108-2025

11 Kinh tế - Thứ Hai 19-5-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Tìm hướng ra cho sầu riêng Việt Nam Để giải thế khó cho sầu riêng, Việt Nam cần phải hoàn thiện quy chuẩn trồng trọt và nâng cao chất lượng ngay từ vườn. HẠ QUYÊN Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt kỷ lục 3,2 tỉ USD nhưng hiện đã hết quý I-2025, ngành hàng này mới đạt 98 triệu USD, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chính của sầu riêng Việt Nam, đang siết chặt việc kiểm định chất vàng O và cadimin khiến cho sầu riêng Việt Nam chật vật hơn tại thị trường này. Đáng lo ngại, sầu riêng còn đang vào vụ thu hoạch gây áp lực nặng nề lên chuỗi cung ứng, nhất là khi thị trường vốn chịu nhiều sự cạnh tranh với các quốc gia láng giềng. Để gỡ khó, tìm luồng xanh, theo các chuyên gia, nhà vườn cần phải giải quyết ngay từ khâu chăm sóc tới khi xuất khẩu. Cần quy chuẩn ngay từ vườn Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết để giải quyết thế khó cho sầu riêng, trước hết phải xác định rõ trách nhiệm của người sản xuất. Hiện nay, nông dân hầu như không xét nghiệm đất, nước hay sản phẩm mình làm ra và cũng ít tìm hiểu kỹ các loại phân, thuốc cỏ có chứa chất cấm, chứa cadimin hay vàng O hay không. Do đó, khi xảy ra sự cố cũng khó mà truy được nguyên nhân. Vì thế, tôi cho rằng cần phải quy định bắt buộc người trồng phải xét nghiệm sản phẩm trước khi thu hoạch. Theo đó, nông dân, nhà vườn cần chủ động kiểm định các chất ít nhất nửa tháng trước khi thu hoạch, để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng. Tăng cường lượng phân bón hữu cơ, vi sinh học và giảm lượng phân vô cơ. Thêm vào đó, khi trao đổi với các trung tâm kiểm định, họ chỉ ra chất vàng O không chỉ tồn dư trong quá trình bảo quản, mà còn ở công đoạn phun các hóa chất xử lý nấm bệnh. Vì thế, người trồng sầu riêng cũng cần lưu ý lựa chọn thuốc phù hợp khi xử lý nấm bệnh trên cây. Đối với doanh nghiệp khi thu mua cũng cần phải yêu cầu giấy chứng nhận kiểm nghiệm, giấy này phải theo suốt lô hàng, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng. Có thể nhìn thấy bài học từ Thái Lan, khi họ xử lý rất nhanh, bài bản với hai lớp kiểm soát. Trong đó, nông dân phải xét nghiệp sản phẩm tại vườn, tức là chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình; doanh nghiệp sau thu mua cũng phải kiểm tra lại trước khi xuất khẩu. Nhờ đó, đến khi xuất khẩu, sản phẩm đã được kiểm duyệt kỹ càng, phía nhập khẩu kiểm tra lại thì tỉ lệ không đạt rất ít. Cũng theo ông Mười, về phía Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần phối hợp với Bộ KH&CN để sớm ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sầu riêng để các địa phương có sở quản lý giám sát. Hiện nay, muốn xuất khẩu sầu riêng bền vững phải có hành lang pháp lý và kiểm soát chất lượng từ gốc. Do đó Nhà nước phải có một khung pháp lý trong sản xuất, kinh doanh sầu riêng. Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ có liên quan, tăng cường trao đổi và gỡ khó với Trung Quốc trong vấn đề xuất khẩu hàng hóa, nhất là đàm phán về việc Trung Quốc cần tăng số lượng nhân sự kiểm định chất vàng O và cadimin ở khâu nhập khẩu vào nước này. Lý do là với sản lượng sầu riêng lớn, nếu nước bạn tăng cường nhân sự thì thời gian kiểm định cũng được rút ngắn, từ đó thúc đẩy vấn đề thông quan nhanh hơn. Mở rộng phòng kiểm nghiệm, xanh hóa sầu riêng Cũng liên quan vấn đề trên, ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk, cho biết mới đây, Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cũng đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về các đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành sầu riêng trong bối cảnh hiện nay. Trong đó có nội dung đề xuất về hướng dẫn công khai hoạt động kiểm tra chất lượng của các phòng kiểm nghiệm được phía Trung Quốc phê duyệt. Theo đó, hiệp hội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần chỉ đạo các phòng thí nghiệm tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kết nối, không đứt gãy thông tin với chi phí ổn định và hợp lý, tránh