108-2025

12 Mỗi ngày, thực đơn đều được thay đổi với hơn 30 món ăn luân phiên từ các món mặn như cá kho, thịt rim, canh rau... đến các món chay thanh đạm hay phần tráng miệng nhẹ nhàng. Đời sống xã hội - Thứ Hai 19-5-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn DI LINH Không chỉ là những phần cơm miễn phí, chương trình “Bữa ăn vui vẻ” tại BV Ung bướu TP.HCM đang trở thành điểm tựa tinh thần cho nhiều bệnh nhân khó khăn, góp phần tiếp sức cho hành trình điều trị vốn đã quá nhiều gian nan của họ. Bữa trưa đặc biệt trong bệnh viện 11 giờ trưa, tại khu vực bếp ăn của BV Ung bướu TP.HCM, những phần cơm nóng hổi lần lượt được trao tận tay các bệnh nhân. Trong hàng người đang chờ đến lượt, chị Phạm Thùy Dung (44 tuổi, quê Vĩnh Long) cho biết mỗi ngày được nhận những suất ăn miễn phí, chị rất xúc động và biết ơn sự quan tâm của BV, của cộng đồng. “Mong rằng những suất cơm này sẽ tiếp tục giúp đỡ được nhiều bệnh nhân đang điều trị tại BV” - chị Dung nói. Cách đó không xa, chị Lê Thị Mỹ Phương (47 tuổi, quê Đồng Nai) vừa dùng xong bữa, đang cẩn thận gói trái cây tráng miệng mang về phòng. “Ở đây không chỉ có cơm ngon, mà còn có những ánh mắt ấm áp, những lời hỏi han chân tình làm lòng tôi dịu lại, có thêm niềm tin trong quá trình điều trị” - chị Phương bày tỏ. Trong không gian nhà ăn, tiếng muỗng khua khẽ trên khay inox, tiếng trò chuyện rì rầm, có cả những nụ cười như chấm phá màu sắc tươi tắn vào bức tranh tưởng chừng chỉ toàn gam xám... Đó là có hoàn cảnh khó khăn bằng những bữa ăn đủ dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt thời gian điều trị tại BV. Đây là cách để thể hiện sự quan tâm toàn diện - không chỉ chăm sóc y tế mà còn tiếp thêm tinh thần, động lực cho người bệnh an tâm điều trị” - BS Hiếu chia sẻ. Được biết trước đây, kinh phí duy trì những suất ăn ấm lòng này chủ yếu đến từ sự sẻ chia thầm lặng của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của BV tự nguyện trích tiền túi để quyên góp. Nhưng đến thời điểm hiện tại, nhờ sự đồng hành của các nhà hảo tâm, chương trình đã nhận được nguồn lực hoàn toàn từ cộng đồng, giúp duy trì ổn định và mở rộng quy mô hỗ trợ. Khác với những bữa cơm từ thiện nấu đơn lẻ, “Bữa ăn vui vẻ” được tổ chức ngay tại căn-tin BV. BS Hiếu cho biết căn-tin đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. “BV chủ động phối hợp với căn-tin xây dựng quy trình thực hiện, giám sát trong quá trình cung cấp suất ăn nhằm đảm bảo tối đa an toàn vệ sinh thực phẩm cho bệnh nhân” - BS Hiếu thông tin.• “Bữa ăn vui vẻ” tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM “Bữa ăn vui vẻ” tại BV Ung bướu TP.HCM cung cấp miễn phí 100 suất ăn/ngày, duy trì đều đặn các ngày trong tuần, bao gồm cả thứ Bảy và Chủ nhật. Ban đầu, mỗi ngày BV phát 100 suất ăn miễn phí vào ba ngày/tuần. Tuy nhiên, từ tháng 5 đến nay, nhờ sự đồng hành tích cực của các nhà hảo tâm, BV đã có thể cung cấp 100 suất ăn/ngày, duy trì đều đặn các ngày trong tuần, bao gồm cả thứ Bảy và Chủ nhật. Tính đến thời điểm hiện tại, BV đã trao tặng 1.274 suất ăn miễn phí. Tiêu điểm BV Ung bướu TP.HCM kỳ vọng chương trình tiếp tục được duy trì lâu dài, thường xuyên và ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ, hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều tấm lòng cùng chung tay, để chương trình có thể mở rộng đến tất cả bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại BV. Những bữa cơm tuy nhỏ nhưng là nguồn động viên lớn giúp người bệnh có thêm nghị lực vượt qua bệnh tật, sớm hồi phục và trở về với cuộc sống, gia đình. BS CKII VÕ ĐỨC HIẾU, Phó Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM “Bữa ăn vui vẻ” nằm trong mục tiêu chăm sóc toàn diện bệnh nhân ung thư. khung cảnh quen thuộc vào mỗi bữa trưa khi “Bữa ăn vui vẻ” diễn ra. “Từ ngày bệnh nặng, vợ chồng cứ xoay xở từng bữa. Thời gian gần đây được BV phát cơm miễn phí, tôi đỡ lo hẳn. Bữa nào cũng đủ món, có canh, rau, thịt… Không dám nói ngon như ở nhà nhưng lành, sạch và ấm bụng” - ông Thảo xúc động. Hướng tới chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân Được thực hiện bắt đầu từ tháng 4-2025, chương trình “Bữa ăn vui vẻ” mang đến nhiều bữa ăn miễn phí cho các bệnh nhân tại BV Ung bướu TP.HCM. Bên cạnh đó, chương trình còn hướng đến hỗ trợ bệnh nhân không chỉ về thể chất