110-2025

4 Thời sự - Thứ Tư 21-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Sáng 20-5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung đáng quan tâm là việc luật hóa các quy định xử lý nợ xấu và điều chỉnh thẩm quyền cho vay đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Nợ xấu đang gây sức ép lớn đến hệ thống ngân hàng Trình bày tờ trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết mặc dù đã có nhiều biện pháp kiểm soát, nợ xấu trong hệ thống tín dụng vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Tình hình này gây sức ép lớn đến hoạt động ngân hàng, đề xuất này nhằm rút ngắn quy trình, đảm bảo phản ứng nhanh trong bối cảnh khẩn cấp, tăng tính chủ động cho NHNN và đảm bảo an ninh hệ thống tổ chức tín dụng. Đề xuất nói trên cũng được đánh giá là phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền trong cải cách hành chính và được nhiều cơ quan chức năng thống nhất ủng hộ. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng đã chỉ đạo NHNN nghiên cứu và đề xuất quy định mới này tại dự án luật. hạn chế tiêu cực trong thực thi chính sách. Cần làm rõ tiêu chí, điều kiện cho vay đặc biệt Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi nhấn mạnh sự cần thiết ban hành luật nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan, hợp hiến và khả thi trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Về việc luật hóa ba chính sách tại Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, ông Mãi cho hay Ủy ban Kinh tế và Tài chính đồng tình với giải trình của Chính phủ nhưng cũng cảnh báo nguy cơ tổ chức tín dụng lợi dụng quyền thu giữ tài sản bảo đảm để nới lỏng điều kiện cho vay, dẫn đến cấp tín dụng sai quy định. Theo đó, cơ quan thẩm tra kiến nghị quy định rõ các điều kiện để thu giữ tài sản bảo đảm, vai trò hỗ trợ của UBND và công an cấp xã nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình thu giữ, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Về cơ chế cho vay đặc biệt với lãi suất 0% và không có tài sản bảo đảm, cơ quan thẩm tra đồng tình với đề xuất chuyển thẩm quyền quyết định từ Thủ tướng Chính phủ sang NHNN Việt Nam. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị quy định rõ ràng tiêu chí, điều kiện cho vay, trình tự thủ tục và cơ chế kiểm soát để phòng ngừa rủi ro và tổn thất. Đồng thời, cần sửa đổi các quy định liên quan để đồng bộ với thẩm quyền mới của NHNN.• Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: LONG HỔ Sáng 20-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp. Những sửa đổi này, theo tờ trình của Chính phủ, vừa nhằm đáp ứng các yêu cầu của quốc tế vừa để phù hợp với những diễn biến mới trong thúc đẩy kinh tế. Đại biểu (ĐB) Phan Đức Hiếu (Thái Bình) có ba ý kiến, trong đó đáng chú ý là đề xuất về độ tuổi được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. Theo ĐB Hiếu, quy định tại Luật Doanh nghiệp đang hiện hành chỉ cho người 18 tuổi trở lên được góp vốn thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên ông đề nghị hạ độ tuổi này để người 16 tuổi cũng được góp vốn thành lập doanh nghiệp. ĐB Hiếu lý giải: “Hệ thống pháp luật hiện hành quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi, người đủ 15 tuổi thì đã đủ tuổi lao động. Người 18 tuổi mới có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng người từ 15 tuổi trở lên cũng đã được đứng ra ký và chịu trách nhiệm về các giao dịch dân sự. Vì vậy, quy định người 16 tuổi có quyền góp vốn và tham gia thành lập doanh nghiệp là phù hợp các quy định của luật pháp hiện hành”. ĐB Đồng Ngọc Ba (Bình Định) sau đó trao đổi nói rằng: Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp hiện hành đã phân biệt rất rõ quyền thành lập, quản lý, góp vốn của các chủ thể. Theo ông, luật từ lâu đã không cấm việc góp vốn vào doanh nghiệp, ai có tài sản đều có thể góp vốn. Một số đối tượng bị cấm thành lập, tham gia, góp vốn nhằm để tránh xung đột lợi ích, như: Cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang. Một số luật cũng cấm cán bộ, công chức tham gia doanh nghiệp như Luật Cán bộ, công chức, Luật Phòng, chống tham nhũng… “Còn quy định về quyền góp vốn vào doanh nghiệp nhằm thu hút mọi nguồn lực phát triển. Có thể ý kiến của ĐB Phan Đức Hiếu đề xuất quyền cho người 16 tuổi là quyền tham gia thành lập doanh nghiệp. Đề nghị cân nhắc việc này” - ĐB Đồng Ngọc Ba nói và lưu ý rằng một doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều giao dịch thì người chưa thành niên tham gia cần xem xét. