả thi, minh bạch, ổn định, lấy thực tiễn phát triển làm thước đo, đồng thời có tính dự báo cao, chủ động dẫn dắt sự phát triển chứ không chỉ chạy theo điều chỉnh” - Tổng Bí thư nói. Đồng thời, ông nhấn mạnh tinh thần cải cách lần này đổi mới căn bản tư duy xây dựng “Nếu không tạo đột phá ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ lỡ mất cơ hội vàng và tụt lại trong cuộc đua toàn cầu.” Tổng Bí thư Tô Lâm Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, thi hành pháp luật phải nghiêm minh, công bằng, thực chất; phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm giải trình… NGUYỄN THẢO - ĐỨC MINH Họ đã nói Không có con đường nào khác… Đất nước muốn tiến nhanh, tiến vững chắc trong kỷ nguyên mới, không có con đường nào khác ngoài con đường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 57 xác định rõ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược, là động lực chủ yếu thúc đẩy hiện đại hóa đất nước, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Ngày 18-5 cũng là ngày khoa học công nghệ của Việt Nam, tôi xin chúc mừng ngành khoa học công nghệ Việt Nam. Chúc mừng các nhà khoa học, giới trí thức, các chuyên gia công nghệ, các doanh ngiệp nhân ngày trọng đại này. Chúc khoa học công nghệ Việt Nam ngày càng phát triển... Tổng Bí thư TÔ LÂM Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu tham quan triển lãm “Những thành tựu trong xây dựng và thực thi pháp luật” và “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân”, trước thềm hội nghị sáng 18-5. Ảnh: PHẠM THẮNG
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==