111-2025

12 Đời sống xã hội - Thứ Năm 22-5-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn AN HIỀN Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có báo cáo gửi Bộ Y tế về đánh giá thực trạng quy định hiện hành về chế tài xử phạt đối với vi phạm an toàn thực phẩm, tổng kết thực tiễn về tình hình và kết quả tổ chức thực hiện xử phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với nhóm ngành hàng mà bộ quản lý. Để hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm, bộ này đề xuất bổ sung một số quy định và tăng mức chế tài xử phạt đối với một số vi phạm đang có mức chế tài xử phạt thấp, chưa đủ sức răn đe tại Nghị định 115/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Phạt 2-3 triệu nếu kinh doanh thực phẩm hỏng, mốc Cụ thể, với cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ, hành vi kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc, bụi bẩn hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm khác đang có mức phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất tăng lên mức 2-3 triệu đồng. Trong kinh doanh thức ăn đường phố, các hành vi không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn, có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay đang có mức phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng. tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật đang có mức phạt tiền 1-2 lần giá trị sản phẩm vi phạm, bộ đề xuất tăng mức phạt tiền 2-3 lần giá trị sản phẩm vi phạm. Hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đang có mức phạt tiền 1-3 triệu đồng, bộ này đề xuất tăng mức phạt tiền lên 5-7 triệu đồng. Tăng tiền phạt với vi phạm về truy xuất nguồn gốc, thu hồi thực phẩm Tại Điều 26 của Nghị định 115/2018, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đề xuất tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn. Cụ thể, hiện nay hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm bị phạt tiền 5-7 triệu đồng nhưng bộ đề xuất tăng mức phạt tiền lên 7-10 triệu đồng. Hành vi không thông báo lô sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định đang có mức phạt 7-10 triệu đồng, bộ đề xuất tăng mức phạt lên 10-15 triệu đồng. Hành vi thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn không phù hợp quy định của pháp luật hoặc không đúng nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang có mức phạt 10-15 triệu đồng, bộ này đề xuất tăng mức phạt lên 15-20 triệu đồng.• Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm Đề xuất tăng mức xử phạt đối với một số vi phạm đang có mức chế tài xử phạt thấp, chưa đủ sức răn đe tại Nghị định 115/2018. Trong sáu năm, từ năm 2019 đến 2024, ngành nông nghiệp và môi trường đã thanh tra, kiểm tra gần 230.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản. Trong số đó đã có hơn 18.000 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt hơn 160 tỉ đồng. Tiêu điểm Năm nhóm hành vi vi phạm chủ yếu Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các vi phạm được phát hiện chủ yếu là vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm; vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm. Ngoài ra còn có vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm; vi phạm quy định về sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến thực phẩm… Hành vi kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc, bụi bẩn đang có mức phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất tăng lên mức 2-3 triệu đồng. Ảnh minh họa: XUÂN HOÁT Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng mức chế tài xử phạt này còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Do vậy bộ đề xuất tăng phạt tiền lên mức 2-3 triệu đồng. Đối với hành vi sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn, để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống đang có mức phạt 1-3 triệu đồng, bộ này đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung một số quy định và tăng mức chế tài xử phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm. nâng mức phạt tiền lên 3-5 triệu đồng. Đối với hành vi sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm Đắk Lắk: Hàng chục giếng tự phun trào nước, người dân vui mừng Ngày 21-5, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Châu Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk, cho biết trên địa bàn xã có gần 30 giếng khoan tự phun trào. Theo ông Khánh, giếng tự phun trào tập trung nhiều nhất ở thôn 8, xã Ea M’nang, với khoảng 15 giếng; thôn 2B và thôn Bình Hòa có tổng cộng khoảng 10 giếng; thôn 1A có 3 giếng. Chỉ vào dòng nước trong vắt đang phun trào từ giếng của mình, ông Triệu Văn Doanh (46 tuổi, ngụ thôn Bình Hòa, xã Ea M’nang) cho biết giếng nhà ông tự phun trào mà không cần bất kỳ tác động nào. Theo ông Doanh, năm 2008, gia đình ông thuê thợ khoan giếng để có nước sinh hoạt và tưới hoa màu. Khi khoan đến độ sâu khoảng 40 m, nước bắt đầu phun trào lên mặt đất khiến ông Doanh cũng như thợ khoan cười sảng khoái. “Thợ khoan bất ngờ vì gặp mạch nước mạnh. Tôi rất vui vì không phải lo về chuyện thiếu nước như trước” - ông Doanh nói. Tương tự, ông Phạm Trường Sinh (ngụ thôn 1A, xã Ea M’nang) đang sở hữu một giếng nước tự phun trào trong vườn nhà. Theo ông Sinh, mùa khô năm 2015, ông đầu tư gần 20 triệu đồng thuê thợ khoan giếng để tưới cây và sinh hoạt. Thợ khoan đến độ sâu 46 m thì có nước. Đến mùa mưa năm đó, giếng nước của ông Sinh tự phun trào ào ạt lên mặt đất. Lo ngại nước phun từ giếng gây xói lở, ông Sinh đã lắp 100 m ống dẫn nước từ giếng ra con suối gần nhà. Thời gian qua, chủ nhân của những giếng tự phun trào đã tận dụng nguồn nước dồi dào, hiếm có để tăng gia sản xuất. Điển hình, ông Triệu Văn Doanh lắp ống dẫn nước từ giếng ra hai sào lúa gần nhà. Nhờ vậy, dù ở vùng cao nhưng ông Doanh dễ dàng canh tác lúa hai vụ, ba vụ bất chấp thời tiết nắng hạn. Đồng thời, ông Doanh cũng chia sẻ nguồn nước, cấp nước cho khoảng bảy sào lúa của những người dân gần nhà mình. Cũng sở hữu giếng nước tự phun trào, thời gian qua, ông Hà Văn Niên (43 tuổi, ngụ thôn Bình Hòa, xã Ea M’nang) luôn đủ nước tưới cho hai sào cây ăn trái trong vườn. Đồng thời, ông Niên cũng cho hàng xóm lắp ống dẫn nước từ giếng của mình sang ao nuôi cá. “Hàng xóm khoan giếng sâu hơn 100 m nhưng chỉ đủ cho sinh hoạt, không đủ cấp cho ao cá. Vì vậy, tôi cho họ dẫn nước từ giếng sang ao để nuôi cá” - ông Niên nói. Theo ông Nguyễn Châu Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ea M’nang, địa bàn xã có suối Ea Tul bao quanh, nguồn nước tương đối ổn định. Ngoài ra, xã Ea M’nang được hưởng lợi từ hồ chứa nước buôn Joong (xã Ea Kpam, cùng huyện Cư M’gar), dung tích hơn 17 triệu m3. Vì vậy, vào mùa mưa, mạch nước ngầm ở các giếng khoan tăng cao, tự phun trào lên bề mặt, gây ra hiện tượng nhiều giếng tự phun trào. “Trên địa bàn toàn xã có xấp xỉ 30 giếng nước tự phun trào. Hiện tượng giếng tự phun trào lặp đi lặp lại vào mùa mưa hằng năm. Khi mùa khô đến, một số giếng phun trào chậm lại hoặc không phun trào nữa” - ông Khánh nói. TIẾN THOẠI Giếng nước của người dân tại xã Ea M’nang tự phun trào. Ảnh: TTR

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==