109-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Ba 20-5-2025 phapluat@phapluattp.vn CHÂU YẾN Theo phản ánh của ông Châu Văn Ơn (TP Thủ Đức, TP.HCM), trước đây, phía sau đất của ông là đất của ông B. Ông B sử dụng bờ ruộng rộng khoảng 0,5 m của nhà ông để ra đường hẻm. Sau đó, ông B cất nhà ở và tháng 3-1999, ông B tự ý đào một phần đất của nhà ông để đắp một con đường rộng 1,5 m, dài 70 m. Ông Ơn không đồng ý nên tranh chấp xảy ra. Rắc rối chuyện lối đi chung Ngày 27-3-1999, UBND quận 9, TP.HCM ra quyết định giữ nguyên hiện trạng con đường đi trước đây, trả lại hiện trạng ban đầu để ông Ơn sử dụng. Ông B tiếp tục khiếu nại nhưng bị bác đơn, sau đó ông B bán nhà đất đi chỗ khác ở. Theo hồ sơ, ngày 2-7-2001, bà H ký hợp đồng mua bán nhà đất với ông B. Dù vậy, ngày 30-8-2001, ông T đến nhà ông Ơn nói có ý muốn mua lại phần đất của ông B để làm nhà ở nên đề nghị ông Ơn cho sử dụng đường đi chung. Vì ông T là họ hàng nên hai bên thống nhất ký “thỏa thuận đường đi” với nội dung ông Ơn đồng ý cho ông T sử dụng vĩnh viễn một con đường băng qua dài khoảng 70 m, rộng 1,5 m đất. Ông T giao cho ông Ơn 60 triệu đồng để bồi thường hoa lợi trên diện tích dùng làm đường đi. Khi có nhu cầu, ông T sẽ chấp thuận cho ông Ơn làm đường ống nước thải sinh hoạt xuyên qua phía sau ranh đất của ông T. Tuy nhiên, việc làm cống thoát nước không thực hiện được vì sau khi giao tiền ông T không mua miếng đất phía sau nữa, trong khi chủ đất mới lại không cho ông Ơn làm cống. Vì vậy, ông Ơn đã hủy bỏ tờ thỏa thuận và từ đó không cho ông T sử dụng đất của ông làm đường đi. Năm 2004, chồng bà H khởi kiện vì cho rằng ông Ơn chiếm đoạt con đường vào nhà, đến năm 2005 thì rút đơn kiện. Hơn 10 năm sau, tháng 12-2015, bà H lại khởi kiện ông Ơn ra tòa. Theo bà H, vợ chồng bà có nhờ ông T thỏa thuận mở rộng đường đi chung với ông Ơn. Sau đó, ông T và ông Ơn đã ký thỏa thuận đường đi. Ngày 30-9-2001, ông T có viết nội dung đồng ý chuyển phần đường đi này cho gia đình bà H (viết thêm trên giấy thỏa thuận đường đi mà ông Ơn và ông T đã ký - PV). Sau đó, ông T ký giấy xác nhận việc đứng tên mua giùm cho gia đình bà H một phần đất của ông Ơn rộng 1 m, dài khoảng 70 m để mở rộng lối đi vào nhà bà H. Ông T đã thay mặt bà H trả cho ông Ơn 60 triệu đồng… Theo bà H, ông Ơn ngăn cấm gia đình bà sử dụng con đường và xây tường gạch bịt kín con đường đi... nên bà phải khởi kiện ra tòa để giành lối đi. Tòa xử sao? Xử sơ thẩm tháng 7-2024, TAND TP Thủ Đức, TP.HCM đã chấp nhận yêu cầu của bà H, buộc ông Ơn tháo dỡ phần cổng, các tường rào, di dời cây trồng và các vật kiến trúc khác trên phần đường đi chung để mở lại cho gia đình bà H lối đi chung. HĐXX sơ thẩm cho rằng ông T đã đại diện gia đình bà H thỏa thuận đường đi chung với ông Ơn, là thực hiện theo ủy quyền bằng miệng của gia đình bà H và điều này được sự xác nhận của ông T và gia đình bà H nên thỏa thuận đường đi ngày 30-8-2001 giữa ông Ơn với ông T không bị vô