111-2025

3 Thời sự - Thứ Năm 22-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PV Thông tin trên được Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thanh Hải cho biết khi trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND tại phiên họp QH vào sáng 21-5. Rút ngắn còn 22 ngày Theo bà Hải, việc rút ngắn thời gian này nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị là sớm kiện toàn nhân sự bộ máy nhà nước, kịp thời triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. “Dự thảo luật lần này được thiết kế để tạo cơ hội tổ chức kỳ họp đầu tiên của QH khóa XVI sớm nhất là sau 22 ngày kể từ ngày bầu cử (ngày 15-3-2026)” - bà Hải nói. Hiện theo quy định, kỳ họp thứ nhất của QH được tổ chức trong vòng 60 ngày sau ngày bầu cử. Việc rút ngắn còn 22 ngày sẽ giúp rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước cũng như triển khai các quyết sách lớn của Đảng tính từ sau khi bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc. Tuy nhiên, bà Hải lưu ý đây mới là khung thời gian “có thể tổ chức sớm nhất”, còn thời điểm khai mạc kỳ họp thứ nhất vẫn chưa được ấn định cụ thể. Việc tổ chức sớm cũng phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành các khâu trong quy trình bầu cử, đặc biệt là giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người ứng cử và kết quả bầu cử. Bà Hải khẳng định việc rút ngắn quy trình không làm giảm chất lượng công tác bầu cử. Một số bước trong quy trình như nộp hồ sơ ứng cử, hiệp thương… sẽ được điều chỉnh phù hợp để vừa đảm bảo tiến độ, vừa đảm bảo chặt chẽ về pháp lý và tổ chức. Về khu vực bỏ phiếu, một nội dung được nhiều ĐBQH quan tâm thảo luận, bà Hải cho biết vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong QH. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa mới có thể khai mạc sớm hơn Bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15-3-2026 Trong sáng 21-5, sau khi thảo luận ở hội trường, các ĐBQH đã biểu quyết thông qua hai nghị quyết. Cụ thể, nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử ĐBQH khóa XVI và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Theo đó, QH quyết nghị rút ngắn nhiệm kỳ QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ngày bầu cử ĐBQH khóa XVI và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 20262031 là Chủ nhật 15-3-2026. Kỳ họp thứ nhất của QH khóa XVI được triệu tập chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử. Kỳ họp thứ nhất của HĐND nhiệm kỳ 2026-2031 được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử. Theo đề xuất của Chính phủ, dự thảo Nghị quyết của QH về giảm thuế VAT đề xuất giảm 2% thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% (còn 8%). Mức này không áp dụng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng). Thời gian áp dụng từ ngày 1-7-2025 đến hết ngày 31-12-2026. Dự kiến số giảm thu ngân sách trong sáu tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 ngàn tỉ đồng. Trong đó, sáu tháng cuối năm 2025 giảm khoảng 39,54 ngàn tỉ đồng, năm 2026 giảm khoảng 82,2 ngàn tỉ đồng. Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho hay kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XVI có thể được triệu tập sau bầu cử 22 ngày. an cư Người có nhu cầu thì khó đáp ứng điều kiện ĐB Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) cho biết chủ trương đầu tư xây dựng 1 triệu căn NƠXH ở nước ta đến năm 2030 là chủ trương rất được người dân quan tâm, nhất là người lao động có thu nhập thấp. Dù đã triển khai nhiều biện pháp nhưng theo báo cáo của Chính phủ, đến nay mới xây dựng được 15,6% so với kế hoạch đề ra. “Tỉ lệ đạt còn thấp” - ông Ngân nói và khẳng định sự cần thiết phải có cơ chế đặc biệt, đặc thù cho lĩnh vực phát triển NƠXH. Đồng thời, mong Chính phủ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định, quy định hướng dẫn chi tiết để áp dụng trong thực tiễn. Theo ông Ngân, NƠXH hiện nay bao gồm NƠXH và nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mua thuê, thuê mua; nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân. Do đó, Điều 2 dự thảo nghị quyết cần bổ sung thêm nội dung “nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mua, thuê mua và thuê”. Trong khi đó, ĐB Trần Thị Diệu Thúy cho rằng cần làm rõ cơ sở để xác định giá đất không qua đấu thầu. Bởi hiện nay khi có đất, doanh nghiệp phải đấu thầu để hưởng các chính sách xây dựng NƠXH. Về chính sách NƠXH, bà Thúy cho biết điều kiện được hưởng mua NƠXH hiện nay rất khó. Chẳng hạn phải nằm trong nhóm có thu nhập