112-2025

12 phòng học tạm và học nhờ/ mượn gần 3.000 phòng. Riêng với các trường mầm non công lập, tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 76,6%, các địa phương bố trí trên 2.500 phòng học nhờ. Giáo viên đạt 1,87 giáo viên/lớp. Từ thực trạng này, Bộ GD&ĐT cho hay việc ban hành nghị quyết sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo cơ hội cho trẻ mẫu giáo các vùng miền trong cả nước được tiếp cận với giáo dục mầm non. Dự thảo đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030. cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết việc phổ cập được triển khai theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và kinh phí. Nhà nước huy động nguồn lực toàn xã hội, đồng thời ưu tiên đầu tư cho các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo Bộ trưởng, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non còn nghèo nàn. Trong đó, tỉ lệ phòng học kiên cố mới đạt 84,8%, còn 0,5% Chính sách hỗ trợ học phí lần này không chỉ áp dụng với hệ thống công lập mà còn mở rộng tới cả các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Đời sống xã hội - Thứ Sáu 23-5-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Sáng 22-5, tiếp tục chương trình kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn, hỗ trợ học phí cho một số đối tượng học sinh, người học. Mở rộng tới cơ sở dân lập, tư thục Theo Bộ trưởng, hiện nay ngân sách nhà nước đã thực hiện chính sách miễn, giảm, không thu học phí đối với một số nhóm đối tượng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ mầm non dưới năm tuổi, học sinh THPT, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục phải đóng học phí. Do đó, dự thảo nghị quyết đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ học phí gồm trẻ em mầm non dưới năm tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục, học sinh THPT, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục. Chính sách hỗ trợ học phí lần này không chỉ áp dụng với hệ thống công lập mà còn mở rộng tới cả các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. “Hiện nay, trẻ mầm non năm tuổi tại các cơ sở dân lập, tư thục, học sinh tiểu học ở các địa bàn không đủ trường công lập, học sinh THCS tại các trường tư thục đang được ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí. Do đó, cần tiếp tục mở rộng hỗ trợ cho người học ở cơ sở giáo dục ngoài công lập nhằm thể hiện tính ưu việt của chính sách, bảo đảm công bằng, khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập và tăng cường xã hội hóa giáo dục” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh. Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đề nghị cơ quan soạn Chính phủ dự kiến bổ sung ngân sách tăng thêm vượt mức 20% tổng chi cho giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, cùng với đó là kết hợp với nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để triển khai chính sách. Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết cơ quan này cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo nghị quyết. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị rà soát đối tượng thụ hưởng của dự thảo nghị quyết, tránh trùng lặp với đối tượng đã được pháp luật quy định để quản lý chặt chẽ nguồn lực đầu tư. Liên quan đến nguồn lực thực hiện, ông Vinh cho biết để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi vào năm 2030, cần nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực rất lớn. Trong đó, tổng dự toán kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện giai đoạn 2026-2030 là hơn 116.000 tỉ đồng. Chính vì vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định lộ trình giai đoạn 2026-2030.• Cả nước hiện có hơn 5,1 triệu trẻ mầm non (có hơn 4,56 triệu trẻ em 3-5 tuổi) đang học tại hơn 15.000 trường và hơn 17.000 cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng khá lớn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi (chủ yếu là trẻ em ở vùng khó khăn, thuộc đối tượng yếu thế) chưa được tiếp cận với giáo dục mầm non, tạo ra sự mất công bằng trong tiếp cận giáo dục. Ngoài ra, có gần 300.000 trẻ em mẫu giáo chưa được đến trường, tập trung tại những nơi khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Tiêu điểm Cô trò Trường THPT Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) trong một giờ học ngoại khóa. Ảnh: HOÀNG GIANG thảo cần đánh giá kỹ khả năng cân đối ngân sách của các địa phương, nhất là các tỉnh còn khó khăn. Đồng thời, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung kinh phí thực hiện hỗ trợ học phí cho người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác vào tổng nhu cầu ngân sách, áp dụng từ năm học 2025-2026. Cơ quan này cũng đề nghị Chính phủ điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để kịp thời triển khai chính sách theo nghị quyết nếu được Quốc hội thông qua. Mục tiêu năm 2030 hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non Cũng trong sáng 22-5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non Đề xuất miễn, hỗ trợ học phí bậc phổ thông, mầm non Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, kể cả tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập... Bộ Nội vụ vừa gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ, trước khi trình Chính phủ ban hành. Theo đó, dự thảo Nghị định quy định về phân cấp, xác định thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ, bao gồm: Chính quyền địa phương; lao động, tiền lương và BHXH; việc làm, an toàn, vệ sinh lao động; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ; người có công; bình đẳng giới; công tác văn thư, lưu trữ nhà nước. Như vậy, ngoài lĩnh vực được giao trước đây, Bộ Nội vụ có thêm các nhiệm vụ khác được chuyển giao từ Bộ LĐ-TB&XH sang. Chẳng hạn, tiền lương khu vực doanh nghiệp, công tác chăm lo cho người có công… Đáng chú ý, Bộ Nội vụ đề xuất danh mục địa bàn cấp xã, tỉnh áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo phân chia 34 tỉnh, thành thay vì 63 tỉnh, thành như trước đây. Mục đích, để áp dụng mức lương tối thiểu theo bốn vùng quy định tại Nghị định 74/2024 và phù hợp với việc sáp nhập các tỉnh, thành. Thêm vào đó, danh mục địa bàn cấp xã áp dụng lương tối thiểu vùng sẽ xác định rõ các đơn vị hành chính cấp xã mới được xếp theo vùng nào để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu đang áp dụng. Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ ban hành nghị định trong tháng 6 và có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2025 để phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. VIẾT LONG Bộ Nội vụ đề xuất sắp xếp lại 4 vùng tính lương tối thiểu sau sáp nhập Tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ học phí, tính theo mức học phí tối thiểu bình quân của ba khu vực, ước tính khoảng 30.600 tỉ đồng. Trong đó, khối công lập cần 28.700 tỉ đồng; khối dân lập, tư thục cần 1.900 tỉ đồng. Mức ngân sách cụ thể sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào tình hình thực tế từng địa phương. Dự kiến từ ngày 1-9-2025, ngân sách nhà nước sẽ thực hiện miễn, không thu, hỗ trợ học phí theo các quy định hiện hành với tổng mức khoảng 22.400 tỉ đồng (21.800 tỉ đồng cho khối công lập và 600 tỉ đồng cho khối dân lập, tư thục). Khi nghị quyết của Quốc hội được thông qua, ngân sách nhà nước sẽ cần bổ sung thêm khoảng 8.200 tỉ đồng. Trong đó, 6.900 tỉ đồng cho khối công lập và 1.300 tỉ đồng cho khối dân lập, tư thục. Ngoài ra, kinh phí dự kiến để miễn, hỗ trợ học phí cho người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác là 774,2 tỉ đồng, với 431.551 học viên.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==