110-2025

7 Truy tố cựu giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án đưa nhận hối lộ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia, ra trước TAND TP.HCM để xét xử. Các bị can Hoàng Quốc Hùng (cựu giám đốc Trung tâm LLTP), hai cấp dưới Lương Nhân Hòa (cựu phó giám đốc) và Nguyễn Đình Cảnh (cựu phó trưởng Phòng Hành chính tổng hợp) cùng Phạm Quang Hậu (từng là cộng tác viên một công ty luật), bị truy tố tội nhận hối lộ. 14 bị can khác bị truy tố tội nhận hối lộ và bốn bị can bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ. Nhận hối lộ hơn 43 tỉ đồng Theo cáo trạng, bị can Hoàng Quốc Hùng lợi dụng chức vụ, quyền hạn cùng với Phạm Quang Hậu (tài xế riêng trước đây của ông Hùng) nhận hối lộ hơn 43 tỉ đồng để cấp 55.713 phiếu LLTP trái quy định pháp luật. Trong đó, ông Hùng hưởng lợi gần 40 tỉ đồng, Hậu hưởng lợi hơn 4,1 tỉ đồng. Cụ thể, từ tháng 1-2015 đến tháng 7-2023, bị can Hoàng Quốc Hùng là giám đốc Trung tâm LLTP, có thẩm quyền ký hoặc ủy quyền cho cấp dưới ký phiếu LLTP. Đầu năm 2019, ông Hùng nhiều lần được Phạm Quang Hậu nhờ xin cấp phiếu LLTP cho người quen. Do thấy có thể hưởng lợi từ việc này, ông Hùng bàn bạc và thỏa thuận để Hậu làm đầu mối nhận hồ sơ xin cấp phiếu LLTP. Về chi phí, Hậu sẽ tự thỏa thuận với “khách” nhưng phải chi “hoa hồng” cho ông Hùng là 700.000 đồng cho một hồ sơ, một phiếu LLTP. Về cách thức thực hiện, để hợp thức hóa thẩm quyền cấp phiếu LLTP tại trung tâm, ông Hùng hướng dẫn Hậu khi làm hồ sơ thì để trống thông tin nơi thường trú, nơi tạm trú, quá trình cư trú trên tờ khai và sử dụng hộ chiếu thay cho CMND, CCCD vì trên hộ chiếu không thể hiện thông tin này. Ông Hùng yêu cầu Hậu giữ bí mật việc làm dịch vụ và không được liên hệ, thỏa thuận với viên chức tại trung tâm làm dịch vụ cấp phiếu LLTP. Ngoài ra, ông Hùng còn thành lập nhóm trên Zalo, Telegram để chỉ đạo nhân viên của trung tâm phải tiếp nhận các hồ sơ để trống thông tin về nơi cư trú, tạm trú, thường trú. Ông Hùng còn nghiêm cấm viên chức, lao động tại trung tâm trực tiếp làm dịch vụ cấp phiếu LLTP. Sau khi thỏa thuận xong, Hậu móc nối, liên hệ với 11 bị can và một số cá nhân thỏa thuận làm dịch vụ cấp phiếu LLTP. Kết quả điều tra xác định từ tháng 1-2019 đến tháng 7-2023, Hậu trực tiếp giúp sức cho ông Hùng nhận hối lộ hơn 32 tỉ đồng để giải quyết 40.089 hồ sơ cấp phiếu LLTP. Chân rết bất ngờ Dù ông Hùng nghiêm cấm viên chức, người lao động của trung tâm làm dịch vụ cấp phiếu LLTP nhưng bị can Lương Nhân Hòa biết ông Hùng cho Phạm Quang Hậu làm đầu mối trung gian tiếp nhận hồ sơ. Do vậy, ông Hòa liên hệ và thỏa thuận với Hậu để tham gia làm dịch vụ. Sau khi chốt với Hậu, ông Hòa móc nối, thỏa thuận nhận tiền từ nhiều cá nhân để xin cấp phiếu LLTP. Để hưởng lợi cá nhân, ông Hòa thu thêm 50.000-100.000 đồng mỗi hồ sơ. Tổng cộng ông Hòa nhận hối lộ hơn 8 tỉ đồng để giải quyết 10.946 hồ sơ. Trong số tiền này, ông Hòa đưa cho Hậu 7,6 tỉ đồng để Hậu đưa cho ông Hùng. Ông Hòa hưởng lợi cá nhân hơn 547 triệu đồng. Tương tự ông Hòa, bị can Nguyễn Đình Cảnh đã thỏa thuận với Hậu để làm dịch vụ cấp phiếu LLTP. Do Cảnh là cán bộ trung tâm (cùng cơ quan với vợ Hậu) và trước đây có mối quan hệ thân thiết nên Hậu quyết định không hưởng lợi cá nhân đối với hồ sơ dịch vụ của Cảnh. Cơ quan điều tra xác định Cảnh đã nhận hối lộ số tiền 3,5 tỉ đồng để giải quyết 4.678 hồ sơ cấp phiếu LLTP. Trong đó, Cảnh hưởng lợi 233 triệu đồng và đưa cho Hậu 3,2 tỉ đồng để Hậu đưa cho ông Hùng. BÙI TRANG Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 21-5-2025 Các bị can (từ trái qua) Hoàng Quốc Hùng, Lương Nhân Hòa, Nguyễn