110-2025

10 Mới đây, Ban điều hành dự án đường bộ 6, thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM đã có báo cáo gửi Sở Xây dựng TP, Sở Tài chính TP về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng bốn tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT. Bốn tuyến đường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm gồm đường Trần Bạch Đằng (ký hiệu R1), đường Tố Hữu (ký hiệu R2), đường Nguyễn Thiện Thành (ký hiệu R3), đường Bùi Thiện Ngộ (kí hiệu R4). Bốn tuyến đường này do Công ty Đại Quang Minh làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ năm 2014 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Tổng chiều dài bốn tuyến đường khoảng 12 km với tổng mức đầu tư 8.256 tỉ đồng. Theo đó, dự án đầu tư xây dựng bốn tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện đã đạt khoảng 88% khối lượng thi công. Tuy nhiên, tiến độ hoàn thành vẫn đang bị chậm do vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) và các thủ tục điều chỉnh dự án chưa được phê duyệt. Theo báo cáo của Ban điều hành dự án đường bộ 6, dự án bốn tuyến đường chính tại Thủ Thiêm được thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), với Quyết định phê duyệt 5872/QĐ-UBND ngày 28-10-2013 và hợp đồng ký kết vào ngày 1-12-2014. Dự án được khởi công từ ngày 15-2-2014, theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong khoảng ba năm, tức vào tháng 2-2017. Tuy nhiên, từ trước tháng 2-2018, dự án phải tạm ngừng thi công do chưa được bàn giao mặt bằng đầy đủ. Đến tháng 11-2023, tuyến đường R3 (đoạn từ nhà thờ Thủ Thiêm đến hầm vượt sông Sài Gòn) mới được bàn giao mặt bằng và nhà đầu tư đã nối lại thi công tại phân đoạn này. Tuy nhiên, các hạng mục còn lại của dự án vẫn chưa thể triển khai do vướng mắc ở nhiều cấp độ. Hiện nay, UBND TP Thủ Đức vẫn chưa hoàn tất công tác GPMB để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà đầu tư. Điều này khiến việc triển khai các hạng mục còn lại bị đình trệ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh dự án đầu tư (bao gồm thời gian thực hiện, thiết kế cơ sở, đề cương và dự toán giám sát nhà nước), vẫn chưa được các cơ quan chức năng thẩm định và trình phê duyệt - một bước quan trọng để đảm bảo quản lý và thi công đúng quy định. Để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại, Ban điều hành dự án đề xuất UBND TP Thủ Đức cần khẩn trương hoàn thành công tác GPMB để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà đầu tư tiếp tục triển khai. Sở Xây dựng TP cần đẩy nhanh quá trình thẩm định điều chỉnh dự án, bao gồm: Thời gian thực hiện, thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư điều chỉnh và đề cương giám sát nhà nước. Việc này nhằm tạo cơ sở pháp lý để ký kết phụ lục hợp đồng và tiếp tục thi công. Dự án bốn tuyến đường chính Thủ Thiêm không chỉ đóng vai trò là trục giao thông huyết mạch trong khu đô thị mới mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu đông TP.HCM. Việc tháo gỡ các nút thắt hiện nay đòi hỏi sự phối hợp nhanh chóng và chặt chẽ giữa các sở, ngành và chính quyền địa phương để dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Trước đó, đại diện Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức cho biết đơn vị có nhiều nỗ lực trong quá trình vận động người dân bàn giao mặt bằng cho dự án. Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, đơn vị đã xin ý kiến cấp trên triển khai phương án cưỡng chế để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, đưa dự án hoàn thành phục vụ người dân. NHƯ NGỌC Bất động sản - Thứ Tư 21-5-2025 batdongsan@phapluattp.vn Đường R1 rào chắn nhiều năm qua, chưa thể đưa vào sử dụng. Ảnh: NN lệ 70% với lãi vay 9%/năm thì tổng dư nợ của các chủ cho thuê nhà này vào khoảng 30.590 tỉ đồng và phải trả lãi vay khoảng 2.753 tỉ đồng/ năm. Do đó, việc cấm sử dụng căn hộ chung cư để cho thuê lưu trú ngắn ngày sẽ gây ra khó khăn lớn cho các chủ sở hữu căn hộ chung cư cho thuê lưu trú ngắn hạn. Do