14 Bạn đọc - Thứ Năm 22-5-2025 bandoc@phapluattp.vn Thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng thể hiện sự chủ động khi nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và mang mẫu đi kiểm nghiệm để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Điều này cho thấy nhận thức pháp luật và sức khỏe cộng đồng đang được nâng cao. Tuy nhiên, sau khi có kết quả kiểm nghiệm, không ít người đã vội vàng công bố thông tin này lên mạng xã hội mà không kiểm chứng tính đại diện của mẫu thử hay hậu quả pháp lý có thể phát sinh. Cụ thể như trường hợp TikToker “Sư Tử Ăn Chay” từng gây xôn xao dư luận khi công bố công khai kết quả kiểm nghiệm sản phẩm kẹo Kera lên mạng xã hội. Mới đây, vụ việc liên quan đến sản phẩm giảm cân của nữ DJ Ngân 98 tiếp tục làm dấy lên nhiều tranh cãi. Cụ thể, dì của Hiền Hana (Hiền Hana là nhân viên của Ngân Collagen) đã mang mẫu sản phẩm giảm cân được cho là của DJ Ngân 98 đi kiểm nghiệm ra kết quả “sản phẩm có chứa chất cấm”, sau đó công khai trên mạng xã hội. Một số bạn đọc thắc mắc về việc pháp luật quy định ra sao về việc công bố kết quả kiểm nghiệm? Cơ quan nào mới có quyền công bố kết quả kiểm nghiệm? Không nên tự ý công bố kết quả kiểm nghiệm Liên quan đến những thắc mắc trên, luật sư (LS) Hoàng Anh Sơn, Đoàn LS TP.HCM, cho biết theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, pháp luật trao nhiều quyền cho người tiêu dùng, trong đó có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và thông tin cá nhân. Nếu nghi ngờ sản phẩm có lỗi hoặc không bảo đảm theo các quy định tại điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020, khoản 4 Điều 23 Nghị định 115/2018. Ngoài ra, Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, trong đó có hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu vi phạm hành vi cấm trên, căn cứ khoản 7 Điều 4 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 75/2019, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền 100-150 triệu đồng và buộc cải chính công khai. Trường hợp nghiêm trọng, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu nhóm thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, nước uống đóng chai.... Bộ Nông nghiệp và Môi trường phụ trách kiểm nghiệm và công bố kết quả đối với thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến (rau, thịt, cá tươi sống...). Bộ Công Thương quản lý và công bố kết quả kiểm nghiệm đối với sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm công nghiệp, đồ uống... được lưu thông trên thị trường. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công Thương cấp tỉnh thực hiện công bố kết quả trong phạm vi địa phương, theo phân cấp và lĩnh vực được giao quản lý. Các kênh hợp pháp để đăng công khai kết quả kiểm nghiệm như cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý chuyên ngành (Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương...); cổng thông tin của ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp trung ương và địa phương; Nếu doanh nghiệp tự công bố kết quả sản phẩm đạt chuẩn thì tự công bố sản phẩm kèm kết quả kiểm nghiệm đạt chuẩn (không vi phạm) trên website của doanh nghiệp; cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW): https://vnsw.gov. vn; cổng thông tin tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Sở Y tế/Sở Công Thương.• Vụ dì của Hiền Hana (nhân viên của Ngân Collagen) kiểm nghiệm sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98 đang thu hút sự quan tâm từ phía dư luận. (Ảnh chụp màn hình) an toàn, người tiêu dùng có quyền mang sản phẩm đi kiểm nghiệm tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần nắm rõ kết quả kiểm nghiệm sản phẩm thường chỉ đại diện cho một mẫu thử nghiệm để cho ra kết quả đó chứ không mang tính đại diện, bao quát cho tất cả sản phẩm. Việc người tiêu dùng tự ý đăng tải kết quả kiểm nghiệm lên mạng xã hội, nếu không chính xác hoặc gây hiểu nhầm, có thể dẫn đến rủi ro pháp lý, bao gồm cả trách nhiệm hành chính, dân sự và hình sự. Cụ thể, theo Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 (quy định về xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng), người nào có hành vi vi phạm quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu đăng tải thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật, có tính chất vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của người khác thì người tiêu dùng có thể bị phạt tiền, bị buộc cải chính thông tin, buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn... khống theo Điều 156 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), với mức án lên đến bảy năm tù. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng còn có thể khởi kiện dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Phản ánh thông tin cần thông qua cơ quan chức năng LS Hoàng Anh Sơn cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng các kênh chính thức để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi nghi ngờ chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng nên thực hiện các bước kiểm nghiệm sản phẩm theo đúng quy trình: Chuẩn bị mẫu sản phẩm, hàng hóa để yêu cầu kiểm nghiệm; liên hệ cơ sở kiểm nghiệm có thẩm quyền để yêu cầu kiểm nghiệm sản Việc phản ánh thông tin cần thông qua cơ quan chức năng, đúng quy trình để tránh rủi ro pháp lý cho chính mình và góp phần xây dựng thị trường tiêu dùng minh bạch, an toàn. Có được đăng tải kết quả kiểm nghiệm sản phẩm lên mạng? Pháp luật cho phép người tiêu dùng được quyền kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm; tuy nhiên không được tự ý công bố kết quả kiểm nghiệm vì đây là thẩm quyền của cơ quan chức năng hoặc của chính doanh nghiệp có sản phẩm đó. HUỲNH THƠ Ngày 21-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết đã tiếp nhận phản ánh và sẽ tiến hành kiểm tra sản phẩm giảm cân liên quan đến Võ Thị Ngọc Ngân (thường gọi là DJ Ngân 98). Theo đó, cơ quan chức năng đang khẩn trương rà soát, kiểm tra và sẽ sớm công bố kết quả đến người tiêu dùng. Trước đó, trên mạng xã hội cuộc tranh cãi giữa Võ Thị Ngọc Ngân (DJ Ngân 98) và Trần Thị Bích Ngân (Ngân Collagen) chủ thương hiệu mỹ phẩm tại Cần Thơ nhanh chóng thu hút sự chú ý. Hai bên tranh cãi xoay quanh việc cạnh tranh bán sản phẩm giảm cân và cáo buộc lẫn nhau về chất lượng hàng hóa, làm dấy lên lo ngại về độ an toàn của các sản phẩm được quảng bá. Trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử đăng bán một số loại thực phẩm bổ sung có tác dụng giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo. Trong đó, có ba sản phẩm giảm cân gồm: Viên uống giảm cân X3 (Super Detox X3), viên uống giảm cân X7 (X7 plus) và viên uống giảm cân X1000. Mỗi sản phẩm này được rao với giá từ vài trăm ngàn đến gần 1 triệu đồng. DI LINH TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98 phẩm. Sau đó, cơ quan nhà nước tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm, bảo đảm các yêu cầu khách quan, chính xác, tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật. Sau khi có kết quả, nếu phát hiện sản phẩm không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, người tiêu dùng cần thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan nhà nước sẽ có chế tài xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm như xử phạt hành chính; thu hồi sản phẩm, tiêu hủy hàng hóa; khởi tố hình sự... Việc phản ánh thông tin cần thông qua cơ quan chức năng, đúng quy trình để tránh rủi ro pháp lý cho chính mình và góp phần xây dựng thị trường tiêu dùng minh bạch, an toàn. Cơ quan nào được công bố kết quả kiểm nghiệm thực phẩm? Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền công bố kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm được phân cấp rõ ràng. Cụ thể, Bộ Y tế, thông qua Cục An toàn thực phẩm, có thẩm quyền công bố kết quả kiểm nghiệm thực phẩm thuộc Hộp thư Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM có nhận được đơn, thư của các bạn đọc: Trần Thiện Toàn (quận 3, TP.HCM) phản ánh về việc bị nợ tiền không trả; Hoàng Hữu Nghĩa (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) phản ánh về việc xây dựng cầu không phép; Dương Văn Lý (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) phản ánh về việc bị chiếm đoạt tài sản; Nguyễn Thanh Liêm (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) phản ánh về việc không đồng ý cưỡng chế thi hành án; Đặng Hữu Cường (quận 12, TP.HCM) phản ánh về việc bị chiếm dụng đất trái phép; Nguyễn Văn Nguyên (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) trình bày về nguyện vọng được xây cất nhà tạm; Phan Văn Hà (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) phản ánh về việc không đồng ý với phán quyết của tòa; Nguyễn Thị Hồng (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phản ánh về việc đất bị thu hồi; Huỳnh Bảo Khánh (quận 7, TP.HCM) phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==