Đình Cảnh. Ảnh: BCA phapluat@phapluattp.vn phạt tử hình Dự thảo dự kiến bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở BLHS hiện hành: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 114); sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421); gián điệp (Điều 110); vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); tham ô tài sản (Điều 353); nhận hối lộ (Điều 354). Tiêu điểm định điều tra viên là trưởng công an cấp xã hoặc phó trưởng công an cấp xã có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Kiến nghị chung, cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát kỹ lưỡng các quy định của BLTTHS để sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên thuộc cơ quan CSĐT công an cấp tỉnh được bố trí là trưởng công an cấp xã (hoặc phó trưởng công an cấp xã). Việc này nhằm bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, khả thi, đáp ứng yêu cầu giải quyết kịp thời các vụ việc, vụ án xảy ra trên địa bàn cấp xã, theo chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội. NHÓM PHÓNG VIÊN Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: QH cho xã hội, làm hại cho kinh tế đất nước” - theo lời ông Hòa. ĐB Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP.HCM) thì nhấn mạnh: “Tôi đồng ý với việc xem xét, bớt án tử hình trong một số tội danh nhưng bớt cái nào thì phải có nghiên cứu và phải hợp lý, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam”. Tuy nhiên, ông Nghĩa bày tỏ không đồng ý bỏ án tử hình với tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược vì “đây là tội rất nặng, nếu bỏ thì rất vô lý”. Bổ sung hình phạt “nhẹ hơn tử hình, nặng hơn chung thân” Một nội dung đáng chú ý khác, Chính phủ đề xuất để thu hẹp hình phạt tử hình, cần bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án. Điều này vừa bảo đảm cách ly vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm… Theo dự thảo, tù chung thân không xét giảm án là hình phạt tù không thời hạn và không được xem xét giảm hình phạt đã tuyên; trừ trường hợp đặc xá, ân giảm hoặc Luật Đặc xá có quy định khác; được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. ĐB Phạm Văn Hòa đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình cho rõ: Không xét giảm án, không lẽ là ở tù suốt đời? “Tôi đề nghị vẫn phải xét giảm án, căn cứ vào mức độ người phạm tội khắc phục hậu quả, hoàn thành tốt việc chấp hành án” - ông Hòa nêu quan điểm. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho biết xu hướng các nước hiện nay đã bỏ hình phạt tử hình; một số nước giữ nhưng không thi hành, không áp dụng trên thực tế; còn một số nước thay tử hình bằng chung thân hoặc chung thân không xét giảm án. Ủng hộ việc bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án, bà Hoa cho rằng khi bỏ hình phạt tử hình, phải có hình phạt thay thế đảm bảo nghiêm khắc, răn đe cao nhưng vẫn đảm bảo tính nhân đạo. Điều bà Hoa và một số ĐB băn khoăn là với quy định như dự thảo luật, hình phạt tù chung thân không xét giảm án không khác gì hình phạt tù chung thân. Với quan điểm hình phạt tù chung thân không xét giảm án phải “nhẹ hơn tử hình, nặng hơn tù chung thân” - bà Hoa cho rằng quy định về điều kiện giảm án với tù chung thân không xét giảm án phải chặt chẽ và hạn hữu. Nếu không có quy định về điều kiện giảm án, theo bà Hoa, nhiều người phạm tội sẽ có tâm lý bất mãn. “Phải cho người ta tia hy vọng để họ hướng tới cải tạo tốt” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Mai Thị Phương Hoa nhấn mạnh.• và ĐBQH Nguyễn Thanh Sang phát biểu tại nghị trường. Ảnh: QH

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==