9 kinhtedothi@phapluattp.vn Thời gian qua, dù nhà ga T3 đã đi vào khai thác nhưng các phương tiện từ hướng Trường Chinh - Cộng Hòa vẫn chưa thể rẽ trái trực tiếp vào đường C12 để đến ga, điều này khiến các phương tiện phải đi đường vòng. Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm ùn tắc giao thông và tăng cường khả năng kết nối tại khu vực giao lộ Cộng Hòa - C12, quận Tân Bình. Sở Xây dựng đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ nghiên cứu phương án tổ chức lại giao thông tại khu vực giao lộ Cộng Hòa - C12. Sở Xây dựng sẽ xem xét mở thêm lối rẽ trái cho phương tiện từ đường Cộng Hòa (hướng từ đường Trường Chinh đến) vào đường C12, thêm lối di chuyển vào nhà ga T3. Dự kiến việc thi công và hoàn thành hạng mục mở lối này sẽ được tiến hành trong tháng 6-2025. Hoàng Hoa Thám. Tuy nhiên, kể từ khi nhà ga T3 đi vào hoạt động và có quy định cấm rẽ trái dưới chân cầu vượt, anh buộc phải quay đầu, vòng vèo thêm hơn 3 km để về nhà. “Lộ trình cũ thuận tiện bao nhiêu thì giờ đây lại rối rắm bấy nhiêu. Đường đông, thời gian di chuyển lâu mà chỉ cần không để ý là dễ bị phạt. Trong khi đường mới rộng rãi, khang trang mà không cho xe lưu thông, tôi cũng không hiểu lắm” - anh Cẩn bức xúc nói. Tương tự, chị Thùy Minh, cư dân sống trên đường Hoàng Hoa Thám, cạnh đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, chia sẻ dù chỉ cách đường nối vài trăm mét nhưng chị phải đi vòng gần 2 km để về nhà vì không thể rẽ trái. Chị phải đi hết cầu vượt, đến giao lộ gần đường Trường Chinh mới có thể quay đầu về Hoàng Hoa Thám. Hoặc người dân giữ lộ trình di chuyển trên đường Cộng Hòa để đi vào Hoàng Hoa Thám như trước đây, không đi qua đường nối mới. “Việc thực hiện phân luồng quá gấp gáp, thiếu biển báo từ xa, chưa có lộ trình hướng dẫn cụ thể thay thế cho xe máy, đã khiến nhiều người dân rơi vào cảnh bối rối, bất tiện” - chị Minh nói. Bên cạnh đó, nhiều người dân sinh sống, làm việc tại khu vực này cũng bức xúc khi việc xe máy lưu thông dưới cầu vượt Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa lại bị cấm. Muốn đi vào đường Hoàng Hoa Thám người dân buộc vòng ngược lại đường 18E rồi đi lên cầu vượt. Sẽ rà soát, đánh giá lại Ngoài bất cập cho những người dân sống trong khu vực, việc phân luồng mới còn dẫn đến hàng loạt xe máy đi vào đường cấm. Theo ghi nhận của PV, tại khu vực chân cầu vượt Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, nơi tiếp giáp trực tiếp với nhà ga T3, cơ quan chức năng đã cắm biển báo: “Lối vào nhà ga T3. Cấm các phương tiện xe hai và ba bánh lưu thông”, các biển cấm rẽ trái, cấm đi thẳng đối với xe máy cũng được đặt dọc tuyến đường dẫn vào ga. Bên cạnh đó, dưới chân cầu vượt Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa còn có ĐÀO TRANG - NHƯ NGỌC Từ ngày 17-5, nhà ga T3 - dự án trọng điểm nâng cao năng lực khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất - chính thức tiếp nhận toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines. Hạ tầng giao thông quanh khu vực ga mới đã cơ bản hoàn thiện, ô tô lưu thông ổn định, tuy nhiên tình trạng lưu thông hỗn loạn vẫn diễn ra do người đi xe máy lúng túng trong cách phân luồng giao thông mới, đột ngột. Theo đó, bất cập xảy ra chủ yếu do việc phân luồng ô tô từ đường 18E hoặc đoạn nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được phép di chuyển vào nhà ga T3, riêng xe máy buộc phải quay đầu dưới chân cầu, không được đi thẳng hay rẽ trái vào nhà ga T3 dưới chân cầu vượt Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa. Đi xa hơn 3 km để về nhà Đáng chú ý, nhiều người dân sống và làm việc quanh khu vực nhà ga T3 bày tỏ sự bức xúc vì phải thay đổi lộ trình quen thuộc sau khi tổ chức lại giao thông, dẫn đến quãng đường di chuyển về nhà tăng gấp nhiều lần và phải đi vào các tuyến đường ùn ứ như Cộng Hòa, Trường Chinh... Anh Nguyễn Duy Cẩn (quận Tân Bình) cho biết trước đây anh thường đi về nhà qua hầm chui Phan Thúc Duyện - đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, rồi