110-2025

8 Đô thị - Thứ Tư 21-5-2025 EVNHCMC lưu ý một số khu vực cụ thể cần triển khai như: Các khu vực ngầm hóa lưới điện, khu vực có phần giao giữa lưới nổi và lưới ngầm, các điểm hở tạm thời trong quá trình thi công, nhánh dây/cáp điện đấu nối băng chuyền vào nhà dân… Cùng với đó, kiểm tra kỹ móng và cột điện, đường dây, trạm điện tại các địa bàn xung yếu; các cột điện ở triền dốc, bờ sông; các đường dây mới đưa vào vận hành, trụ góc chịu lực; cột bê tông lâu năm có nguy cơ gây mất an toàn, cột bị rạn nứt không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành. Ngoài ra, các đơn vị cần thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra về an toàn điện và giải pháp an toàn điện đến người dân. Cụ thể như phát tờ rơi, cẩm nang về an toàn điện đến khách hàng, tuyên truyền sâu rộng trong dân đến từng tổ dân phố. EVNHCMC yêu cầu rà soát phương án xử lý sự cố, giải pháp an toàn điện, kiểm tra lưới điện để cắt điện kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Đặc biệt lưu ý khi xảy ra các hiện tượng mưa to, ngập úng, cây xanh ngã, đổ vào đường dây/nhánh dây mắc điện băng ngang đường/hẻm; tủ điện ở các khu vực có thể bị ngập, triều cường, ven sông, ven biển, VIỆT HOA Hiện nay, khu vực Nam Bộ và TP.HCM đã bước vào mùa mưa, đây cũng là thời điểm thường xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông, kênh rạch, bờ biển. Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có kế hoạch đảm bảo an toàn điện trong thời điểm này. Sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai, sự cố bất ngờ Để đảm bảo an toàn điện,EVNHCMC yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tổ chức triển khai nghiêm túc kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của đơn vị. Trong đó, ngành điện TP.HCM quán triệt không để xảy ra tư tưởng chủ quan, lơ là đối với công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai; phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc “3 sẵn sàng” trong việc chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư. Qua đó, sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra, sự cố bất ngờ, đồng thời đảm bảo bám sát các chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế địa bàn. Các đơn vị phải tổ chức kiểm tra, rà soát an toàn mỹ quan lưới điện trước mùa mưa bão năm 2025 và khắc phục kịp thời các nguy cơ có thể xảy ra nguy cơ mất an toàn, mỹ quan. Trong đó, cần cẩu, hàng rào tạm, mái che… gây nguy cơ ảnh hưởng an toàn cho cán bộ, công nhân viên và người dân xung quanh. Đồng thời kiểm tra các thiết bị thông tin liên lạc như máy bộ đàm, máy ghi âm (hoạt động tốt), điện thoại trực - loại cố định để bàn, điện thoại di động (không để hết pin) để đảm bảo thông tin được liên tục, thông suốt, kịp thời. EVNHCMC cũng đã yêu cầu tổ chức diễn tập công tác PCTT&TKCN năm 2025. Trong đó, lưu ý các điểm trọng yếu, tình huống bất ngờ có thể xảy ra như PCCC, cây xanh ngã đổ, triều cường ngập nước, giông lốc, sạt lở, mưa to gió lớn, địa bàn bị chia cắt và các tình huống xử lý đối với các trung tâm điều khiển xa và trạm biến áp không có người trực.• khu vực đê bao. Cắt điện ngay các khu vực bị ngập lụt sâu, ngập úng do xả lũ, lưới điện bị hư hỏng, sự cố rò điện, đứt nhánh dây mắc điện băng ngang đường/hẻm... Các đơn vị cần rà soát vị trí, bản đồ ngập năm 2024 và tình hình thực tế tại địa bàn đơn vị quản lý để có giải pháp tập trung xử lý, theo dõi, ngăn ngừa và ứng phó kịp thời; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, thực hiện các chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, rà soát công tác chuẩn bị, triển khai phù hợp các phương án, chủ động ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hiệu quả. Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn EVNHCMC yêu cầu các đơn vị cần có phương án di chuyển, vận chuyển phù hợp trong sửa chữa vận hành, khắc phục sự cố điện, đặc biệt đối với khu vực thường bị triều cường, ngập nước, thường xảy ra kẹt xe, ùn tắc giao thông. Đồng thời, chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan như Công ty Công viên cây xanh, cơ quan trọng yếu để có phương án xử lý, phối hợp kịp thời; nhanh chóng tái lập đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục. Ngành điện TP.HCM chỉ đạo các đơn vị trong mùa mưa, bão phải đảm bảo trực đủ thành phần, số lượng; lập phương án huy động tăng cường nguồn lực để xử lý kịp thời các tình huống do thiên tai gây ra nhằm đảm bảo an toàn, cung cấp điện liên tục tại các thời điểm khác nhau trong ngày. Công ty Lưới điện cao thế tổ chức tái lập ca trực đối với các trạm biến áp không người trực có nguy cơ bị ảnh hưởng khi có bão đổ bộ. Đối với các trụ sở, kho tàng, bến bãi, nhà cao tầng, công trình đang thi công: Kiểm tra, bố trí, xử lý hợp lý để không xảy ra tình trạng rơi/ ngã các bảng tên, bảng hiệu, tấm bạt, cửa sổ, băng rôn, giàn giáo, Sáng 20-5, mạng xã hội lan truyền đoạn clip nhiều hành khách đi trên tàu metro Cát Linh - Hà Đông phải che ô và tìm cách di chuyển đi chỗ khác vì có nước chảy từ trần tàu xuống. Ngay sau đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoimetro), đơn vị vận hành tuyến metro Cát Linh - Hà Đông, đã có báo cáo thông tin về sự việc trên. Đơn vị này cho hay vào 17 giờ 20 ngày 19-5, một toa tàu trên tuyến metro Cát Linh - Hà Đông bất ngờ gặp sự cố chảy nước từ máy điều hòa không khí, khiến sàn tàu bị ướt và gây bất tiện cho hành khách. Hiện tượng nước từ máy điều hòa chảy xuống xảy ra tại một toa hành khách trên đoàn tàu số 01 đang vận hành trên tuyến 2A. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Hanoimetro đã chỉ đạo Xí nghiệp vận hành tuyến 2A (Xí nghiệp 2A) cử lực lượng có mặt tại hiện trường để kịp thời trao đổi, trấn an hành khách và lau dọn sàn tàu, đảm bảo tiếp tục vận hành trong điều kiện an toàn. Sau khi hoàn thành lộ trình, đoàn tàu được đưa về depot Phú Lương để kiểm tra, xử lý. Báo cáo ban đầu từ Xí nghiệp 2A cho biết nguyên nhân sự cố là do lỗi hệ thống điều khiển điều hòa không khí khiến việc thoát nước không ổn định, dẫn đến tràn nước tại khoang hành khách. Hiện Xí nghiệp 2A đã mời chuyên gia cùng cán bộ kỹ thuật phối hợp khắc phục triệt để sự cố trong ngày 20-5. Ngoài ra, để ngăn ngừa tình huống tương tự tái diễn, Hanoimetro yêu cầu Xí nghiệp 2A tiếp tục phối hợp với chuyên gia rà soát toàn bộ hệ thống kỹ thuật, đặc biệt là các hệ thống điều hòa không khí trên tất cả đoàn tàu tuyến 2A, đảm bảo chất lượng và an toàn kỹ thuật trước khi đưa vào vận hành. Theo đơn vị vận hành, các đoàn tàu và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của tuyến Cát Linh - Hà Đông đã được sản xuất và đưa về Việt Nam từ năm 2017. Do đó, công ty đang xây dựng báo cáo gửi UBND TP Hà Nội đề xuất cho phép lập dự án trùng tu đoàn tàu gắn với đào tạo nhân lực kỹ thuật, nhằm đảm bảo hoạt động vận hành ổn định, lâu dài và nâng cao chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa. “Đây là sự cố hy hữu, không mong muốn. Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi đến quý hành khách vì sự bất tiện do hiện tượng chảy nước gây ra. Công ty cam kết khắc phục trong thời gian sớm nhất và mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ của hành khách đối với Hanoimetro” - đại diện Hanoimetro cho biết. TRỌNG PHÚ Nhiều hành khách phải che dù và di chuyển khỏi khu vực có nước chảy. (Ảnh cắt từ clip) Khuyến cáo của EVNHCMC EVNHCMC khuyến cáo người dân không nên sử dụng thiết bị điện khi tay đang ướt hoặc đứng trong vùng nước ngập. Quan trọng hơn cả là nên sớm kiểm tra và bảo trì hệ thống điện trong nhà trước mùa mưa. Những ổ cắm gần sàn nhà cần được nâng cao và các gia đình nên trang bị thiết bị chống rò điện (RCD/ELCB) để bảo vệ toàn hệ thống. Khi phát hiện dây điện đứt, trụ điện rò điện hoặc có hiện tượng phát sáng bất thường, người dân không nên tự xử lý mà phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 5 m và báo ngay cho tổng đài 1900545454 của EVNHCMC để được hỗ trợ kỹ thuật kịp thời. Đối với các trường hợp ngập cục bộ trong nhà, người dân cần ngắt cầu dao tổng trước khi tiếp cận các thiết bị điện; hạn chế sử dụng máy bơm, quạt điện hoặc các thiết bị có tiếp xúc trực tiếp với nước nếu không có điều kiện cách điện an toàn. Công nhân ngành điện xử lý nhánh cây để đảm bảo an toàn điện mùa mưa, bão. Ảnh: EVNHCMC Ngành điện TP.HCM quán triệt không để xảy ra tư tưởng chủ quan, lơ là đối với công tác phòng, chống, ứng phó với thiên tai. Ngành điện TP.HCM tăng cường an toàn điện mùa mưa, bão TP.HCM bước vào mùa mưa bão, ngành điện TP vừa chỉ đạo các đơn vị có kế hoạch đảm bảo an toàn điện. Xin lỗi vì hành khách phải che dù khi đi metro Cát Linh - Hà Đông

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==