108-2025

6 Thời sự - Thứ Hai 19-5-2025 Ý kiến TS ĐINH THẾ HIỂN, chuyên gia kinh tế: Xây dựng pháp luật thành nguồn lực cạnh tranh quốc gia Trong nhiều năm, hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam thường chịu ảnh hưởng bởi tư duy “không quản được thì cấm”. Mô hình mới, công nghệ mới như taxi công nghệ, tiền kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, kinh tế chia sẻ... đều từng bị rơi vào trạng thái “chờ pháp luật” hoặc “thiếu cơ chế”, dẫn đến đình trệ triển khai hoặc không rõ ràng pháp lý. Tư duy này đã tạo nên một vòng luẩn quẩn: Không có luật nên không cho làm - không có thực tiễn nên không có luật - và hệ quả là Việt Nam bị động trong hội nhập và dễ lỡ nhịp phát triển so với thế giới. Nghị quyết 66 thể hiện một bước đột phá chiến lược trong tư duy pháp luật. Tinh thần chủ đạo là thay đổi từ “quản lý - hạn chế - kiểm soát” sang “kiến tạo - mở đường - tạo điều kiện” cho phát triển. Ví dụ: Những công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới khi chưa biết quản lý thế nào thì có thể được thử nghiệm trong không gian và thời gian giới hạn (sandbox). Đồng thời, Nhà nước thay vì cấm kinh doanh mô hình mới nên luật hóa cơ chế thử nghiệm về sandbox, tạm thời cho phép với điều kiện kiểm soát rủi ro, đặt dưới sự giám sát của các nhà quản lý và có các phương án dự phòng rủi ro phù hợp để ngăn hậu quả của sự thất bại mà không ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính quốc gia. Nghị quyết 66 ra đời đã nhấn mạnh cải cách cơ bản về thủ tục pháp lý: Chuyển từ cơ chế cấp phép sang hậu kiểm, công khai - minh bạch - trách nhiệm giải trình. Điều này sẽ giảm quyền tùy tiện của cơ quan quản lý, bảo đảm công bằng pháp lý và khơi thông tiềm năng của người dân, doanh nghiệp. Nghị quyết 66 xác định vai trò của hệ thống pháp luật như một “năng lực mềm” trong cạnh tranh quốc tế. Pháp luật phải có tính minh bạch và dễ tiên liệu. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà khoa học… chỉ yên tâm bỏ vốn, bỏ chất xám nếu họ hiểu luật, đoán được rủi ro và có thể dự báo được phản ứng của Nhà nước trong các tình huống mới. Pháp luật ổn định là nền tảng để hoạch định kế hoạch dài hạn. Đồng thời, một hệ thống pháp luật có khả năng thích ứng với cái mới sẽ tạo ra một không gian thể chế cho đổi mới sáng tạo và phát triển… Luật sư LÊ VĂN HOAN, Đoàn Luật sư TP.HCM: Loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm” Quan điểm cốt lõi và mang tính đột phá thoisu@phapluattp.vn Ngày 18-5, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhìn nhận những chuyển động về mọi mặt trên thế giới vừa tạo thách thức, vừa tạo cơ hội cho tất cả quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết lần này việc cải cách tập trung vào bốn đột phá. Cụ thể, Nghị quyết 57 thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng. Nghị quyết 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) và Nghị quyết 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật. “Đến thời điểm hiện nay có thể gọi bốn nghị quyết nêu trên được coi là “bộ tứ trụ cột” để giúp Việt Nam cất cánh” - theo Tổng Bí thư. Chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển KTTN Nhìn nhận đất nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Việt Nam cần một cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc và đồng bộ, với những đột phá mới về thể chế, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng và tổ chức bộ máy. “Chỉ có cải cách quyết liệt, bền bỉ và hiệu quả mới giúp đất nước ta vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ và hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ xuất, kinh doanh, không mở được DN thì tỉnh làm sao thu được thuế, còn người dân thì rất vất vả” - Tổng Bí thư đánh giá và nhìn nhận đây là bài học đáng suy ngẫm. Tổng Bí thư cho rằng những tỉnh nghèo đều do DN không phát triển được. Vì thực tế, chỉ cần một DN lớn có thể đóng góp hàng chục ngàn tỉ đồng cho nguồn thu của tỉnh… “Nghị quyết 68 đặt nền móng cho sự chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển KTTN: Từ việc “thừa nhận” sang “bảo vệ, khuyến khích, thúc đẩy”, từ “bổ trợ” sang “dẫn dắt phát triển”” - Tổng Bí thư nói và khẳng định đây là sự lựa chọn chiến lược đúng đắn, cấp thiết, mang tầm nhìn dài hạn, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường. Dù vậy, Tổng Bí thư vẫn khẳng định vai trò chủ đạo, dẫn dắt của DN Nhà nước. “Chúng ta nói nhiều về KTTN nhưng không phủ nhận vai trò chủ đạo của DN nhà nước. Tôi cảm nhận có đồng chí băn khoăn nên phải chia sẻ điều này” - ông nói thêm. pháp luật: Chuyển từ tư duy “quản lý” sang “phục vụ”, từ bị động sang chủ động, kiến tạo sự phát triển. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, thi hành pháp luật phải nghiêm minh, công bằng, thực chất. Đặc biệt, phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm giải trình, xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, triệt tiêu các lợi ích cục bộ và đặc quyền nhóm. Về Nghị quyết 59, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là quyết sách đột phá, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, xác định hội nhập là động lực chiến lược để Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới. Đồng sức, đồng lòng, việc gì khó cũng xong Theo Tổng Bí thư, bốn nghị quyết lớn của Bộ Chính trị đã cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Mặc dù mỗi nghị quyết tập trung vào một lĩnh vực trọng yếu, chúng liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện. Tổng Bí thư Tô Lâm: Dám nghĩ lớn, để Việt Nam cất cánh mới” - Tổng Bí thư nói và khẳng định phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn chứ không thể đi theo lối mòn cũ. Đi sâu vào nội dung cụ thể, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết tinh thần cốt lõi nhất của Nghị quyết 68 là phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Quan điểm này theo Tổng Bí thư đã đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức chiến lược về vai trò của khu vực tư nhân từ vị trí thứ yếu trở thành trụ cột phát triển, song hành cùng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tạo thành thế “kiềng ba chân” vững chắc cho nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập thành công”. Tổng Bí thư cũng nói một quận, huyện của Hà Nội, TP.HCM nhưng có thu nhập cao hơn gấp 2-3 lần của một tỉnh, lý do là vì họ dựa vào doanh nghiệp (DN) tư nhân, kinh doanh và dịch vụ… “Có cán bộ nói với tôi phát triển của tỉnh chủ yếu dựa vào xin ngân sách Trung ương, xin kế hoạch. Không thể phụ thuộc như thế được. Tiền trong dân rất nhiều, tiền dân gửi ngân hàng rất nhiều nhưng tỉnh không tiêu được. Người dân không biết sản Chuyển từ tư duy “quản lý” sang “phục vụ” Liên quan đến nội dung đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư khẳng định Nghị quyết 66 là nội dung cốt lõi, nền tảng cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Nghị quyết khẳng định pháp luật không chỉ đơn thuần là công cụ điều chỉnh hành vi xã hội, mà phải được xem là cơ sở tổ chức, vận hành quyền lực nhà nước, là nền tảng vững chắc để bảo vệ quyền con người, quyền công dân và là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. “Pháp luật phải đồng bộ, khả thi, minh bạch, ổn định, lấy thực tiễn phát triển làm thước đo, đồng thời có tính dự báo cao, chủ động dẫn dắt sự phát triển chứ không chỉ chạy theo điều chỉnh” - Tổng Bí thư nói. Đồng thời, ông nhấn mạnh tinh thần cải cách lần này đổi mới căn bản tư duy xây dựng “Nếu không tạo đột phá ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ lỡ mất cơ hội vàng và tụt lại trong cuộc đua toàn cầu.” Tổng Bí thư Tô Lâm Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, thi hành pháp luật phải nghiêm minh, công bằng, thực chất; phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm giải trình… NGUYỄN THẢO - ĐỨC MINH Họ đã nói Không có con đường nào khác… Đất nước muốn tiến nhanh, tiến vững chắc trong kỷ nguyên mới, không có con đường nào khác ngoài con đường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 57 xác định rõ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược, là động lực chủ yếu thúc đẩy hiện đại hóa đất nước, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Ngày 18-5 cũng là ngày khoa học công nghệ của Việt Nam, tôi xin chúc mừng ngành khoa học công nghệ Việt Nam. Chúc mừng các nhà khoa học, giới trí thức, các chuyên gia công nghệ, các doanh ngiệp nhân ngày trọng đại này. Chúc khoa học công nghệ Việt Nam ngày càng phát triển... Tổng Bí thư TÔ LÂM Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu tham quan triển lãm “Những thành tựu trong xây dựng và thực thi pháp luật” và “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân”, trước thềm hội nghị sáng 18-5. Ảnh: PHẠM THẮNG

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==