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ĐB Phan Đức Hiếu cho rằng: Nếu theo đề xuất hạ độ tuổi thành lập doanh nghiệp của ông thì sẽ góp phần định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ rất tốt, tăng cơ hội khởi nghiệp, tạo được tinh thần kinh doanh toàn xã hội, góp phần quan trọng triển khai Nghị quyết 68 và các nghị quyết của QH, Chính phủ về kinh tế tư nhân. Cũng về chủ đề tham gia thành lập, điều hành doanh nghiệp, nhiều ĐBQH cũng cho rằng nên mở rộng hơn các quy định để viên chức trong một số lĩnh vực cũng có thể thành lập hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp. ĐB Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá cao dự luật đã mở rộng quyền của viên chức tại cơ sở giáo dục ĐH công lập trong việc góp vốn, quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, quy định này đang mâu thuẫn với Điều 49 dự Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cũng trình trong kỳ họp này. Theo đó, dự Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lại quy định rộng hơn, bao gồm viên chức tại tất cả tổ chức khoa học và công nghệ công lập. “Điều này tạo ra sự thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật. Cũng cần lưu ý rằng không phải mọi cơ sở giáo dục ĐH công lập đều là tổ chức khoa học và công nghệ và ngược lại” - ĐB Nhị Hà nói. Bà Hà kiến nghị điều chỉnh để mở rộng đối tượng phù hợp với dự Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo nhằm tránh chồng chéo, đảm bảo đồng bộ pháp luật, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công lập. NHÓM PV Quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hành chỉ cho người 18 tuổi trở lên được góp vốn thành lập doanh nghiệp. Ảnh minh họa: THUẬN VĂN đặc biệt trong bối cảnh năm 2025 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá” để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ. Chính phủ cho rằng việc luật hóa các quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14, vốn là giải pháp thí điểm xử lý nợ xấu, là cần thiết để đảm bảo tính ổn định, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đồng thời, việc điều chỉnh pháp lý sẽ giúp tổ chức tín dụng tháo gỡ vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm, cải thiện khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp. Thống đốc NHNN cũng cho hay dự luật đề xuất chuyển thẩm quyền quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm từ Thủ tướng Chính phủ về NHNN. Theo bà Hồng, mục tiêu của Cũng theo bà Hồng, việc sửa đổi lần này còn nhằm thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tại các Nghị quyết 27, 66 và 68 của Bộ Chính trị về hoàn thiện thể chế, thúc đẩy kinh tế tư nhân và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong đó, yêu cầu đặt ra là “những gì thực tiễn chứng minh là đúng thì cần được luật hóa”. Chính phủ khẳng định quan điểm xây dựng luật là thể chế hóa chủ trương của Đảng, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và đồng bộ với các văn bản pháp luật liên quan; đồng thời tăng tính khả thi và Về việc kê biên tài sản đang dùng làm tài sản bảo đảm trong các vụ thi hành án, cơ quan thẩm tra nhất trí cần quy định cụ thể để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên thứ ba. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án và tổ chức tín dụng cũng cần được Chính phủ quy định chi tiết. Liên quan đến việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng hoặc tang vật vi phạm hành chính, cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát kỹ để tránh mâu thuẫn pháp lý, nhất là trong các trường hợp tài sản có giá trị lớn hoặc liên quan đến nhiều nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp cần thiết nên giao Chính phủ và TAND Tối cao hướng dẫn cụ thể. Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị quy định rõ ràng tiêu chí, điều kiện cho vay, trình tự thủ tục và cơ chế kiểm soát để phòng ngừa rủi ro và tổn thất. Thẩm quyền cho vay đặc biệt sẽ về Ngân hàng Nhà nước? Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đề xuất chuyển thẩm quyền quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm từ Thủ tướng Chính phủ về Ngân hàng Nhà nước. Đề xuất người từ 16 tuổi được góp vốn, thành lập doanh nghiệp

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==