họ bị bồi thường hợp đồng đã ký, mất nguồn khách du lịch, khách vãng lai, làm ảnh hưởng đến việc trả lãi vay, trả nợ ngân hàng. Trước vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng TP hoàn toàn có thể vận dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98 của Quốc hội để thí điểm quản lý mô hình này. “Nếu làm tốt, đây sẽ là một loại hình lưu trú góp phần thúc đẩy du lịch, đồng thời tạo nguồn thu ngân sách đáng kể” - ông Châu nói. Mô hình này không chỉ hấp dẫn giới đầu tư nhỏ lẻ, mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động cung cấp dịch vụ vệ sinh, quản lý, bảo trì căn hộ. Ngoài ra, sự hiện diện của khách lưu trú còn tạo thêm sức tiêu dùng cho các hệ sinh thái kinh doanh xung quanh như ẩm thực, bán lẻ, vận chuyển.• MINH TRÚC Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) vừa có văn bản gửi Cục Kiểm tra văn bản và quản lý xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp), trả lời kiến nghị các vướng mắc bất cập và xử lý về quy định quản lý trong lĩnh vực nhà ở. Cấm cho thuê căn hộ Airbnb là chưa hợp lý Theo đó, trong bản tổng hợp các vướng mắc bất cập và kiến nghị của cục nêu: Quy định tại Luật Nhà ở 2023, các văn bản hướng dẫn thi hành và Công văn 4757 của Bộ Xây dựng đã xác định việc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở là bị nghiêm cấm. Bản chất dịch vụ cho thuê căn hộ theo hình thức Airbnb là người thuê sử dụng căn hộ với mục đích để ở. Pháp luật hiện không có quy định nào để xác định cho thuê ngắn ngày là bao nhiêu ngày, hay cấm chủ sở hữu cho thuê căn hộ của mình. Trên thực tế, hiện nay chủ sở hữu kinh doanh cho thuê căn hộ dài hạn thì không bị cấm mà cho thuê ngắn hạn (dưới 30 ngày) lại bị cấm là chưa hợp lý. Cục Kiểm tra văn bản và quản lý xử lý vi phạm hành chính cũng cho rằng việc cấm cho thuê căn hộ Airbnb là chưa hợp lý. Bởi chủ sở hữu căn hộ không ở thì họ có quyền cho thuê, đây là một trong những quyền tài sản của chủ sở hữu theo quy định tại BLDS. Cục Kiểm tra văn bản và quản lý xử lý vi phạm hành chính cũng cho rằng mô hình cho thuê căn hộ qua hình thức Airbnb thực tế có thể gây phiền hà đến các cư dân khác nhưng thay vì cấm thì cần có giải pháp để quản lý. Ví dụ như chủ nhà phải đăng ký kinh doanh, đáp ứng các điều kiện về đảm bảo an ninh trật tự và PCCC, không để ảnh hưởng đến cộng đồng trong chung cư. Từ phân tích nói trên, Cục Kiểm tra văn bản và quản lý xử lý vi phạm hành chính đề xuất hướng xử lý. Theo đó, các cơ quan chức năng nên có những biện pháp tổng thể như ban hành các quy định pháp luật cụ thể trong quản lý nhà chung cư về hoạt động kinh doanh lưu trú ngắn ngày. Trường hợp tiếp tục cấm hoạt động kinh doanh lưu trú ngắn hạn tại các dự án chung cư, các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể cân nhắc những chế tài có tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm. Bộ Xây dựng cho biết sẽ rà soát quy định hiện hành liên quan đến mô hình Airbnb. Ảnh: MT Vận dụng Nghị quyết 98 để thí điểm quản lý mô hình này Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại 24 khu nhà chung cư, tòa nhà chung cư ở một số quận và TP Thủ Đức, hiện có đến 8.740 căn hộ cho thuê lưu trú ngắn hạn theo ứng dụng Airbnb, tổng giá trị đầu tư khoảng 43.700 tỉ đồng (tương đương 1,74 tỉ USD). Nếu vay tín dụng theo tỉ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới Liên quan đến kiến nghị trên, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết hiện nay việc quản lý sử dụng nhà chung cư được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Cục ghi nhận và sẽ nghiên cứu, rà soát để báo cáo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Trước ý kiến cho rằng chưa đủ cơ sở để cấm cho thuê căn hộ ngắn ngày (Airbnb), Bộ Xây dựng cho biết sẽ rà soát quy định hiện hành liên quan đến mô hình này. 11 năm chưa làm xong 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm Chưa đủ cơ sở cấm cho thuê căn hộ ngắn ngày

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==