mà còn tạo thêm động lực tinh thần trong quá trình điều trị kéo dài, đầy gian nan. Mỗi phiếu ăn trị giá 35.000 đồng, các suất ăn không được phát đồng loạt mà cho phép bệnh nhân chủ động chọn món theo sở thích và khẩu vị cá nhân. Theo BS CKII Võ Đức Hiếu, Phó Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, khi bắt đầu triển khai, chương trình ưu tiên các bệnh nhân điều trị nội trú có hoàn cảnh khó khăn. Việc chọn lựa do các khoa lâm sàng rà soát và đề xuất. “Chúng tôi mong muốn góp phần hỗ trợ những bệnh nhân Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu của y học cổ truyền Việt Nam ra quốc tế Ngày 18-5, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam: Thừa kế, sáng tạo và hội nhập quốc tế”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam (2005-2025) và 55 năm ngày truyền thống (1970-2025). 13 đoàn đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia có nền y học cổ truyền phát triển và có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam tham dự hội thảo thể hiện tinh thần hợp tác, gắn bó quốc tế trong lĩnh vực y học cổ truyền, làm sâu sắc thêm vị thế của học viện trên trường quốc tế. Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay ngành y học cổ truyền Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và đổi mới toàn diện hệ thống y tế. Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế đã quan tâm, ban hành các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh, phát triển ngành y học cổ truyền Việt Nam như Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, Chỉ thị 24-CT/ TW ngày 04/7/2008, Kết luận 86-KL/TW ngày 10/7/2024 của Ban Chấp hành Trung ương, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược năm 2024 và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Trước bối cảnh mới, ngành y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chủ trương của Đảng, quy định pháp luật liên quan đến đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng điều trị y dược học cổ truyền để phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế. Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu tham khảo kinh nghiệm quốc tế qua các báo cáo của các nước có truyền thống về y học cổ truyền tại hội thảo khoa học để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam, hướng tới kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề cho bác sĩ y học cổ truyền theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành từ năm 2027. Các đơn vị chủ động đề xuất tư vấn cho Bộ Y tế, Hội đồng Y khoa quốc gia về chuyên môn ở kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề cho bác sĩ y học cổ truyền sắp tới dựa vào thực trạng Việt Nam và kinh nghiệm của các nước đã thực hiện được báo cáo trong hội thảo. Đặc biệt, cần đẩy mạnh kế thừa, bảo tồn và phát triển y học cổ truyền, phát triển dược liệu và thuốc cổ truyền; tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của y học cổ truyền Việt Nam ra quốc tế. PGS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, cho biết hội thảo bao gồm ba phiên làm việc chuyên sâu, với gần 20 báo cáo khoa học chất lượng cao, phản ánh xu thế phát triển, hội nhập và ứng dụng liên ngành của y học cổ truyền của Việt Nam và trên thế giới. Hội thảo với ba phiên chuyên đề: Phiên thứ nhất về đào tạo và lượng giá theo năng lực bác sĩ y học cổ truyền; phiên thứ hai về cập nhật các tiến bộ trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư bằng y học hiện đại, y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và những báo cáo trong nước và quốc tế ở phiên thứ ba. Một số báo cáo nổi bật của các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế như: Báo cáo về định hướng nghiên cứu khoa học về châm cứu trong thế kỷ 21; thực trạng châm cứu và cứu ngải tại Nhật Bản; ứng dụng châm cứu choang y trong điều trị đau nửa đầu; hiệu quả hỗ trợ điều trị của điện châm trong các rối loạn lo âu và trầm cảm tại Hà Nội; hành trình phục hồi nhờ sức mạnh chữa lành của y học cổ truyền; đầu châm trong điều trị migraine - kết quả nghiên cứu chuyên sâu… Các báo cáo mang đến góc nhìn lâm sàng và ứng dụng thực tiễn về phối hợp điều trị hiệu quả, an toàn, cá thể hóa cho bệnh nhân… TX BV phát phiếu“Bữa ăn vui vẻ” cho bệnh nhân tại phòng bệnh. Ảnh: DI LINH

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==