rẽ trái ra đường Đường vào nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất phát sinh nhiều bất cập một tiểu đảo khá lớn, có gắn biển báo cấm xe máy đi thẳng, cấm rẽ trái. Tuy nhiên, nhiều người điều khiển xe máy không chú ý các biển báo đã vô tình vi phạm. Ghi nhận khoảng 30 phút tại khu vực này, có hàng chục xe máy đi vào đường cấm, một số khác tỏ ra lúng túng khi di chuyển trên đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, đến chân cầu vượt không biết di chuyển trên cầu hay dưới cầu. Anh Trần Thanh Nhã (quận Phú Nhuận), lần đầu di chuyển qua khu vực, không tránh khỏi lúng túng: “Tôi phải dừng lại quan sát và hỏi thăm một số người dân để biết cách đi. Theo tôi, việc phân luồng và đặt biển báo hiện nay là chưa hợp lý, gây bất tiện cho việc di chuyển của người dân trong khu vực”. Trước những bất cập đó, người dân mong muốn các cơ quan chức năng sớm rà soát hệ thống biển báo, linh hoạt hơn trong phương án tổ chức giao thông để giảm bớt áp lực giao thông và tạo điều kiện thuận tiện hơn cho người dân di chuyển qua khu vực sân bay. Ngoài ra, đoạn giao nhau giữa đường 18E và tuyến đường nối từ trung tâm TP cũng trở thành điểm nóng, nhiều luồng xe giao cắt nhau. Trao đổi với PV ngày 17-5, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết sở đã nắm được thông tin. Tuy nhiên, sở cùng các đơn vị sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá và đề xuất giải pháp để tạo điều kiện đi lại cho người dân.• Trước phản ánh về bất cập trong phương án tổ chức giao thông đường vào nhà ga T3, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đã nắm được thông tin, sẽ theo dõi, đánh giá và đề xuất giải pháp để tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi. Sở Xây dựng sẽ xem xét mở thêm lối rẽ trái cho phương tiện từ đường Cộng Hòa (hướng từ đường Trường Chinh đến) vào đường C12, thêm lối di chuyển vào nhà ga T3. Dự kiến việc thi công và hoàn thành hạng mục mở lối này sẽ được tiến hành trong tháng 6-2025. Các phương tiện di chuyển từ đường 18E thường xuyên giao cắt với luồng xe từ đường Phan Thúc Duyện. Ảnh: PV Mở thêm lối vào nhà ga T3 EVN thí điểm chấm dứt hoạt động điện lực cấp huyện, lập mô hình mới Ngày 17-5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã có văn bản cho phép các Tổng Công ty Điện lực miền triển khai thí điểm mô hình tổ chức mới. Theo đó, EVN cho phép các Tổng Công ty Điện lực miền thực hiện thí điểm kết thúc hoạt động điện lực cấp huyện. Cùng với đó, EVN cũng cho phép thí điểm thành lập đội quản lý điện trực thuộc Công ty Điện lực tỉnh. EVN cho biết việc này là nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương về kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện. Về mô hình hoạt động của đội quản lý điện, đội sẽ có các tổ sản xuất, thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện, kinh doanh bán lẻ điện và có thể sử dụng con dấu, tài khoản. Đội trưởng, đội phó đội quản lý điện được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trưởng phòng, phó trưởng phòng của công ty điện lực tỉnh. Mô hình này được kỳ vọng sẽ tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng. EVN yêu cầu các Tổng Công ty Điện lực miền chủ động quyết định các nội dung cụ thể trong quá trình thí điểm tổ chức và hoạt động của đội quản lý điện theo quy định của pháp luật và quy định của EVN. Đồng thời, báo cáo UBND tỉnh, TP; phối hợp tuyên truyền đến người lao động, khách hàng và các đơn vị liên quan. Dù là thí điểm, EVN nhấn mạnh phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục trên địa bàn quản lý, đảm bảo việc làm và thu nhập người lao động. AN HIỀN EVN cho phép các Tổng Công ty Điện lực miền thực hiện thí điểm kết thúc hoạt động điện lực cấp huyện, đồng thời cho phép thí điểm thành lập Đội quản lý điện trực thuộc Công ty Điện lực tỉnh. Ảnh: EVN Sở Xây dựng sẽ nghiên cứu mở thêm lối rẽ trái ở khu vực này để tạo thuận lợi cho người dân khi di chuyển. Ảnh: PV
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==