hiệu. Tại Điều 4 thỏa thuận ghi khi có nhu cầu, ông T sẽ chấp nhận cho ông Ơn làm đường cống nước thải xuyên qua phía sau ranh đất của ông T. Như vậy, bên ông Ơn chưa có nhu cầu về đường nước thải và trong thỏa thuận chưa xác định rõ diện tích đất sử dụng làm đường thoát nước thải. Từ đó không thể xác định Vụ tranh chấp lối đi chung kéo dài hơn 25 năm Ông Châu Văn Ơn tại lối đi. Ảnh: YC cụ thể quyền sử dụng đất (mà ông Ơn cho rằng là tài sản trao đổi với quyền sử dụng đất làm đường đi) để xác định chênh lệch giá trị nên việc ông Ơn xác định thỏa thuận đường đi là hợp đồng trao đổi tài sản là không có cơ sở. Về thỏa thuận mở đường thoát nước thải, các bên không giao nhận tài sản gì cho nhau và không có thỏa thuận ràng buộc giữa việc cho mở đường thoát nước thải với việc mở đường đi chung. Xét các bên không thỏa thuận việc cho mở đường thoát nước thải là điều kiện ràng buộc để thỏa thuận về đường đi chung có hiệu lực nên việc thực hiện thỏa thuận về đường nước thải được hay không cũng không ảnh hưởng đến thỏa thuận về đường đi chung đã được các bên thực hiện xong... Ông Ơn kháng cáo. Xử phúc thẩm tháng 12-2024, TAND TP.HCM đã bác kháng cáo của ông Ơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.• Theo ông Ơn, bản thỏa thuận đường đi hoàn toàn không có nội dung nào đề cập đến việc mua bán đất. Vì vậy, ông T không có quyền sử hữu hợp pháp, không có quyền chuyển lại cho gia đình bà H quyền sử dụng lối đi này. Thỏa thuận có giá trị với ai? Theo ông Ơn, bản thỏa thuận đường đi hoàn toàn không có nội dung nào đề cập đến việc mua bán đất. Vì vậy, ông T không có quyền sử hữu hợp pháp, không có quyền chuyển lại cho gia đình bà H quyền sử dụng lối đi này. Bên cạnh đó, việc gia đình bà H mua đất xảy ra trước và không có mối liên hệ nào với việc ông và ông T ký thỏa thuận đường đi. Ông không biết chuyện này và do tin tưởng là ông T sẽ mua toàn bộ phần đất phía sau mới ký thỏa thuận. Đặc biệt là giữa bà H và ông không hề có giao dịch gì về lối đi chung. Nếu ông T không thực hiện được thỏa thuận với bà H thì bà H phải khởi kiện ông T mới đúng. Cũng theo ông T, đối với lập luận nếu ông không cho bà H đi lối đi này thì không còn lối đi nào khác nên buộc phải cho bà H đi và tháo dỡ cổng là không thỏa đáng. Bởi nếu bà H muốn có lối đi thì phải thỏa thuận với ông sao cho hợp tình hợp lý... Vì vậy, ông Ơn đã làm đơn đề nghị giám đốc thẩm và TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xác nhận nhận đơn vào ngày 6-3-2025. Như Pháp Luật TP.HCM đưa tin, VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ đưa, nhận hối lộ, buôn lậu ván gỗ xảy ra tại Chi cục Hải quan cảng 2, Công ty Tài Lộc và các đơn vị liên quan. Theo cáo buộc, từ tháng 1-2021 đến tháng 1-2024, bị can Ngô Quang Tuyên (cựu kế toán trưởng) và Nguyễn Tài Lộc (cựu giám đốc Công ty Tài Lộc) sử dụng các pháp nhân trong nhóm Công ty Tài Lộc để khai báo gian dối khối lượng, đơn giá và lập khống bảng kê lâm sản trong