thấp, nếu là công chức thì không thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân… Tuy nhiên, theo bà Thúy, nhu cầu mua NƠXH của công chức TP.HCM rất lớn nhưng lại không thuộc diện hưởng. Lý do là những công chức này đang được hưởng cơ chế tại nghị quyết đặc thù về thu nhập tăng thêm theo nghị quyết của HĐND TP nên trong diện đóng thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, TP.HCM cũng đang gặp khó về nguồn cung NƠXH, nhóm được hưởng cũng khó đạt các tiêu chí, điều kiện đặt ra. “Đề nghị tính lại điều kiện hưởng NƠXH dành cho cán bộ, công chức, người lao động trong Luật Nhà ở hiện nay. Không chỉ ở TP.HCM mà nhiều tỉnh, TP khác có chính sách về thu nhập cũng đang vướng cơ chế này” - bà Thúy nói. Tại phiên thảo luận tổ, có tám ý kiến đề nghị giao thẩm quyền xác định khu vực bỏ phiếu cho UBND cấp tỉnh, trong khi 21 ý kiến đề xuất để UBND cấp xã quyết định. Một số ĐBQH còn cho rằng cần trao quyền cho HĐND hoặc có sự phê duyệt từ cấp cao hơn để đảm bảo thống nhất và phù hợp với thực tiễn của từng địa phương. “Chúng tôi đang nghiên cứu theo hướng trung gian” - bà Hải nói - “tức là việc xác định khu vực bỏ phiếu do UBND cấp xã quyết định nhưng trong trường hợp cần thiết thì UBND cấp tỉnh có quyền điều chỉnh”. Tuy nhiên, bà Hải cũng nhấn mạnh sẽ làm rõ như thế nào là “trường hợp cần thiết” để tránh áp dụng không thống nhất giữa các đơn vị bầu cử. Đây là một điểm mới trong dự thảo luật, xuất phát từ thực tiễn tổ chức bầu cử tại các địa phương trong các nhiệm kỳ trước. Xã hay tỉnh chọn khu vực bỏ phiếu? Trước đó, thảo luận tại hội trường, nhiều ĐBQH cho rằng việc xác định khu vực bỏ phiếu nên để UBND cấp xã quyết định, không cần quy định “trường hợp cần thiết” do UBND cấp tỉnh điều chỉnh. ĐB Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cho rằng việc giao UBND cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu là hợp lý và đủ năng lực. Theo ông, nếu phát sinh tình huống cần điều chỉnh, UBND cấp tỉnh có thể chỉ đạo nhưng không nhất thiết phải trực tiếp ra quyết định. Cùng quan điểm, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nói việc để cấp xã xác định khu vực bỏ phiếu là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh chính quyền cấp huyện đã bị bãi bỏ tại một số địa phương. “Dù sáp nhập xã nhưng địa bàn dân cư, số lượng hộ dân vẫn giữ nguyên. Kinh nghiệm tổ chức bầu cử của cán bộ cấp xã là rất thực tiễn và dày dạn nên không cần quá lo lắng về khả năng xảy ra sai sót” - ông Hòa nhận định. Trái lại, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cho rằng cần giữ quy định mở để xử lý các tình huống thực tiễn phát sinh, nhất là ở các khu vực miền núi. Theo ông Thành, việc để mở khả năng UBND cấp tỉnh điều chỉnh trong các “trường hợp cần thiết” sẽ đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn đa dạng giữa miền núi và đồng bằng.• Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: QUANG PHÚC Tuy nhiên, theo ĐB Ngân, thực tế cho thấy những kỳ giảm thuế vừa qua thu ngân sách đã tăng. “Điều này có nghĩa việc giảm thuế VAT đã tác động đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng” - ông Ngân nhấn mạnh và cho biết để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 thì tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ tiêu dùng phải tăng khoảng 12% trở lên. Đồng tình với ĐB Trần Anh Tuấn, ông Ngân cũng đề nghị cần áp dụng giảm 2% thuế VAT đối với tất cả hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa là khoa học công nghệ. ĐB Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị rà soát các nhóm hàng hóa, dịch vụ được bổ sung thêm vào diện giảm thuế như công nghệ thông tin, hóa chất, dầu mỏ tinh chế, than nhập khẩu... Theo bà Yến, việc này nhằm bảo đảm tính nhất quán và minh bạch trong áp dụng, tránh hiểu nhầm, mâu thuẫn với các nghị quyết trước đây cũng như quy định hiện hành của Luật Thuế VAT. Cũng như ĐB Trần Anh Tuấn, nữ ĐB đoàn Bà RịaVũng Tàu cũng đề nghị bổ sung đánh giá cụ thể về khả năng tăng thu từ các sắc thuế khác nhờ hiệu ứng lan tỏa. “Điều này sẽ chứng minh rằng chính sách giảm thuế không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân đối ngân sách, ngược lại còn hỗ trợ phục hồi sản xuất, tạo nguồn thu bền vững hơn” - bà Yến nói. NHÓM PV Việc rút ngắn quy trình không làm giảm chất lượng công tác bầu cử. Một số bước trong quy trình như nộp hồ sơ ứng cử, hiệp thương… sẽ được điều chỉnh để vừa đảm bảo tiến độ, vừa chặt chẽ về pháp lý và tổ chức.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==