trường hợp độc quyền trục lợi, tạo ra cơ chế “xin-cho”, không công bằng với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để mở thêm nhiều phòng thí nghiệm được phép kiểm tra để doanh nghiệp có nhiều lựa chọn. Bởi hiện nay nhiều phòng liên tục bị thu hồi, dẫn đến việc kiểm nghiệm hàng hóa không được thường xuyên, chậm trễ, không minh bạch, khiến cho các doanh nghiệp trong ngành gặp khó trong việc tìm kiếm, kết nối các phòng thí nghiệm khi có lô hàng xuất khẩu. Ông Trần Văn Thắng, Giám đốc Cần chú trọng thị trường nội địa Theo ông Nguyễn Văn Mười, các doanh nghiệp nên xem thị trường nội địa là thị trường tiềm năng với sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng này, doanh nghiệp cần cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Ông Mười nhấn mạnh các lô hàng sầu riêng xuất khẩu bị trả về do vấn đề an toàn thực phẩm cần được tiêu hủy ngay, không nên bán lại trong nước. Điều này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước, đồng thời góp phần xây dựng thị trường tiêu thụ nội địa lành mạnh. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh đối với Công ty TNHH Nhất Nhất. Theo đó, Công ty TNHH Nhất Nhất (mã số doanh nghiệp 0101983927, do Sở KH&ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 27-6-2006) bị xử phạt với số tiền 200 triệu đồng. Lý do, công ty này đã thực hiện hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về các sản phẩm như sữa rửa mặt Lenka, nước ngậm răng miệng, dung dịch xịt họng, dung dịch xịt họng Nhất Nhất Kid… nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác. Hành vi này vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho biết trong quá trình xử lý, Công ty Nhất Nhất đã tích cực phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và làm giảm hậu quả từ hành vi vi phạm. Công ty đã tiến hành cải chính công khai thông tin gây nhầm lẫn trên các kênh truyền thông chính thức gồm: website https:// nhatnhat.com, kênh YouTube Duocphamnhatnhat và trang Facebook Dược Phẩm Nhất Nhất. AN HIỀN Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Xanh, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk, cho biết chất vàng O hay cadimin trên sầu riêng là những nguyên nhân khiến việc xuất khẩu sầu riêng Việt Nam vẫn chưa được khơi thông trở lại. Do đó, cần khuyến khích canh tác sầu riêng theo hướng VietGAP, hữu cơ, để xuất khẩu bền vững. HTX luôn tuyên truyền đến các thành viên về tác hại của chất vàng O, những sản phẩm phân bón có nguy cơ gây tồn dư kim loại nặng ở trái. Khuyến khích nông dân tăng cường phương pháp canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Để bảo đảm chất lượng sầu riêng xuất khẩu, HTX cũng khuyến khích nông dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học từ cây quế và áp dụng thời gian cách ly trước thu hoạch lên 30 ngày thay vì 15 ngày như trước. Liên quan đến vấn đề kỹ thuật, ông Nguyễn Viết Thanh, một kỹ sư hóa học tại Lâm Đồng, cho biết hiện nay, người trồng sầu riêng đang rất tù mù về cách bón phân và nguồn gốc của chất cấm, nhất là cadimin. Đối với cadimin, thường chất này bị tồn dư trong đất hoặc do quá trình bón phân lân. Một số loại phân lân hiện nay cũng thể hiện hàm lượng cadimin ngay trên bao bì. Trong khi đó, người trồng sầu riêng vẫn chưa có một quy chuẩn nào về trồng trọt sầu riêng, bón phân hàm lượng thế nào, bón loại gì và bón làm sao để không bị tồn dư. Do đó, cần phải nhanh chóng có một quy chuẩn chăm sóc, bón phân, nhất là quy trình, quy chuẩn bón phân cho sầu riêng.• Doanh nghiệp và chuyên gia mong muốn mở rộng thêm các phòng kiểm nghiệm cho sầu riêng trước khi xuất khẩu. Ảnh: THU HÀ Chất vàng O hay cadimin trên sầu riêng là những nguyên nhân khiến việc xuất khẩu sầu riêng Việt Nam vẫn chưa được khơi thông trở lại. Do đó, cần khuyến khích canh tác sầu riêng theo hướng VietGAP, hữu cơ, để xuất khẩu bền vững. Đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng, 1 công ty bị xử phạt 200 triệu đồng Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Ảnh: TH

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==