hồ sơ khai báo hải quan. Các bị can đã thông quan 13.376 container trong 1.698 tờ khai hải quan mặt hàng gỗ ván bóc từ các loại gỗ keo, bạch đàn, cao su, thông với tổng giá trị hàng buôn lậu là hơn 1.814 tỉ đồng. Số tiền thu lợi bất chính là hơn 210 tỉ đồng. Để được thông quan trái phép, nhóm Công ty Tài Lộc đã thực hiện hành vi hối lộ, chi tiền ngoài cho các công chức, lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng 2. Trong khoảng thời gian từ tháng 7-2022 đến tháng 1-2024, công chức, lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng 2 đã nhận tiền chi ngoài 8,1 tỉ đồng để bỏ qua sai phạm cho nhóm Công ty Tài Lộc. Cụ thể, khi thực hiện dịch vụ hải quan tại cảng cho Công ty Tài Lộc, bị can Nguyễn Quang Long (nhân viên dịch vụ tại cảng) chủ động liên hệ, đề xuất với Trịnh Đăng Tài (người tiếp nhận tờ khai hải quan, công chức bước 2) để Tài nhận phụ trách nhóm Công ty Tài Lộc. Từ đó, giúp nhóm Công ty Tài Lộc được thông quan nhanh và khai báo khối lượng thấp hơn thực tế, ở mức 3538-40 m3. Long đề xuất mức tiền “chi ngoài” cho công chức hải quan với mức 100.000 đồng mỗi tờ khai hải quan và 800.000 đồng cho một container thông quan. Việc này được Nguyễn Tài Lộc, Ngô Quang Tuyên và Tô Thị Thu Hương (cựu phó đội trưởng đội thủ tục) đồng ý. Sau đó, định kỳ hằng tháng, Long tổng hợp, báo cáo tiền “chi ngoài” để Ngô Quang Tuyên chuyển khoản. Sau khi bị can Trịnh Đăng Tài chuyển công tác, tháng 5-2023, bị can Phạm Tùng Dương thay thế, thực hiện thủ tục cho nhóm Công ty Tài Lộc. Khoảng tháng 7-2023, Long có lên gặp Dương xin giảm tiền “thông quan” từ mức 800.000 xuống còn 600.000 đồng cho mỗi container do không cạnh tranh, thu hút được khách hàng. Việc này được Tô Thị Thu Hương đồng ý. Toàn bộ quá trình thay đổi khai báo về khối lượng hải quan và tiền “thông quan” đều được Hương báo cáo với bị can Đặng Hoàng Lân (cựu đội trưởng). Kết quả điều tra làm rõ việc nhận tiền chi ngoài của công chức bước 2 và lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng 2. Theo đó, cán bộ tiếp nhận giải quyết tờ khai (Trịnh Đăng Tài, Phạm Tùng Dương) hưởng toàn bộ tiền tờ khai là 100.000 đồng với mỗi tờ khai và 15% tiền thông quan. Phần tiền thông quan còn lại nộp về cho bà Tô Thị Thu Hương. Bà Hương được hưởng 15% và đưa lên cho Đặng Hoàng Lân. Ông Lân tiếp tục phân chia đối với phần tiền thông quan, nộp cho bị can Nguyễn Thị Thu Hiền (cựu chi cục trưởng) 30%, bị can Vũ Ngân Châu (cựu phó chi cục trưởng phụ trách kiểm hóa) 30%, ông Lân hưởng cá nhân 20% và giữ lại chi cho hoạt động chung của đội thủ tục là 20%. Ngoài việc nhận tiền chi ngoài, đội thủ tục còn có sai phạm trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa. BÙI TRANG Cuộc ngã giá tiền thông quan, kiểm hóa ở Chi cục Hải quan cảng 2 Vụ tranh chấp lối đi chung kéo dài từ năm 1999 đến nay, sau hai cấp xét xử nhưng người trong cuộc vẫn còn nhiều băn khoăn.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==